Trầm cảm sau sinh
Hạnh, cô gái 24 tuổi và vừa mới sinh con gái đầu lòng cách đây 4 tháng. Cô được chồng và mẹ chồng đưa đến thăm khám với nỗi lo sợ rằng cô có thể tự sát và gây ra nguy hại cho cô con gái 4 tháng tuổi.
Tranh minh họa: Lê Duy
Ngồi trong văn phòng cùng tôi, Hạnh tỏ ra mệt mỏi, mất năng lượng, ủ rũ và có thể khóc bất cứ lúc nào. Cô nói rằng từ cách đây hơn 1 tháng, cô cảm thấy không còn thiết sống nữa, cô chán nản và bi quan, hay suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tự tội và ý tưởng tự sát xuất hiện liên tục trong đầu. Cô ăn rất nhiều và đã tăng cân nhanh chóng đến gần 80kg. Cô ngủ bất kể lúc nào và thường rất mệt mỏi sau khi thức giấc.
Các dấu hiện của Hạnh được xem như các triệu chứng của tình trạng trầm cảm sau sinh, một vấn đề khá phổ biến của phụ nữ sau quá trình sinh đẻ một thời gian.
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu, trầm cảm sau sinh thường xảy ra ở 10-15% phụ nữ sau sinh. Mặc dù mỗi phụ nữ đều có nguy cơ, nhưng những phụ nữ sau đây có nguy cơ cao hơn: trải qua trạng thái buồn chán sau sinh (baby blues); có tiền sử trầm cảm trước đó; gia đình có tiền sử người trầm cảm; có nhiều yếu tố gây căng thẳng như: xung đột với chồng, khó khăn tài chính, xung đột với cha mẹ chồng…
Mặc dù trầm cảm sau sinh là khá phổ biến, nhưng nhiều phụ nữ thường không sẵn sàng tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp do không hiểu các trải nghiệm mình đang có. Vì thế các triệu chứng có thể ngày càng gia tăng, điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực, kể cả vấn đề an toàn của trẻ con, hoặc quá trình phát triển nhân cách sau này của các em bởi có bà mẹ trầm cảm. Việc thăm khám và điều trị thường có sự phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng mới có hiệu quả lâu dài và tránh tái phát.
Tại sao tập thể dục giúp chúng ta thông minh hơn?
Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.
Qua những phân tích ở trên, có thể bạn đang cho rằng những ý tưởng tuyệt vời nhất sẽ chỉ đến khi bạn để bản thân nghỉ ngơi. Thế nhưng, còn một cách khác để khởi động tâm trí và kích thích nó nảy sinh sáng kiến, đó là tập luyện cơ thể. Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng nghe nói đến việc tập thể dục giúp tâm trạng con người trở nên tích cực hơn.
Gần đây, nhiều nghiên cứu còn đưa ra kết quả chứng minh là: một chế độ tập thể dục thường xuyên thậm chí hỗ trợ cải thiện tâm trạng tốt hơn thuốc chống trầm cảm. Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.
Ảnh minh họa. Nguồn: Cliff Booth/Pexels.
Để hiểu rõ hơn luận điểm này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc cơ thể con người. Như bác sĩ John J. Ratey đã chỉ ra trong cuốn sách tuyệt vời của ông - Spark: The Revolutionary New Science of Exercise and the Brain ( Khơi Nguồn Sáng Tạo: Nghiên Cứu Mang Tính Cách Mạng Về Tác Động Của Tập Thể Dục Đến Trí Não) , cơ thể chúng ta được tạo ra để sử dụng rất nhiều năng lượng hàng ngày.
Từ thời xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã phải đi bộ từ năm đến mười dặm một ngày chỉ để tìm được đủ lượng thức ăn giúp họ tồn tại.
Ngày nay, chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày chỉ để ngồi trước máy tính. Sự thiếu vận động trầm trọng đó tạo ra sự mất cân bằng về chức năng trong cơ thể.
Đây không phải điểm khác biệt duy nhất giữa chúng ta và tổ tiên khi xưa. So với thời kỳ đồ đá, cuộc sống ngày nay căng thẳng hơn rất nhiều. Nếu ngày xưa, vấn đề lớn nhất là bị tấn công bởi loài động vật săn mồi, thì giờ đây, chúng ta phải đối mặt với nhiều yếu tố gây căng thẳng hơn thế rất nhiều.
Đa phần chúng ta đều không tự chủ được giờ giấc của mình, và liên tục phải chạy theo các thời hạn trong công việc. Không chỉ vậy, nhờ hệ thống cập nhật thông tin 24/7, mỗi ngày, mỗi giờ, chúng ta đều tiếp nhận thêm những thông tin không mấy tích cực, như các vụ giết người, tai nạn máy bay và thảm họa thời tiết khốc liệt xảy ra xung quanh chúng ta.
Nhìn chung, có vô số điều khiến chúng ta lo lắng mỗi ngày. Mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bị đe dọa, não bộ chúng ta sẽ kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, làm giải phóng các chất hóa học vào máu và từ đó thúc đẩy cơ thể chúng ta hành động. Nếu chúng ta chối bỏ hay ngăn mình làm theo bản năng đó, chúng ta có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý như lo lắng, giảm khả năng tập trung và thậm chí trầm cảm.
Bằng cách tập thể dục, chúng ta có thể khôi phục lại sự cân bằng cho tâm trí của mình. Rèn luyện cơ thể vừa giúp chúng ta đốt cháy năng lượng thừa, vừa đồng thời giúp chúng ta giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Một điều thú vị nữa về luyện tập thể dục thể thao đó là nó không chỉ hỗ trợ cải thiện tâm trạng thông qua việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh endorphin có tác dụng giảm đau, mà còn tăng cường khả năng tiếp thu thông tin của não bộ.
Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực thần kinh học đã cho thấy rằng cơ thể chúng ta khi tập luyện sẽ sản sinh một loại protein mang tên là hoạt chất dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), có chức năng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh nằm ở hồi hải mã. Một nghiên cứu khác vào năm 2007 cũng chỉ ra rằng hai lần chạy nước rút ba phút là đủ để kích thích cơ thể tạo ra BDNF, hỗ trợ tăng khả năng ghi nhớ lên đến 20 phần trăm.
Nỗi khổ của người vợ mất chồng, mắc chứng trầm cảm Sau khi chồng mất, người phụ nữ dần sống thu mình và nghĩ là gánh nặng của gia đình nên có ý định muốn tự tử để giải thoát. Cách đây 6 tháng, chồng bà Nguyễn Thị Hà (66 tuổi) qua đời. Từ đó, bà trở nên mệt mỏi buồn chán, bi quan, hay suy nghĩ tiêu cực, khó tập trung các công...