Tranh cãi việc các trường tư cho học sinh lớp 1 học online: “Chưa biết chữ học kiểu gì?”

Theo dõi VGT trên

Trong khi các trường công tựu trường từ đầu tháng 9 thì nhiều trường tư thục tại Hà Nội đã triển khai dạy và học trực tuyến từ tháng 8 này do có thêm nhiều môn học kỹ năng hay tăng cường Ngoại ngữ.

Nhiều cha mẹ có con học tiểu học, nhất là khối lớp 1 không khỏi lo ngại về tính hiệu quả và sự phù hợp của phương pháp này.

Trải nghiệm trực tuyến từ tiết học đầu tiên

Kế hoạch triển khai năm học mới 2020 – 2021 của không ít trường học trên cả nước đã phải thay đổi trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến khó lường. Trong khi một số trường quyết định lùi ngày cho học sinh đến lớp thì một số trường tư thục ở Hà Nội đã bắt đầu cho học sinh học online.

Nếu các anh chị khối trên đã có thời gian làm quen với cách thức này thì đối với các em học sinh lớp 1, đây lại là cả một “chân trời” hoàn toàn xa lạ. Việc đi học và thích nghi với môi trường Tiểu học vốn đã khó, nay lại càng khó hơn khi mọi trải nghiệm đều diễn ra trực tuyến thay vì trực tiếp.

Phụ huynh trường Tiểu học và THCS Victoria Thăng Long cho biết, khối lớp 1 bắt đầu học thử nghiệm online 2 tuần cuối tháng 8/2020, thời lượng 2 tiết/tối (từ 8h – 9h thứ Hai đến thứ Sáu). Lớp CCS (chương trình quốc tế) học 5 tiết Tiếng Anh, 5 tiết Toán và Tiếng Việt; lớp CLC (hệ chương trình chất lượng cao) học 3 tiết Tiếng Anh, 2 tiết ESL, 5 tiết Toán và Tiếng Việt.

Tranh cãi việc các trường tư cho học sinh lớp 1 học online: Chưa biết chữ học kiểu gì? - Hình 1

Việc cho trẻ lớp 1 học online khiến nhiều phụ huynh lo ngại. (Ảnh minh họa: Internet)

Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring cũng cho học sinh các khối lớp học trực tuyến để chủ động thích ứng với tình hình. Đối với khối 1, nhà trường cũng nhận định rằng có rất nhiều khó khăn đối với cả học sinh và phụ huynh do các em còn nhỏ, bỡ ngỡ với phương pháp và chương trình học tập mới. “Tuy nhiên do chương trình mới, tính chất và phương pháp truyền đạt kiến thức đều mới với khối lượng không nhỏ, nên nếu tiếp tục trì hoãn thì thời gian còn lại của năm học sẽ rất vất vả để các con hoàn thành chương trình học.

Chính vì vậy Nhà trường vẫn khuyến nghị các vị phụ huynh cùng chung tay phối hợp cho các con làm quen dần với phương thức học online trong tháng 8. Vì nếu tình huống xấu nhất xảy ra là trong tháng 9 các con vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, việc học online vẫn buộc phải tiếp tục kéo dài thì các con lớp 1 vẫn có thể bắt đầu chương trình học một cách thuận lợi mà không bị bỏ lỡ thời gian” – Trích thông báo của trường Wellspring gửi tới phụ huynh.

Trước đó, trường Ngôi Sao cũng từng đưa ra kế hoạch học online từ cuối tháng 7 nhưng đã rút lại sau khi nhiều phụ huynh lớp 1 phản đối gay gắt, cho rằng hình thức này không hề phù hợp với các bé bắt đầu đi học.

Phụ huynh băn khoăn, lo lắng

Tuy là cách thức phù hợp để ứng phó với tình hình dịch bệnh kéo dài, song việc dạy học online cho học sinh lớp 1 khiến không ít phụ huynh tỏ ra quan ngại và lo lắng về tính hiệu quả. Các em khối 1 còn quá nhỏ, thường hiếu động và dễ mất tập trung nên để tiếp thu bài giảng trực tiếp cũng mất nhiều thời gian làm quen, chưa bàn đến việc học trực tuyến.

Tranh cãi việc các trường tư cho học sinh lớp 1 học online: Chưa biết chữ học kiểu gì? - Hình 2

Video đang HOT

Một phụ huynh thẳng thắn bày tỏ quan điểm về việc cho học sinh lớp 1 học online – Ảnh: Chụp màn hình

Không riêng gì các bạn nhỏ mà phụ huynh cũng bất đắc dĩ trở thành “trợ giảng mùa dịch” khi các con lớp 1 học online. Việc sử dụng máy tính, điện thoại, đăng nhập các ứng dụng để học online, các em đều cần đến sự hỗ trợ, thậm chí là kèm cặp xuyên suốt giờ học trực tuyến bởi các ông bố bà mẹ.

Nhiều gia đình thậm chí còn đảo lộn sinh họat khi bố mẹ phải sắp xếp công việc và phân chia nhau kèm cặp con trong các tiết học online. Nào là kèm con học cùng cô, hướng dẫn lại con làm bài tập, chụp ảnh, quay video nộp cho cô, trao đổi với giáo viên và các phụ huynh khác… khá mất thời gian và công sức.

“Học trực tuyến kiểu này tôi thấy bọn trẻ không tập trung được. Bật phần mềm lên, bọn trẻ nhìn thấy nhau nên cứ í ới không để ý vào bài của cô. Mặc dù cô giáo đã tắt micro. Mà lúc nào có bạn phát biểu thì lại kể chuyện về bạn đó cho bố mẹ nghe”, trích một chia sẻ trên MXH nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ các ông bố bà mẹ.

“Khung giờ dạy online có thể vào cả buổi tối bởi bố mẹ các cháu còn đi làm, tôi thấy khi vào học thì con nào bố/mẹ nấy cùng học vì các cháu lớp 1 đọc chưa xong, viết chưa thạo. Có phụ huynh chưa thạo về máy nên rất khó khăn trong việc học của con. Nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra như có phụ huynh còn phải bế cả cháu bé (em của cháu học lớp 1) lúc bé khóc, mẹ quát cả lớp cùng nghe; đang học nhiều cháu đói đòi ăn, cha mẹ quát mắng vô tình lọt vào lớp học…” – Tài khoản Ly Cty chia sẻ.

Tranh cãi việc các trường tư cho học sinh lớp 1 học online: Chưa biết chữ học kiểu gì? - Hình 3

Không ít phụ huynh băn khoăn việc cho học sinh lớp 1 học online có thực sự hiệu quả không. (Ảnh minh họa: Internet)

“Cả thế giới học online, chút khó khăn đành tự khắc phục vậy!”

Tuy nhiên, bên cạnh những băn khoăn, lo lắng, nhiều phụ huynh vẫn ủng hộ và cho rằng việc học online vừa là cần thiết để ứng phó với tình hình dịch bệnh, vừa cũng là tạo điều kiện để cả thầy trò và các phụ huynh có những trải nghiệm mới ý nghĩa.

“Dạy học online lớp 1 là sự cố gắng rất lớn của cô giáo và cả phụ huynh, vì cần phải rèn cho con cách tham gia lớp học, cách giơ tay, bật mic phát biểu. Thậm chí có nhiều buổi còn nghe thấy nhiều tiếng các bậc phụ huynh,… Tuy nhiên, đây là 1 hình thức học hiệu quả (tất nhiên ko thể thay được việc học trên lớp), và nó mang lại cho các bạn bé trải nghiệm mới, cũng như giúp các con duy trì nhịp học tập. Nếu không có hình thức học online, không gặp cô giáo, gặp các bạn, thì các bạn nhỏ (tiểu học và trên nữa) chưa chắc đã chịu tự giác học, rồi lại xem ti vi, chơi điện tử… đến lúc đi học lại sẽ quên hết kiến thức đã học” – Tài khoản Son Vo Quang bình luận.

“Một điểm tích cực là theo dõi con học online, cha mẹ có thể biết được con có yếu điểm gì để nắn chỉnh. Ví dụ: nhút nhát trên lớp dù ở nhà hoạt ngôn, chưa biết mở rộng bài, chưa biết bao quát lại vấn đề cần làm… Cứ mỗi lần điều chỉnh con xong là buổi sau thấy khả quan ngay. Cả thế giới học online, chút khó khăn cũng đành phải tự khắc phục vậy”, một ý kiến khác cho biết.

'Nghỉ tết' 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính

Sau hơn 3 tháng "nghỉ tết", học sinh lớp 1 ở TP.HCM vừa trở lại trường bắt đầu học kỳ 2 khi quỹ thời gian năm học còn rất eo hẹp. Nhiều trường tiểu học cho biết số học sinh quên đọc, quên viết không phải là ít.

