Trao tặng nhiều máy tính cho học sinh Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 9/9, thông tin từ Phòng GDĐT quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, Phòng GDĐT quận phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận phấn đấu mỗi tuần có 1 đợt trao thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) trao tặng máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học mới.
Ngày 9/9, thông tin từ Phòng GDĐT quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, Phòng GDĐT quận phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận phấn đấu mỗi tuần có 1 đợt trao thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Theo thống kê của quận Ba Đình, trên địa bàn quận hiện có hơn 100 học sinh trên địa bàn mong muốn được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến.
Từ tình hình thực tế đó, Phòng GDĐT quận Ba Đình vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ ngày 4/9 đến nay thu được gần 300 triệu đồng và gần 20 thiết bị đã qua sử dụng (laptop, iPad) nhưng còn tốt.
Trong đó, có những đơn vị ủng hộ rất cao như: Trường THCS Thăng Long gần 100 triệu đồng và có đơn vị tuy khó khăn nhưng vận động ủng hộ rất đông như: Tiểu học Đại Yên, Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Tiểu học Ba Đình…
Video đang HOT
Ngoài ra, nhiều đơn vị hiệp quản của quận ủng hộ như: Trường Vinschool, Trường TH – THCS – THPT Thực Nghiệm cũng đã tích cực hưởng ứng, hỗ trợ đóng góp. Cùng với đó, cán bộ, lãnh đạo quận cũng tích cực ủng hộ từ tiền cá nhân.
Theo ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình, căn cứ trên hướng dẫn của Sở GDĐT và chỉ đạo của UBND quận, Phòng GDĐT phối hợp với Hội Chữ thập đỏ quận phát động đến các đơn vị, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh việc vận động ủng hộ thiết bị, tiền mặt cũng được các tổ chức, cá nhân gửi về Quỹ của Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình. Sau đó, sử dụng quỹ chuyển khoản cho đơn vị cung cấp thiết bị, Phòng GDĐT quận Ba Đình đã liên hệ với những tập đoàn lớn như: FPT, HT Việt Nam… để tiếp cận nguồn thiết bị.
Linh kiện được trợ giá để lắp ráp máy tính trao tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Ba Đình.
Đến nay, Tập đoàn FPT đã quyết định hỗ trợ, trợ giá 50 bộ máy tính mới với mức giá chỉ khoảng 5 triệu đồng/máy (đã bao gồm đầy đủ thiết bị để học sinh học trực tuyến).
Trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình cho biết : “Đợt nào có thiết bị về sẽ tiến hành trao luôn đợt đó và trao đến khi nào hết nguồn quỹ ủng hộ. Phòng GDĐT cũng như Hội Chữ thập đỏ công khai các khoản đóng góp hàng ngày. Dự kiến trong tuần này, chương trình sẽ trao 50 bộ máy tính đợt 1 và cố gắng mỗi tuần có 1 đợt”.
Theo ông Thuận, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn thiết bị, Phòng GDĐT cũng kêu gọi thêm các tập đoàn, đơn vị với 2 hình thức bán máy mới trợ giá hoặc thanh lý máy tính vẫn sử dụng tốt trong học trực tuyến.
Trước mắt, chương trình ưu tiên trao cho học sinh trên địa bàn quận có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó, nếu còn quỹ thì sẽ hỗ trợ tiếp các đơn vị bạn.
Về công tác xây dựng trường học trực tuyến trong quận Ba Đình, sau 15 chuyên đề tập huấn xây dựng trường học trực tuyến, đặc biệt 5 chuyên đề tập huấn trong tháng 8/2021, đến nay 100% các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn đã xây dựng chương trình học trực tuyến.
“Trước đó, chỉ có 8% các trường sử dụng trường học trực tuyến, còn lại 92% chưa có trường học trực tuyến mà chỉ sử dụng Zoom như công cụ dạy học trực tuyến. Năm học 2021 -2022, 100% các trường trên địa bàn quận đã xây dựng và triển khai tốt trường học trực tuyến. Đây là bước tiến lớn của các trường học trên địa bàn quận Ba Đình nếu so sánh với năm học trước, qua thống kê…”, ông Thuận thông tin.
Đa dạng hình thức ôn tập cho học sinh lớp 9
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội. Trong những ngày ôn tập trực tuyến đầy vất vả, cả thầy cô lẫn học sinh (HS) đều đang căng mình trong dạy và học với mong muốn đạt được kết quả tốt nhất.
Học sinh lớp 9 miệt mài ôn tập trên online.
Vừa ôn tập, vừa phân loại HS Theo cô Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), với gần 500 HS lớp 9, trường đã có phương án để ôn tập trực tuyến, đảm bảo hiệu quả nhất và phù hợp với từng đối tượng HS. Bên cạnh đó, nhà trường luôn phối hợp với phụ huynh để cùng nhắc nhở, quan tâm đến việc học của HS. Với HS trung bình trở xuống, Ban Giám hiệu trường THCS Thăng Long đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phân loại, kèm cặp riêng từng HS để các em có đủ kiến thức đi thi. Hiểu rõ học lực của từng HS, giáo viên chủ nhiệm cũng sát sao với gia đình HS trong việc tư vấn chọn trường, chọn hình thức học phù hợp. Đặc biệt, trường có định hướng nghề nghiệp cho HS lớp 9 từ đầu năm học; việc này giúp HS và phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn cho tương lai.
