Tranh giành đua nhau tích trữ, giờ thực phẩm hết hạn vứt ngập thùng rác
Rất nhiều hình ảnh được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy nhiều thùng chứa đầy thức ăn được người dân tích trữ phải bỏ đi do hết hạn sử dụng.
Các ổ bánh mì, bó chuối và các gói sản phẩm đóng hộp còn mới tinh đều bị vứt vào thùng rác.
Nhiều người mua sắm từng tranh nhau dự trữ thực phẩm trong bối cảnh hoảng loạn do virus corona hiện đã bỏ đi phần lớn lượng đồ ăn tích trữ này sau khi nó hết hạn. Một loạt hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy thùng rác tràn ngập thực phẩm bỏ đi. Các ổ bánh mì, những nải chuối và các gói sản phẩm ăn sẵn đều còn mới tinh đã bị vứt vào thùng rác.
Rất nhiều thực phẩm còn mới nguyên nhưng bị vứt bỏ do hết hạn sử dụng (Nguồn: Dailymail)
Nhiều người mua sắm điên cuồng khi được chính quyền yêu cầu chỉ rời khỏi nhà một lần một ngày và chỉ mua sắm những thứ cần thiết, cắt giảm số lượng người mua hàng được phép vào cửa hàng cùng một thời điểm.
Video đang HOT
Nhiều người dùng mạng xã hội đã vô cùng bất bình trước hình ảnh những chiếc thùng rác ở thành phố Derby, miền Trung nước Anh tràn ngập thức ăn bỏ đi. Trong bức ảnh, có rất nhiều đồ ăn chưa dùng đến như bánh mì, đùi gà, đều bị vứt bỏ vì quá hạn sử dụng.
Ông Atwal, cựu Ủy viên Hội đồng Dân chủ Tự do, đã đăng những bức ảnh lên Twitter cùng với chú thích: “Gửi tới tất cả người dân ở thành phố Derby tuyệt vời của chúng ta, nếu bạn đã ra ngoài tích trữ thực phẩm và chất đống thực phẩm trong nhà khi không cần đến, bạn cần xem xét lại bản thân mình”.
Người dân tranh nhau tích trữ đồ ăn do lo ngại thiếu thực phẩm trong thời điểm bùng nổ đại dịch
Tình trạng lãng phí thực phẩm khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ, họ cho rằng sự việc tương tự đang xảy ra trên khắp đất nước Anh. Một số người bày tỏ quan điểm cần phạt tiền những ai có hành động này.
“Thật đáng xấu hổ khi đổ xô đi mua sắm trong hoảng loạn rồi lại vứt vào thùng rác một cách lãng phí”, người dùng Twitter có tài khoản @queentilli bình luận.
“Không thể tin được những thực phẩm đáng lẽ có thể giúp đỡ được nhiều người thực sự cần nó”, tài khoản Stephen bình luận.
Khi dịch COVID-19 lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, các cuộc khủng hoảng mua sắm cũng bắt đầu diễn ra tại khắp mọi khu chợ cũng như mọi siêu thị ở tất cả các nước dù chính phủ đã khuyến cáo những người trẻ tuổi và khoẻ mạnh không nên tích trữ thực phẩm.
Theo thông tin được chia sẻ trên trang Daily Mail, trong nửa tháng qua, người dân Anh đã tích trữ lượng thực phẩm trị giá 1 tỷ Bảng Anh, bất chấp lời cam kết đảm bảo đủ nguồn cung hàng hoá của chính phủ trong thời gian phong toả vì COVID-19.
Huy Nguyễn
Hà Nội cam kết cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, dân không nên đổ xô đi mua
Sở Công thương Hà Nội cho biết, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa bình thường.
Trước sự việc người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, Sở Công thương Hà Nội khẳng định, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa bình thường.
Trước yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người từ 0h ngày 28/3 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người dân hoang mang lo sợ hệ thống phân phối bị đóng cửa nên trong ngày 27/3 đã đổ xô đi mua sắm thực phẩm khiến lượng bán hàng tại chợ và các hệ thống phân phối tăng mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, do không nắm được những điểm nào đóng cửa, điểm nào không nên nhiều người dân hoang mang lo sợ hệ thống phân phối bị đóng cửa và kéo nhau đi mua sắm đã tăng gấp đôi tại hệ thống siêu thị và ở chợ lượng mua hàng tăng từ 20-30%.
Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp thắc mắc với Sở Công thương về việc đóng cửa. Trước thực tế trên, Sở đã phải liên hệ với các quận huyện tuyên truyền ngay để người dân không hoang mang, các hệ thống phân phối hàng hóa đều hoạt động bình thường, luôn đảm bảo đủ hàng hóa, người dân không nên tích trữ mua hàng, bởi các hệ thống phân phối vẫn được mở cửa.
Mặt khác, vì lo lắng bị đóng cửa, một số siêu thị điện máy đã đối phó bằng cách đưa thêm cả hàng hóa thiết yếu vào để bán, tạo ra môi trường phức tạp cho công tác phòng dịch. Sở Công Thương đã phải tiến hành kiểm tra, xử lý.
"Tại các chợ, đối với ngành hàng lương thực, thực phẩm như rau, hoa, củ quả, đồ khô sẽ mở cửa cho người dân bình thường còn các ngành hàng khác sẽ xem xét để ngừng kinh doanh. Trên các tuyến phố, đề xuất cả các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, các siêu thị mini, chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, cửa hàng trái cây, hoa quả mở cửa để phục vụ nhu cầu người dân, ngoài ra còn các dịch vụ khác như thuốc chữa bệnh, dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng và các cơ quan đoàn thể", bà Lan khẳng định.
Hiện nay, ở trên địa bàn thành phố có 26 trung tâm thương mại, chỉ có 1 trung tâm thương mại Tràng Tiền là kinh doanh quần áo và các sản phẩm cao cấp, còn lại 25 trung tâm đều có loại hình kinh doanh thương mại, trong đó có siêu thị, các cửa hàng thời trang như quần áo, giày dép, các đồ mỹ phẩm, vui chơi giải trí, dịch vụ làm đẹp, thể dục thể thao và các loại hình khác. Hà Nội hiện có 141 siêu thị trên địa bàn Thành phố, trong đó có 103 siêu thị tổng hợp, chỉ có 38 siêu thị chuyên doanh; Có 455 chợ và 495 cửa hàng xăng dầu, 674 cửa hàng gas.
Hồng Hạnh
Dân mạng phản đối việc đi siêu thị "vét sạch" thực phẩm tích trữ Việc nhiều người "vét sạch" thực phẩm, nhu yếu phẩm tại các siêu thị ở Hà Nội được cho là thái độ cực đoan, gây bất bình và bị cộng đồng phản đối mạnh mẽ. Dân mạng phản đối việc đi siêu thị "vét sạch" nhu yếu phẩm tích trữ Sau thông tin bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Hà...