Nghỉ tết 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính - Hình 1

Giáo viên Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cầm tay tỉ mỉ hướng dẫn học sinh lớp 1 luyện viết trong tuần đầu trở lại trường - Ảnh: VĂN BÌNH

Có trường mỗi lớp có tới 4-5 em thuộc diện này. Làm gì để tránh tình trạng "tốt nghiệp" lớp 1 học sinh vẫn chưa đọc thông viết thạo như lo ngại của Sở GD-ĐT TP.HCM thời hậu COVID-19?

"Quên tuốt" các kỹ năng

Vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP về những đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành giáo dục TP.HCM. Theo sở, dịch bệnh tác động tới việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục; đặc biệt ở bậc tiểu học, dự kiến sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh lớp 1 gặp khó khăn để đạt yêu cầu đọc thông viết thạo.

Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) là trường theo mô hình tiên tiến hội nhập, sĩ số học sinh chỉ 30 em/lớp; phụ huynh phần lớn quan tâm kỹ đến con cái, đó là một lợi thế. Tuy nhiên, hơn 3 tháng nghỉ phòng dịch COVID-19 đã làm đứt đoạn một số kỹ năng, thói quen học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1.

Cô Nguyễn Anh Thụy, khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Lê Đức Thọ, chia sẻ: "Lúc học online, có em chịu học bài, có em thì ba mẹ nhờ giáo viên chủ nhiệm gọi điện để giảng bài trực tiếp mới chịu học. Từ khi trở lại trường, khó khăn đầu tiên đó là vẫn còn nhiều bạn ham chơi, còn nhớ ba mẹ, vào lớp không chịu học...

Đến khi bắt đầu ôn tập thì nhiều em quên chữ, viết chậm, đọc chậm, và quên tuốt các kỹ năng viết chữ, các phép tính... Trong bốn lớp 1 ở đây, mỗi lớp có một vài em như vậy".

Mục tiêu của chương trình lớp 1, đặc biệt ở môn toán, tiếng Việt là học sinh sẽ đọc thông viết thạo, hiểu và làm được các phép tính cơ bản trong phạm vi 100 khi học xong chương trình. Theo một số thầy cô, dạy một học sinh yếu làm toán dễ dàng hơn nhiều so với dạy kèm học sinh yếu đọc, yếu viết.

"Đa số học sinh trong lớp là con công nhân, từ nơi khác đến TP lập nghiệp. Con về quê hơn 3 tháng nghỉ dịch, học online hay truyền hình chỉ là phương thức để an tâm và cho có. Học sinh đầu cấp ở đây quá đông, gần 50 em/lớp, có em quên chữ cái, đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần - PV) lựng khựng. 'Cầm tay' ôn lại cho các em là một nỗi khổ, nỗi lo cho các cô" - cô giáo N.T.T.X. (giáo viên một trường tiểu học ở Q.12) nói.

Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cũng cho biết lớp cô có 4-5 em quên hẳn kiến thức: "Có tới 4-5 em quên bẵng chữ viết, phép tính, đánh vần, ghép chữ... Tôi phải cho bắt đầu lại những từ, những chữ, những phép toán đơn giản nhất, trước hết để kích thích lại tinh thần học tập của các em trước khi học chương trình mới".

Đặc thù của tiểu học là giáo viên dạy hầu hết các môn, nên sự phối hợp của phụ huynh quyết định một phần rất quan trọng đến kết quả học tập. Nếu không, giáo viên khó mà "ôm" hết được học sinh chậm tiến.

Thầy Dương Trần Bình (hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ)

Cần phụ huynh hỗ trợ

Kết nối liên tục với phụ huynh, thời gian này cô Nguyễn Anh Thụy đề nghị cha mẹ cần sát sao, dành cho các em ít nhất 1 tiếng vào buổi tối.

"Hằng ngày, giờ ra chơi giáo viên kèm thêm, hoặc giờ chuyển tiết, những giờ học bộ môn, tôi xin giáo viên bộ môn gọi các con lên đọc bài, giúp các con lấy lại kiến thức như các bạn. Hoặc giáo viên cho con đọc bài nào thì buổi tối hôm đó, tôi nhờ phụ huynh cho con đọc lại bài đó và ghi kết quả các con đã làm được những gì ở nhà. Nếu chưa làm được, tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đến khi nào các con nắm được" - cô Anh Thụy chia sẻ.