Cô Nguyễn Thanh Hà cũng cho hay, để chuẩn bị tâm lý thi cử cho HS lớp 9, trước đó, trong đợt thi học kỳ 2, nhà trường đã chia phòng, trộn HS các lớp trong toàn khối 9, đánh số báo danh, gọi vào phòng làm bài kiểm tra dưới sự giám sát của thầy cô giám thị. Trước khi nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trường THCS Thăng Long phối hợp với trường THCS Mạc Đĩnh Chi cùng tổ chức đợt khảo sát cho HS thông qua việc trộn HS khối 9 của 2 trường và làm 4 bài khảo sát tương ứng 4 môn thi vào lớp 10 THPT. "Với cách thức tập dượt kỹ càng như vậy nên HS lớp 9 trường THCS Thăng Long đã ổn định tâm lý, sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới"- Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long cho biết.
Khảo sát trực tuyến rèn tâm lý và kỹ năng làm bài
Ngoài học theo lịch cố định, các nhà trường đều nhắc nhở học sinh chủ động, tự giác làm bài ôn luyện trực tuyến trên hệ thống của trường, Phòng GD&ĐT quận (huyện, thị xã) và của Sở GD&ĐT Hà Nội. Hàng ngày, các thầy cô đều vào hệ thống kiểm tra về số lần làm bài cũng như điểm số đã đạt được của HS để có hình thức nhắc nhở, động viên phù hợp.
"Sau thời gian tập trung ôn luyện, đến nay kiến thức các môn thi của HS đã được hệ thống lại nhiều lần giúp HS vững vàng bước vào kỹ thi" - cô Trần Thị Mỹ Hạnh, giáo viên trường THCS Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết. Tuy nhiên, để giúp HS có tâm lý và kỹ năng tốt khi đi thi, một số trường học đã xây dựng ngân hàng đề online và tổ chức cho HS làm bài khảo sát trực tuyến, giúp HS thêm cơ hội được rèn luyện. "Trong tuần qua, HS lớp 9 trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã lần lượt thực hiện các bài khảo sát Tiếng Anh và Lịch sử, Ngữ văn, Toán theo hình thức trắc nghiệm khách quan qua phần mềm Zoom. Việc làm bài khảo sát này không tính điểm để HS, phụ huynh tự nguyện, tự giác và xem kiến thức của mình, của con nắm được đến đâu. Tuy là khảo sát online nhưng cả phụ huynh, thầy cô giám sát nên tinh thần và tâm lý của các con cũng nghiêm túc, thận trọng hơn, giống như đang thi thật. Tôi rất ủng hộ cách làm của nhà trường" - chị Trần Ngọc Anh, trú tại phường Mỹ Đình, Hà Nội bày tỏ.
Theo thông tin của Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh TP Hà Nội năm học 2021 - 2022 thì kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT tại Hà Nội vẫn giữ nguyên 4 môn thi (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử) và lịch thi là ngày 10 - 11/6. Do dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, HS khối 9 trên địa bàn TP được tổ chức ôn tập online từ ngày 4/5 đến hết ngày 28/5.
Năm nay, dự kiến số học sinh dự xét tốt nghiệp THCS tại Hà Nội khoảng hơn 110.000 (tăng khoảng 6.200 HS so với năm học trước). Từ số liệu này, Sở GD&ĐT đã tính toán và dự kiến điều động hơn 12.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi. Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT trên địa bàn TP đã chọn, giới thiệu các trường THCS đủ tiêu chuẩn đặt làm điểm thi; đồng thời tích cực rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo tổ chức kỳ tuyển sinh an toàn, đúng quy chế.
Ngày 23/5, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường THPT công lập năm học 2021-2022 trên địa bàn.Theo đó, toàn TP có 93.362 học sinh đăng ký dự tuyển, số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 93.254 em, còn lại 108 học sinh chỉ đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của các trường là 67.446 học sinh. Căn cứ vào số lượng học sinh đăng ký dự tuyển và chỉ tiêu được giao, học sinh có thể biết được "tỉ lệ chọi" vào lớp 10 của từng trường THPT công lập năm học 2021-2022. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển.
Huyện Mê Linh: Rà soát, đánh giá, bảo đảm hiệu quả giảng dạy trực tuyến Hơn 40.000 học sinh cấp tiểu học, THCS thuộc huyện Mê Linh quản lý được quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị phục vụ học tập trong những ngày đầu bước vào năm học mới. Trải qua 3 ngày đầu tiên ngành GD&ĐT của huyện Mê Linh thực hiện giảng dạy - học tập bằng hình thức trực tuyến....