Tranh cãi công trình “để đời” của cựu Tổng thống Obama
Dự án xây dựng thư viện và bảo tàng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đang vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì quy mô bề thế và chi phí “khủng” của công trình này.
Cựu Tổng thống Obama giới thiệu thiết kế của trung tâm tổng thống mang tên ông (Ảnh: AP)
Theo Chicago Tribune, Trung tâm Tổng thống của cựu Tổng thống Barack Obama ở Chicago, Mỹ dự kiến sẽ trở thành một khu phức hợp gồm nhiều công trình khác nhau như khu vườn vui chơi dành cho trẻ em, khu đồi trượt, không gian xanh dành cho các cuộc dã ngoại và tụ tập ngoài trời, thậm chí cả phòng thu âm.
Hồi tháng 2/2017, các kiến trúc sư cho biết họ cần khoảng 1,5 tỷ USD để hoàn thiện dự án này, trong đó có cả thư viện và bảo tàng về tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Con số này cao gấp 3 lần so với số tiền xây dựng Trung tâm Tổng thống của cựu Tổng thống George W. Bush ở Dallas.
Theo WND, đội ngũ của ông Obama rõ ràng muốn hướng đến mục tiêu xây dựng một công trình lấy trọng tâm vào các hoạt động, trong đó khách tham quan có thể chơi bóng rổ, dự các lớp học yoga, thậm chí vào “căn bếp thử nghiệm” để được dạy về các thực phẩm dinh dưỡng theo chiến dịch “ăn uống khỏe mạnh” do cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama khởi xướng.
Theo nhà phân tích Ron Grossman của Chicago Tribune, ý tưởng “căn bếp thử nghiệm” không xứng tầm với giá trị tinh thần và lịch sử của một trung tâm tổng thống. Ông Ron cho rằng công trình của cựu Tổng thống Obama chỉ là những kế hoạch “nhỏ lẻ” và không truyền cảm hứng cho công chúng. Thay vào đó, các kiến trúc sư nên tập trung vào chủ đề “cách mạng”, trong đó tái hiện lại lịch sử hàng chục năm của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài trừ người da màu tại Mỹ.
Không giống các thư viện tổng thống trước đây, cựu Tổng thống Obama sẽ không trưng bày các bức thư, các bản viết tay và các tài liệu khác ở thư viện tổng thống của ông. Theo thiết kế, Trung tâm Tổng thống Obama sẽ chỉ có các văn bản được lưu trữ trên máy tính theo hình thức kỹ thuật số.
“Điều này hoàn toàn khác biệt. Những gì tổng thống và đệ nhất phu nhân từng nói… đó là họ không muốn biến một bảo tàng thành một khu tưởng niệm, mà chỉ là một nơi để nhìn lại”, Giám đốc điều hành Quỹ Obama David Simas cho biết.
Cựu Tổng thống Obama từng nói rằng trung tâm của ông sẽ là “cơ sở đẳng cấp thế giới để đào tạo thanh thiếu niên về tinh thần lãnh đạo nhằm tạo ra sự khác biệt tại đất nước của họ, các cộng đồng của họ và trên toàn thế giới”. Công trình này dự kiến hoàn thiện vào năm 2021.
Thành Đạt
Theo Dantri
Những khoảnh khắc khó quên năm 2017 (1)
Mỗi góc ảnh của các nhiếp ảnh gia góp phần truyền tải một thông điệp riêng về hàng loạt sự kiện xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống thế giới trong năm 2017.
Video đang HOT
Ngày 10/1, cựu Tổng thống Barack Obama gạt nước mắt và nói lời chào tạm biệt trong bài phát biểu chia tay trước khi rời nhiệm sở tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. (Ảnh: AFP)
Tỷ phú Donald Trump tuyên thệ trở thành tổng thống đời 45 của Mỹ tại lễ nhậm chức tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ ngày 20/1. (Ảnh: AP)
Những người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump ở bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô London, Anh ngay sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Getty)
Những người tị nạn Libya ngủ trên tàu sau khi được giải cứu trên Địa Trung Hải. Các thành viên thuộc tổ chức phi chính phủ Proactive Open Arms đã giải cứu gần 300 người được nhồi nhét trên 2 chiếc xuồng cao su ở ngoài khơi bờ biển Libya ngày 27/1. (Ảnh: AP)
Bức ảnh cho thấy sự thay đổi nhân sự "chóng mặt" của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong năm 2017. Ngoại trừ Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence (cà vạt đỏ), tất cả những người trong bức ảnh này, gồm (từ trái qua phải): cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, cựu Chiến lược gia trưởng Steve Bannon, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đều đã từ chức hoặc bị sa thải khỏi nội các của ông Trump. (Ảnh: Getty)
Hàng trăm người biểu tình tập trung ở sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York, Mỹ để phản đối sắc lệnh cấm nhập cư do Tổng thống Trump ban hành đối với công dân của các quốc gia đông dân Hồi giáo. (Ảnh: Getty)
Những người phụ nữ Iraq bị mất nhà cửa nằm nghỉ ngơi trên sa mạc để chờ được sơ tán trong lúc quân đội Iraq chiến đấu với các phiến quân IS ở thành phố Mosul hồi tháng 2. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông vừa khóc vừa bế con gái chạy khỏi khu vực do IS chiếm đóng ở Mosul, Iraq khi xung quanh là những đống đổ nát. (Ảnh: Reuters)
Ánh mắt của Thủ tướng Đức Angela Merkel dành cho Tổng thống Donald Trump khi hai nhà lãnh đạo tổ chức họp báo ở Nhà Trắng ngày 17/3. (Ảnh: Reuters)
Một phụ nữ được sơ tán tới nơi an toàn bằng dây cáp ở Lima, Peru khi lũ lớn đổ bộ vào quốc gia này hồi tháng 3. (Ảnh: AFP)
Một nhân viên thuộc chương trình chăm sóc sức khỏe do tổ chức UNICEF của Liên Hợp Quốc tài trợ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Somalia. Tình trạng hạn hán dẫn tới nạn đói tràn lan ở quốc gia này. (Ảnh: AFP)
Người dân Syria vội vã rời khỏi khu vực bị không kích tại thành phố Idlib - nơi bị các phiến quân chiếm đóng. (Ảnh: Reuters)
Một phụ nữ bị thương trong vụ nổ súng trên cầu Westminster ở thủ đô London, Anh ngày 22/3. (Ảnh: Reuters)
Những người phụ nữ bế con nhỏ xếp hàng chờ mua bỉm tã bên ngoài hiệu thuốc ở Caracas, Venezuela trong bối cảnh nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. (Ảnh: Reuters)
Cựu Tổng thống bị phế truất của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye, rời khỏi văn phòng công tố để tới nhà giam ở thủ đô Seoul ngày 31/3. (Ảnh: Reuters)
Người đàn ông ôm mặt khóc khi ngồi cạnh khu tưởng niệm các nạn nhân trong vụ nổ bom ở nhà ga tại thành phố St. Petersburg, Nga hồi tháng 4. (Ảnh: Reuters)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley công bố những bức ảnh chụp các nạn nhân trong vụ tấn công bằng chất độc hóa học ở Syria trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Getty)
Tàu khu trục USS Porter của Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk từ Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ quân sự ở Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng hồi tháng 4. (Ảnh: Getty)
(Còn tiếp)
Thành Đạt
Theo Dantri
Cú sốc chính trị với Tổng thống Donald Trump Đảng viên Dân chủ (Mỹ) Doug Jones, 63 tuổi, hôm 12-12 đã đánh bại ứng viên Cộng hòa Roy Moore, 70 tuổi, để giành một ghế tại thượng viện. Reuters nhận định đây là cú sốc chính trị đối với Tổng thống Donald Trump. Như vậy, sau 25 năm, lần đầu tiên một đảng viên Dân chủ ở bang Alabama giành ghế tại...