Trăn trở của một Hiệu trưởng trước việc chọn sách giáo khoa lớp 1

Theo dõi VGT trên

Nếu xin ý kiến của học sinh để chọn sách giáo khoa thì đó là học sinh nào? Bởi lẽ học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 sớm nhất tháng 8/2020 mới tựu trường.

Ngày 22/11 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đến ngày 30/11, trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, lấy ý kiến trước khi ban hành để triển khai sách giáo khoa cho chương trình mới từ năm học 2020-2021. Các góp ý gửi về Bộ đến hết ngày 30/1/2020.

Như vậy, sớm nhất thì cũng phải đến đầu tháng 2/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức công bố thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa.

Theo Nghị quyết 88 thì “cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh”. Do đó việc chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020 – 2021 sẽ do hiệu trưởng quyết định.

Tuy nhiên, đến nay nhiều ý kiến lo ngại hiện tại các trường chưa được tiếp cận sách giáo khoa thì làm sao có thể chọn lựa, thành lập hội đồng nghiên cứu lựa chọn sách.

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, việc các cơ sở giáo dục chọn sách giáo khoa trước tháng 3/2020 khiến các trường gặp nhiều lúng túng, không giải quyết được.

Trăn trở của một Hiệu trưởng trước việc chọn sách giáo khoa lớp 1 - Hình 1

Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) – (Ảnh đăng trên giaoduc.net.vn)

Thầy Khang băn khoăn, nếu xin ý kiến của học sinh để chọn sách giáo khoa thì đó là học sinh nào? Bởi lẽ học sinh lớp 1 năm học 2020 – 2021 sớm nhất tháng 8/2020 mới tựu trường.

Không nhẽ hỏi học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 của năm học hiện tại (2019-2020), số học sinh này chắc chắn không học chương trình tiểu học mới. Vậy hỏi có tác dụng gì?

Tương tự khi ý kiến phụ huynh của học sinh lớp 1 học chương trình mới không thể có trước tháng 3/2020.

Vị Hiệu trưởng đặt câu hỏi, ngoài việc bất khả kháng nói trên thì tham khảo ý kiến học sinh lớp 1 về chọn sách giáo khoa có khả thi không? Kể cả đại diện cha mẹ học sinh, không có chuyên môn, cũng rất khó làm việc này.

Video đang HOT

Vì vậy, giáo viên sẽ là người giúp Hiệu trưởng đưa ra quyết định chọn sách giáo khoa dùng trong trường mình. Muốn vậy giáo viên cần phải đọc kỹ tất cả các bản sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

“Hiện nay các trường đều mong sớm có sách giáo khoa lớp 1 mới để đọc”, thầy Nguyễn Xuân Khang mong muốn.

Trước đó, trao đổi với báo chí, Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, cho biết sau khi công bố thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa vào đầu tháng 2/2020, các trường sẽ nhận được các bản mẫu sách giáo khoa đã được bộ phê duyệt và tiến hành lựa chọn.

Các trường sẽ có hai tháng để lựa chọn sách giáo khoa. Đến ngày 31/3, các trường phải công bố các sách giáo khoa đã lựa chọn. Sau đó, nhà xuất bản có sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn sẽ tiến hành in, phát hành và phối hợp tập huấn sử dụng sách giáo khoa cho các giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.

Cũng theo ông Thành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính toán rất kỹ các mốc thời gian và các đầu việc phải hoàn thành trước khi năm học mới diễn ra, đảm bảo có sách giáo khoa cho thầy cô và các em học sinh. Các Nhà xuất bản có nhà in trên khắp cả nước chứ không phải in một chỗ rồi chuyển. Hệ thống phát hành tỉnh nào cũng có.

Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Cơ sở giáo dục có thẩm quyền chọn SGK lớp 1: Ai nên được chọn?

Nhiều nhà giáo đồng tình với việc giao quyền cho nhà trường lựa chọn sách giáo khoa. Khi đó, chính giáo viên sẽ tham mưu cho nhà trường dựa trên mặt bằng chất lượng của học sinh để sử dụng bộ sách giáo khoa nào cho phù hợp.

Thậm chí môn này ở bộ sách này, nhưng môn kia ở bộ sách khác.

Cơ sở giáo dục có thẩm quyền chọn SGK lớp 1: Ai nên được chọn? - Hình 1

Nhà trường lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Ảnh minh họa

Việc chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ do các trường học quyết định; đến năm học sau, thẩm quyền lựa chọn này mới thuộc về UBND các tỉnh.

