Trào ngược dạ dày, thực quản nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc ung thư mới và 122.690 ca tử vong do ung thư.
Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Theo Bệnh viện K, năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia về tỷ suất mắc ung thư mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.
Ung thư dạ dày là một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất gồm ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng đối với cả hai giới nam và nữ tại Việt Nam.
Nội soi dạ dày, thực quản để phát hiện bệnh sớm (Ảnh: Bệnh viện K)
Tại Hội thảo Giải pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ thảo dược, chuyển giao công nghệ Đức EECV, chiết xuất hỗn dịch Anvitra do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Anvy tổ chức mới đây, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, nhiều người cứ nghĩ trào ngược dạ dày thực quản điều trị đơn giản, nhưng đây là bệnh mãn tính, nếu để lâu dài không chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần dễ dẫn đến ung thư thực quản. Với người bị loét dạ dày, nếu không điều trị, càng để lâu tái phát nhiều lần, dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Công ty cổ phần Anvy ký kết với Hội Nội khoa Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng từ năm 2021
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 70% dân số có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới dạ dày, trong đó có 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 20% dân số là người trào ngược dạ dày thực quản, trong đó 30% là mãn tính. Trong đó có khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng như hô hấp nghiêm trọng, hẹp thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Theo GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược Lý, Trường Đại học Y Hà Nội, một số nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà Tây y chưa giải quyết được triệt để, cần có sự kết hợp từ các thảo dược như tăng đóng chặt cơ chắt thực quản hay kích thích tiêu hóa để nhanh tháo rỗng dạ dày.
Trong năm 2021, nhãn hàng Anvitra sẽ đồng hành cùng chương trình truyền thông “Vì sức khỏe người Việt”- Hội Nội khoa Việt nam để bảo trợ các hoạt động tư vấn sức khỏe với các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung, trào ngược dạ dày thực quản nói riêng.
Theo dược sỹ Tô Hồng Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Anvy (đơn vị sản xuất và phân phối Hỗn dịch Anvitra hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày) cho biết, xu hướng tại các nước Châu Âu là sản xuất các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính để từng bước hạn chế sự lệ thuộc thuốc tây y đặc biệt với các bệnh lý mãn tính.
Bản thân Việt Nam có nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản. Công ty Anvy đã cho ra đời bộ đôi hỗn dịch thảo dược Anvitra, tác động cả 5 căn nguyên gây bệnh, để kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản toàn diện, giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, ngừa biến chứng bệnh dạ dày.
Cảnh giác với mầm mống ung thư nguy hiểm dễ bị chẩn đoán nhầm
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến, có thể có triệu chứng ợ chua, nóng... hoặc không. Những người bị trào ngược làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Tôi bị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày không có HP. Tôi đang uống thuốc nhưng dạo này có cảm giác thức ăn trào ngược lên, nghẹn và tức. Tôi cũng bị đau họng và đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán viêm họng, theo dõi thêm viêm xoang nhưng hết thuốc mà họng tôi vẫn đau, đặc biệt ở vùng dưới cuống họng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?
(Bích Ngọc, Hà Nội)
ThS.BSCK II Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch axit trong dạ dày hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Khi dịch axit trào lên như vậy sẽ gây những tổn thương ở thực quản, họng, miệng dẫn đến một số biểu hiện hay gặp như: nuốt đau, nuốt khó, viêm họng mạn tính, khàn tiếng, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, đau tức ngực, tăng tiết nước bọt...
Những dấu hiệu này khiến các bệnh nhân thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khác như: tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt,... từ đó dẫn đến việc điều trị không triệt để, vì căn nguyên của nó là trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có tăng tiết dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh nhân xơ cứng bì, tăng canxi trong máu; thừa cân, béo phì; phụ nữ khi mang thai; mặc đồ bó, đồ chật; hút thuốc lá; stress; ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua; lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu...
Chẩn đoán trào ngược dạ dày - thực quản thường dựa trên nội soi. Về điều trị, chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, ví dụ: không ăn quá no, không ăn uống trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, không ăn thực phẩm có khả năng tăng tiết axit như cam, quýt, cà chua; tránh các chất gây kích thích dạ dày như: hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chocolate, bạc hà, dầu mỡ; không thức quá khuya, tăng cường tập thể dục, thể thao; khi đi ngủ cần để đầu cao và tốt nhất nằm nghiêng bên trái; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit, tăng trương lực của cơ tiêu hóa.
Với tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên nên đi khám sớm để kiểm tra tình trạng trào ngược đến mức độ nào. Chúng tôi nhận thấy các tổn thương mà bạn mô tả về họng, về thanh quản là do axit trào ngược trong thời gian khá dài.
Trào ngược dạ dày - thực quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Barrett Thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản lâu năm. Nếu hiện tượng trào ngược axit dạ dày vào đoạn dưới thực quản diễn ra liên tục trong thời gian dài, nó có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của thực quản. Điều này khiến các tế bào vảy thường lót bên trong niêm mạc thực quản được thay thế bằng các tế bào biểu mô tuyến. Các tế bào tuyến này trông giống như các tế bào lót ở niêm mạc dạ dày và ruột non, chúng có khả năng chống lại axit dạ dày cao hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh Barrett thực quản.
Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều có triệu chứng ợ chua nóng, nhưng nhiều người cũng không có triệu chứng gì. Người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao hơn nhiều phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản so với những người không có tình trạng này.
Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến ung thư "Tôi bị trào ngược dạ dày thực quản, nghe nói bệnh này chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm. Vậy nếu không điều trị thì có dẫn đến ung thư không?" - Quang Hải (Cần Thơ) TS-BS. Lê Thị Tuyết Phượng (Trưởng Khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Các biến chứng đơn thuần của trào ngược dạ...