Theo thầy Lý Văn Huệ - hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình, nhà trường có 180 học sinh của 5 lớp học tại cơ sở 1. Thầy Huệ nói: "Tuần đầu tiên học sinh trở lại trường là tuần ôn tập, tình trạng quên chữ, dù ôn tập nhưng vẫn chưa lấy "đà" kịp, là điều tôi nói trước với giáo viên chủ nhiệm, để thầy cô tự rà soát và lên kế hoạch vực dậy các em chậm tiến".

Theo đó, học thêm giờ ra chơi, xây dựng kế hoạch phụ đạo ở buổi 2, khuyến khích các thầy cô có thể đưa học trò về nhà chỉ thêm... là những cách mà trường thầy Huệ đang thực hiện.

Tương tự, thầy Dương Trần Bình, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ, cho biết tuần đầu tiên học sinh trở lại trường giáo viên chủ nhiệm có cái nhìn bao quát về quá trình học trực tuyến của con, những gì con đạt được, những gì con làm sai do chưa hiểu, những gì con làm sai do chưa cẩn thận thì căn cứ vào đó, trường xây dựng kế hoạch để hoàn thiện cho học sinh.

Trách nhiệm của phụ huynh

Chuyện đọc thông viết thạo chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ thôi, có thể học chậm hơn, chứ không quá nghiêm trọng. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, thầy cô là rất cần thiết. Không phải thầy cô nào cũng có kỹ năng dạy online tốt; cũng không phải môn học nào học online cũng tốt.

Giả sử môn tập viết, học online quả là bất khả thi. Việc hỗ trợ của phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Một đứa trẻ trưởng thành không chỉ về kiến thức mà nhiều yếu tố khác. Thời gian ở nhà với bố mẹ là khá nhiều, do đó trách nhiệm của bố mẹ vẫn là chính.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên (chuyên gia giáo dục của Microsoft)

Hôm nay (18-5) khối mầm non đi học lại

Nghỉ tết 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính - Hình 2

Giáo viên Trường mầm non Thành phố (Q.3, TP.HCM) khử khuẩn vệ sinh trường lớp, dụng cụ học tập, khu vui chơi để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường - Ảnh: T.THƯƠNG

Ngày 18-5, học sinh lớp lá (trẻ 5 tuổi) ở TP.HCM trở lại trường. Đây là bậc học cuối cùng đi học lại sau hơn 3 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19. Ghi nhận thực tế ngày 17-5 cho thấy các trường đã hoàn thành việc vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, đồ chơi, dụng cụ học tập.

Cô giáo H.T., dạy lớp lá của một trường mầm non ở Q.3, chia sẻ: "Giáo viên mầm non chúng tôi chờ đợi ngày đến trường quá lâu rồi, nói là lòng vui như tết thì có gì hơi quá nhưng thật sự được gặp lại các con, được giảng dạy, chúng tôi ai cũng mong đợi".

Ảnh hưởng dịch, có không ít trường ngoài công lập giải thể, do vậy việc tiếp nhận trẻ ở cơ sở đã giải thể là vấn đề các trường, các quận huyện đang tính đến.

Ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.2, chia sẻ: "Các trường ở Q.2 sẵn sàng đón học sinh đi học lại. Sau buổi học đầu tiên, các cơ sở phải báo hết con số về phòng, tiếp nhận như thế nào. Hiện tại 17 trường công lập tương đối ổn nhưng 41 nhóm ngoài công lập thì đang lo phập phồng không biết phụ huynh có cho con quay lại học nữa hay không".

Bà Lương Thị Hồng Điệp, trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT, cho biết: "Sở đã chỉ đạo rất cụ thể, các quận huyện lấy danh sách và tất cả các trường phải tiếp nhận trẻ khi phụ huynh có nhu cầu. Trường hợp các trường đã đủ hay quá tải số lượng học sinh mà vẫn có phụ huynh đến đăng ký, thì phòng GD-ĐT phải tự cân đối.

TP có 219 phường, xã, ngoài các trường công, tất cả đều có trường tư và nhóm lớp hỗ trợ. Lịch tiếp nhận các con theo sắp xếp của hiệu trưởng mỗi trường, sao cho thuận tiện, trên tinh thần không để phụ huynh gặp khó khăn, không tìm được chỗ học cho con".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp

Sức khỏe

17:49:26 05/11/2024
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

Thế giới

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.