Trẻ ăn nhiều protein có nguy cơ béo phì cao
Những trẻ dưới 5 tuổi ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, ít vitamin sẽ làm tăng nguy cơ béo phì khi lớn lên. Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều muối cũng không tốt cho sức khỏe các bé.
Trẻ ăn nhiều thực phẩm có protein cao làm tăng nguy cơ béo phì – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) thực hiện. Họ cho rằng việc ăn các loại thực phẩm nhiều muối có thể khiến bé quen với khẩu vị đó và sẽ tiếp tục ăn như vậy khi lớn lên. Thói quen ăn uống này sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ, theo Mirror.
Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tăng cường thức ăn có nhiều sắt và vitamin D cho các bé. Mỗi ngày những đứa trẻ cần từ 7 đến 8,5 microgram vitamin D.
Video đang HOT
Các bé có thể bổ sung loại vitamin này khi ăn trứng, cá, cơm, đậu, ngô và một số thực phẩm khác. Tuy nhiên, phần lớn lượng vitamin D mà cơ thể trẻ hấp thụ là nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tốt nhất là nắng sáng sớm.
Lượng protein các nhà khoa học khuyến cáo cần cho trẻ là khoảng 15 g/ngày, trong khi chất xơ là khoảng 8 g/ngày. Họ cũng cho rằng trẻ dưới 5 tuổi cần trung bình mỗi ngày khoảng 970 calorie. Nếu vượt quá ngưỡng này, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
Việc thiếu chất sắt cũng có thể gây ra các vấn đề về tim, phổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu tiến hành phân ích dữ liệu của 2.336 trẻ em ở Anh, được công bố trên British Journal of Nutrition.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Trẻ uống quá nhiều sữa có nguy cơ bị béo phì, tiểu đường
Tình trạng béo phì của trẻ ở tuổi tập đi tại Anh đang trở thành mối lo ngại khi các bậc cha mẹ cho chúng uống quá nhiều sữa, theo dailymail.
Trẻ ở tuổi tập đi ở Anh tiêu thụ lượng protein nhiều hơn mức yêu cầu - Ảnh: shutterstock
Một nghiên cứu về dinh dưỡng cho hay, 99,9% trẻ em dưới hai tuổi tại Anh Quốc mỗi ngày tiêu thụ một lượng protein cao gần gấp ba lần mức khuyến cáo. Điều này dẫn tới nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như huyết áp, tim, và bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà khoa học cảnh báo, chế độ ăn uống của trẻ quyết định tương lai của chúng, những đứa trẻ béo phì có thể trở thành những người lớn béo phì. Một phần năm trẻ em bị thừa cân khi bắt đầu học tiểu học, và 1/3 trẻ bị thừa cân khi chuẩn bị vào trường trung học. Các chuyên gia lo ngại rằng nếu cha mẹ tiếp tục cung cấp quá nhiều dinh dưỡng cho con ngay từ nhỏ, cuộc khủng hoảng về sức khỏe sẽ còn tồi tệ hơn.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học London, Oxford và Bristol cho biết trẻ nhỏ tiêu thụ lượng protein cao vì cha mẹ đang cho trẻ dùng quá nhiều sữa, sữa chua và các sản phẩm từ sữa trong khi lượng chất xơ lại thiếu hụt trầm trọng. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa bò hay sữa công thức. Dịch vụ Y tế Quốc tế (NHS) đưa ra lời khuyên không nên cho trẻ uống trên 600ml sữa bò và sữa công thức mỗi ngày.
Ông Hayley Syrad, thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Hành vi của Đại học London, cho biết chế độ ăn của trẻ cần được quan tâm, sở thích và thói quen ăn uống sẽ được thiết lập trong hai năm đầu đời, tạo sự ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe.
Tiến sĩ Louis Levy, người đứng đầu Trung tâm khoa học dinh dưỡng Y tế công cộng Anh, khuyên các bậc cha mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống tốt, ăn nhiều trái cây, rau củ, dầu cá, hạn chế thức ăn, đồ uống ngọt, mặn, béo. Ông nói thêm rằng trẻ em từ sáu tháng đến năm tuổi nên uống bổ sung vitamin hằng ngày.
Mỹ Linh
Theo Thanhnien
Thực phẩm tăng cường miễn dịch Thời tiết giao mùa thường dễ mắc nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh. Đây là thời điểm cần tăng cường hệ miễn dịch bằng một số thực phẩm đi kèm với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm sẽ phần nào giúp bạn có một sức khỏe tốt: Các loại cá giàu axit béo omega-3...