Theo các thông tin đưa ra trước đây thì Bộ GD&ĐT chuẩn bị hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo hướng UBND các tỉnh thành có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, trong phiên họp của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sáng 26/11 lại yêu cầu thực hiện theo Nghị quyết 88, tức là thẩm quyền lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2020 - 2021 sẽ thuộc về các cơ sở giáo dục.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông quy định: Cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn lựa chọn SGK theo quy định nói trên trước khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực.

Ai sẽ được lựa chọn sách?

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), các trường sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn, người đứng đầu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thành viên hội đồng là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đứng lớp và đại diện cha mẹ học sinh.

Bộ cũng sẽ quy định trách nhiệm phòng, sở; chẳng hạn như tiếp nhận báo cáo của trường lên, tổng hợp các trường, để từ đó có thông tin để công bố cho công chúng.

Trao đổi về vấn đề trên, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng, theo Luật giáo dục thì các Tỉnh, thành lựa chọn sách cho địa phương của mình trong số các sách giáo khoa do các đơn vị, nhà xuất bản và các nhóm tham gia vào việc biên soạn sách giáo khoa tham gia và được Bộ giáo dục thẩm định đạt chuẩn về chương trình khung và đưa vào sử dụng là một tín hiệu tốt cho thị trường sách giáo khoa và thúc đẩy sự tham gia của xã hội.

Tuy nhiên Nghị Quyết 88 của Quốc Hội cho phép các trường lựa chọn sách giáo khoa cho phù hợp với tình hình, điều kiện và đặc điểm riêng của từng trường dựa trên mặt bằng chất lượng của học sinh cũng như sự tham gia của giáo viên và phụ huynh.

" Tôi đồng tình với Nghị Quyết 88 của Quốc hội là giao quyền cho nhà trường lựa chọn sách giáo khoa. Khi đó, chính giáo viên sẽ tham mưu cho nhà trường dựa trên mặt bằng chất lượng của học sinh để sử dụng bộ sách giáo khoa nào cho phù hợp. Thậm chí môn này ở bộ sách này, nhưng môn kia ở bộ sách khác"- cô Huyền Thảo nêu quan điểm.

Cũng theo cô Thảo cho rằng, cách giao quyền cho nhà trường lựa chọn sách mới đặt được mục tiêu giáo dục là dạy học phát huy năng lực người học.

"Mặt khác, giáo viên mới phát huy được sự sáng tạo, tận tâm với nghề và tài năng của giáo viên mới được phát huy. Chứ để địa phương lựa chọn 1 bộ cho tất cả thì việc đổi mới giáo dục về cơ bản không đạt được yêu cầu đổi mới. Vì nó cũng lại bình cũ rượu mới"- cô Thảo nêu quan điểm.

Việc chọn sách giáo khoa lớp 1 năm sau là các trường sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn, người đứng đầu là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thành viên hội đồng là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đứng lớp và đại diện cha mẹ học sinh.

Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, trong hội đồng tuyển chọn có thể không cần ý kiến của cha mẹ học sinh mà quan trọng nhất phải có ý kiến của học sinh. Bởi vì, quyển sách nào hấp dẫn trẻ thì trẻ học sẽ hứng thú hơn.

TS Hương cho rằng, nên cho học sinh lớp lớn chọn cho học sinh lớp bé. Ví dụ: trong hội đồng chọn sách lớp 1 nên có đại diện học sinh lớp 2 - 5.

"Các con vừa học xong, cho ý kiến lựa chọn sách lớp 1 là hợp lý nhất. Các con sẽ cùng ngồi chọn với nhau. Có thể thành lập 1 nhóm chừng 4 - 6 em học sinh, ngồi chọn và chấm điểm hấp dẫn của các bộ sách sau đó gửi kết quả để người lớn cân nhắc. Tôi nghĩ là nên thí điểm 1 hội đồng tuyển chọn để thử xem kết quả thế nào"- TS Hương nêu quan điểm.

Sở dĩ TS Hương cho rằng, không cần ý kiến đại diện cha mẹ học sinh vì họ sẽ không có nhiều kinh nghiệm để chọn cũng như học không có tâm lý như của trẻ con. Phụ huynh có thể lựa chọn theo cảm nghĩ của chính họ, dễ làm sai lệch kết quả.

Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo lại cho rằng, trong hội đồng tuyển chọn không thể bỏ phụ huynh ra được. Vì họ chính là một phần quan trọng tham gia các hoạt động giáo dục của trường học. Họ sẽ góp ý, phản biện và giám sát các hoạt động dạy học và liệu sách giáo khoa có đạt được mục tiêu giáo dục mà con em học đạt được khi theo học ở trường.

Trước băn khoăn việc chọn sách năm nay sẽ do các trường quyết định; còn những năm sau sẽ do UBND tỉnh. Như vậy, có thể xảy ra những tình huống như: Hội đồng trường chọn sách lớp 1 là sách một đơn vị, lên lớp 2 tỉnh chọn sách đơn vị khác.

