Trật khớp, bong gân – Chấn thương nhỏ, di chứng lớn
Trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, mọi người đều trở nên vội vã, tất bật hơn. Kéo theo đó là sự chủ quan của rất nhiều người đối với vấn đề sức khỏe khi vô tình bị các chấn thương.
Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.
Nguyên nhân và hệ lụy khi bị bong gân, trật khớp
Bong gân thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…
Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Bong gân, trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
Video đang HOT
Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp. Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp…
Giải giáp sơ cứu và điều trị kịp thời
Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải ép khớp bị bong gân lại rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà có cách xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc. Cần nghỉ ngơi, không cử động nhiều nơi bị tổn thương. Song song đó, dùng thuốc chiết xuất từ dược liệu như Đại hồi, Địa liền, Thiên niên kiện, Quế… xoa bóp tại chỗ đau nhiều lần trong ngày là cách giúp máu huyết lưu thông, làm tan máu bầm, giảm phù nề… từ đó loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức do trật khớp, bong gân.
Theo TPO
Trật khớp, bong gân: chấn thương nhỏ, hậu quả lớn
Trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, mọi người đều trở nên vội vã, tất bật hơn. Kéo theo đó là sự chủ quan của rất nhiều người đối với vấn đề sức khỏe khi vô tình bị các chấn thương. Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.
Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau
Nguyên nhân và hệ lụy khi bị bong gân, trật khớp
Bong gân thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót... từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai...
Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Bong gân, trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp. Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương. Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn... Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp...
Giải giáp sơ cứu và điều trị kịp thời
Ngay sau chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải ép khớp bị bong gân lại rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà có cách xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc. Cần nghỉ ngơi, không cử động nhiều nơi bị tổn thương. Song song đó, dùng thuốc chiết xuất từ dược liệu như Đại hồi, Địa liền, Thiên niên kiện, Quế... xoa bóp tại chỗ đau nhiều lần trong ngày là cách giúp máu huyết lưu thông, làm tan máu bầm, giảm phù nề... từ đó loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức do trật khớp, bong gân.
Theo tiền phong
20 cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian cực hay ai cũng nên biết Dưới đây là những mẹo dân gian nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi cơ thể bất an. Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị...