Trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2020 cho tập thể và cá nhân nhà khoa học nữ
Ngày 5-3, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2020.
Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga trao giải thưởng cho các nhà khoa học nữ.
Tham dự buổi lễ có: Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh…
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam Nguyễn Thị Doan chúc mừng các nhà khoa học nữ đạt giải thưởng năm 2020; đồng thời nhấn mạnh, Giải thưởng Kovalevskaia kể từ khi ra đời đã có ý nghĩa hết sức đặc biệt, là nguồn động viên lớn lao đối với các nhà khoa học nữ Việt Nam, khuyến khích chị em không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn.
35 năm qua, Giải thưởng Kovalevskaia đã được trao cho 20 tập thể và 49 cá nhân là nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên. Phần lớn các đề tài được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ nét và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Khẳng định thành công và những đóng góp của các tập thể, cá nhân đoạt Giải thưởng Kovalevskaia, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước để tiếp tục có những chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp, hiệu quả, để đồng hành, góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ nữ trí thức.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia năm 2020 cho tập thể nữ Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trương Thanh Hương, giảng viên cao cấp bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội (Bộ Y tế) vì những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học tự nhiên nói riêng.
Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia cũng trao học bổng Kovalevskaia năm 2021 cho 3 nữ sinh chuyên toán có thành tích học tập xuất sắc.
Video đang HOT
Tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ: 'Đừng hỏi làm gì để có mức lương nghìn đô'
Khi nói chuyện với nhiều bạn trẻ, TS Công thường nhận được câu hỏi: "Làm gì để ra trường đạt mức lương 2.000 hay 10.000 USD?". Anh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, hãy nghĩ đến việc làm thế nào để nâng giá trị bản thân.
Giáo dục hướng nghiệp là điều quan trọng
TS Trịnh Công là cựu học sinh chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ. Khi đang học chương trình Cử nhân tài năng Hóa học tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, anh được lựa chọn sang Nga, theo học hệ Kỹ sư Hóa học của Trường ĐH Tổng hợp Saint Petersburg. Sau đó, anh tiếp tục học tiến sĩ tại University of Southern California (Mỹ).
TS Trịnh Công, chủ nhân của 15 bằng sáng chế Mỹ
TS Công hiện là quản lý cao cấp của một nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Applied Materials - tập đoàn cung cấp nguyên liệu bán dẫn số một trên thế giới với doanh thu gần 20 tỉ USD. Là chủ nhân của 15 bằng sáng chế, trong đó có những sáng chế đã được các tên tuổi lớn ứng dụng để làm ra chip lõi, xử lý màn hình OLED trong điện thoại thông minh và máy tính, nhưng anh Công nói, bản thân cũng đã nhiều lần "chệch choạc".
"Điển hình như năm lớp 12, vì được giải quốc gia, tôi được chọn vào thẳng một ngôi trường đại học, thế nhưng tôi lại không biết nên chọn cái gì.
Ban đầu, tôi đã nộp hồ sơ vào Trường ĐH Ngoại thương vì nghe nói học tại đây ra trường sẽ rất giàu có. Nhưng khi mẹ dẫn đến trường, nhìn các bạn "bắn" tiếng Anh như gió, tôi nhận thấy đây không phải nơi phù hợp với mình.
Vì thế, tôi và mẹ quyết định rút hồ sơ và nộp thẳng vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Suy nghĩ khi ấy của tôi, chọn Sư phạm có nghĩa không phải đóng tiền học. Nhưng một lần nữa, tôi lại dao động với quyết định của mình.
Lần này, bố cùng tôi tiếp tục rút hồ sơ để nộp vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Dù chắc chắn đây là lựa chọn cuối cùng nhưng tôi vẫn muốn thử sức với việc thi đại học. Kết quả, tôi đỗ và lại lựa chọn một hướng đi khác, là vào học hệ Cử nhân tài năng Hóa học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
"Giáo dục hướng nghiệp là điều cực kỳ quan trọng với tất cả học sinh, nhất là ở cấp phổ thông".
Mặc dù hiện tại hài lòng với con đường đi của mình, nhưng anh Công nói, bản thân cũng từng có lúc hoang mang giữa rất nhiều ngã rẽ vì thiếu sự định hướng nghề nghiệp ở thời điểm ấy.