TS Vũ Thu Hương cho rằng, việc thay đổi cũng cần thiết nếu nhà trường thấy bộ sách giáo khoa cũ không còn hợp lý. Điều quan trọng là thành viên hội đồng tuyển chọn thế nào.

Cần "cởi trói" cho sách?

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia) cho rằng, đã đến lúc sách chỉ là tài liệu giảng dạy chứ không phải là pháp lệnh như hiện nay.

Ông Hiền cho rằng, ở Úc, học sinh đi học không phải mang sách. Ở đây, tài liệu dạy do giáo viên biên soạn và thiết kế rồi phát cho các em. Giáo viên dạy môn nào thì biên soạn tài liệu học môn đó. Chỉ một số ít môn mới có sách giáo khoa.

Cũng theo ông Hiền, giáo viên làm sách dựa trên chương trình khung chung của trường. Sách chỉ là tài liệu dạy học chứ không phải là chương trình cố định phải dạy như Việt Nam. Họ dựa trên tiêu chí dầu ra của mỗi bài học, môn học được thống nhất căn cư vào đó giáo viên xây dựng học liệu theo cách sáng tạo của riêng mình.

"Họ dựa trên đầu ra tức là dựa trên kết quả mong muốn của mỗi trường xây dựng cho học sinh của mình để biên soạn chương trình và học liệu"- ông Hiền cho biết.

Cũng theo ông Hiền, việc coi sách giáo khoa là độc tôn chỉ còn lại của một số rất ít nước coi trọng giáo dục hàn lâm tức là chỉ muốn định hướng học sinh mình theo con đường đại học .

" Đó là trọng bằng cấp mà không chú trọng năng lực, đánh giá con người theo học vị chứ không theo tài năng, phân biệt địa vị xã hội theo bằng cấp. Hệ lụy là tạo ra mất cân đối trong nguồn nhân lực khi mà thầy thì nhiều mà đội ngũ lao động quan trọng nhất cho phát triển kinh tế xã hội là những người thợ có kỹ năng cao lại không đủ đáp ứng"- ông Hiền nêu quan điểm.

Ông Hiền cho rằng, những quốc gia có nền giáo dục phát triển họ tạo ra mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên có thể phát huy hết phẩm chất và năng lực sư phạm của mình trong công việc của họ trong đó việc chủ động tham gia và thiết kế học liệu cho môn học của mình hết sức quan trọng.

"Vì điều kiện mỗi trường, mỗi vùng không giống nhau. Nếu luật giáo dục đã thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt thì hà cớ gì sách giáo khoa lại thiết kế để dùng chung cho cả nước"- ông Hiền nêu quan điểm.

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cũng cho rằng, đã đến lúc sách giáo khoa cũng chỉ nên là tài liệu để giáo viên tham khảo và giảng dạy để cho thấy sự đa chiều trong cách tiếp cận vấn đề chứ không phải là pháp lệnh như hiện nay.

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý
20:21:20 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông trùm Diddy làm loạn trong tù

Sao âu mỹ

21:15:59 17/11/2024
Các công tố viên đã cáo buộc Diddy quậy trong tù, trốn tránh việc giám sát các cuộc gọi và chỉ đạo người bên ngoài bịt miệng nạn nhân.

Á hậu Đảo thiên đường bị bóc chuyện hẹn hò bí mật?

Sao việt

21:12:05 17/11/2024
Bùi Khánh Linh bị soi hint hẹn hò với 1 chàng trai tên H.P, cả hai được cho là dùng chung ký tự đặc biệt. Qua hàng loạt chi tiết trên, cư dân mạng cho rằng Bùi Khánh Linh đang trong mối quan hệ yêu đương.

1 Chị đẹp gây choáng khi flex sở hữu 300 huy chương vàng suốt sự nghiệp, khóc nấc vì 1 lý do

Tv show

21:03:36 17/11/2024
Ca sĩ Ngọc Ánh cho biết trong quá trình hoạt động nghệ thuật đã nhận tới 300 huy chương vàng nhưng chưa bao giờ có cảm xúc đặc biệt như đứng trên sân khấu Chị đẹp đạp gió.

Nhà Ronaldo tổ chức sinh nhật cho con gái 7 tuổi, chuyên gia thắc mắc: "Tại sao lại có món này?"

Sao thể thao

21:00:56 17/11/2024
Hôm 12/11, cô bé Alana nhà Ronaldo chính thức tròn 7 tuổi. Trong dịp này, Ronaldo đang bận hội quân cùng đội tuyển Bồ Đào Nha nên không thể góp mặt.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn chặn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.