"Tôi may mắn có nhiều con đường tốt cho mình lựa chọn hơn so với những người bạn khác. Tôi cũng từng không có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nhưng có thể tôi may mắn hơn, là cuối cùng vẫn lựa chọn được con đường đi phù hợp. Do đó, tôi nghĩ rằng, giáo dục hướng nghiệp là điều cực kỳ quan trọng với tất cả học sinh, nhất là ở cấp phổ thông", anh Công nói.
Học gì để trở nên giàu có trong tương lai?
Từng đi tới một số trường cấp 3 và cả trường đại học để trò chuyện với nhiều bạn trẻ, TS Công thường nhận được câu hỏi: "Làm sao để ra trường đạt mức lương 2.000 - 10,000 USD?"; "Học gì để trở nên giàu có trong tương lai?"
Anh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, sinh viên cần nghĩ đến việc làm gì để nâng tầm giá trị bản thân lên cao hơn. Khi đó, sẽ có người chấp nhận trả hàng nghìn USD/ tháng cho chất xám của bạn hoặc chính bạn cũng có thể tự tạo lập một công ty có giá trị riêng cho mình.
"Có 3 yếu tố sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp tương lai. Đó là đam mê, khả năng của bản thân và nhu cầu, xu hướng của xã hội.
Nếu không có đam mê và khả năng ở lĩnh vực mình dự định theo đuổi thì dù công việc ấy có đem lại mức lương cao và khiến bạn trở nên giàu có thì bạn cũng sẽ thấy lạc lõng.
Để khám phá khả năng của bản thân, bạn có thể tham gia vào một công việc thực tế để thử sức. Giống như việc tôi đã từng luôn tò mò liệu mình có khả năng với khoa học hay không. Vì thế, tôi đã xin vào làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của một vị giáo sư ngay từ năm 1 đại học.
Nhưng để xác định được hướng đi nghề nghiệp, chỉ có đam mê và khả năng thôi vẫn chưa đủ. Bạn cũng cần phải xác định xem nhu cầu và xu hướng của xã hội ra sao trong thời điểm đó".
TS Trịnh Công đưa ra gợi ý: "Trong kỷ nguyên Internet, dù ngành nghề của bạn là gì, tiếng Anh là kỹ năng rất quan trọng. Thế giới có một kho tàng kiến thức khổng lồ bằng tiếng Anh mà chúng ta có thể tiếp cận từ bất cứ nơi đâu.
Bên cạnh đó, ngành khoa học máy tính lại càng quan trọng hơn. Trong điều kiện của Việt Nam hiện tại, học ngành khoa học máy tính sẽ có cơ hội rất lớn, lại không cần phải đầu tư cơ sở vật chất nhiều.
Vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) đã phát triển rất mạnh và được nhắc đến nhiều là do sự phát triển vượt bậc của phần cứng cùng tốc độ tính toán của các con chip".
Là một người nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, anh Công cho biết, trong vòng 5-10 năm tới, sự phát triển của công nghệ bán dẫn sẽ càng bứt phá mạnh hơn, ứng dụng rộng rãi khắp các ngõ ngách của cuộc sống. Đây sẽ là "đất diễn" cho các kỹ sư công nghệ thông tin.
"Nếu Việt Nam xây dựng được một đội ngũ kỹ sư phần mềm giỏi, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu".
"Giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông là rất quan trọng. Nó sẽ kích thích đam mê khám phá của học sinh thay vì giải các bài tập khô khan nhàm chán. Nếu giỏi tiếng Anh và công nghệ, người Việt trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội và giá trị của bản thân cũng sẽ được nâng cao", anh Công chia sẻ.
Nhiều năm ở nước ngoài, nhà khoa học nữ 8X quyết trở về Việt Nam để nghiên cứu Tiến sĩ Đinh Thị Hinh từng giành học bổng toàn phần du học Hàn Quốc nhưng sau khi tốt nghiệp cô vẫn quyết tâm quay trở về Việt Nam. Có thể nói nữ trí thức là một bộ phận tinh hoa của phụ nữ thuộc mọi dân tộc. Họ là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng về...