Trại giam Thủ Đức: Hướng thiện cho những phận người lầm đường lạc lối
‘Sự kỳ vọng của cán bộ, anh chị em ở đây khiến tôi luôn dặn lòng, về rồi phải là một người lương thiện’, bà Nguyễn Thị Ngọc Hương (42 tuổi) xúc động khi cầm tờ quyết định đặc xá trở về nhà.
Ngôi nhà thứ 2 của phạm nhân
Thượng tá Phạm Thị Minh Hải – Phó giám thị trại giam Thủ Đức (Z30D thuộc Cục C10, Bộ Công an) cho biết, trại giam Thủ Đức thuộc diện lớn nhất nước hiện nay, có 8 phân đội, 8 đội nghiệp vụ, đóng trên địa bàn xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, giáp ranh với 9 xã, thị trấn thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Giai đoạn hiện tại trại đang giáo dục, rèn luyện cho hơn 6.000 phạm nhân.
Trong dịp lễ 2/9 năm nay, trại giam Thủ Đức có 62 trường hợp được hưởng đặc xá. Ảnh: Chí Hùng
“Ở đây, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng trại giam Thủ Đức văn minh, thân thiện, nghĩa tình. Những mảnh đời lầm lỡ khi đến nơi này, chúng tôi xem như người thân để giúp họ hướng đến tương lai một cách tích cực nhất…”, Thượng tá Hải chia sẻ.
Những ngày tháng 9, phạm nhân ở đây nôn nao trong không khí lễ đặc xá. Toàn trại có 62 người thuộc diện đặc xá đợt này, nhiều người được trở về với gia đình. Còn những người ở lại, vẫn đang từng ngày nỗ lực cho ngày về không xa phía trước…
Đó là nữ phạm nhân Trần Hà Duy (33 tuổi) ở phân trại 3, cựu sinh viên từng bị tuyên án tử hình về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, sau đó được Chủ tịch nước ân giảm xuống chung thân.
Mở đầu câu chuyện, Duy chủ động nhắc lại chuyện cũ: “Thời gian trước khi vào trại, với mức án tử hình, em gần như tuyệt vọng, chán chường, cứ khóc suốt. Thế rồi khi đón nhận được tình cảm ở đây; cán bộ xem em như đứa em, các phạm nhân khác với em như anh em một nhà. Thứ tình cảm đó như cứu vớt cuộc đời em, tái sinh ra em lần nữa và em xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình…”.
Phạm nhân Trần Hà Duy tìm lại niềm lạc quan cuộc sống và đang phấn đấu từng ngày cho ngày về không xa. Ảnh: Chí Hùng
Video đang HOT
Nữ phạm nhân kể thêm, niềm vui của mình là sau mỗi giờ lao động là đọc sách. Hà Duy khoe: “em đọc hết sách và phần nhiều là kinh Phật trong thư viện phân trại, để tìm sự bình yên trong tâm hồn. Với em mọi thứ giờ chỉ là sự lạc quan, hướng về tương lai, sẽ cố gắng phấn đấu…
Em biết với tội chung thân của em thì ngày về xa lắm, nhưng em có niềm tin, có sự phấn đấu từng ngày thì ngày về sẽ ngắn lại”.
Hiện tại Hà Duy đang phấn đấu để sớm được giảm từ án chung thân xuống án có thời hạn.
Một phạm nhân khác là Tạ Thị Phương Anh (46 tuổi) từng trượt dài, bất cần đời vì nhiễm HIV và bị án tù 4 năm về tội “mua bán trái phép chất ma túy”.
Nữ phạm nhân kể, khi mới nhập trại đã từng tỏ thái độ đàn chị, ngang bướng, vô kỷ luật vì chẳng còn gì để mất. “Cán bộ cứ tỷ tê, nhỏ nhẹ tâm sự đã làm tôi cảm động, cảm hóa con người tôi. Từ đó giúp tôi nhận ra đời còn nhiều điều tốt đẹp, ít ra còn có người mẹ già đang chờ tôi trở về”.
Phạm nhân Tạ Thị Phương Anh rơi nước mắt khi nhắc tới mẹ già. Ảnh: Chí Hùng
Hiện phạm nhân này là tổ trưởng tự quản lao động, trong tổ có 35 nữ phạm nhân khác. Từ một người tuyệt vọng, giờ người phụ nữ này đã trở thành điểm tựa, là người để trút bầu tâm sự, tư vấn cho các chị em phạm nhân ở đây.
Nữ phạm nhân cho biết, do được trại cấp phát thuốc đặc trị đều đặn nên hiện sức khỏe của mình khá tốt.
Trong thời gian thụ án, Phương Anh được hai lần giảm án là 8 và 12 tháng tù. Nữ phạm nhân mong mỏi từng ngày để trở về, phụng dưỡng, báo hiếu mẹ già, bởi những năm tháng đầy lỗi lầm của mình đã lấy đi nhiều nước mắt của mẹ.
Được biết, Ban giám thị trại giam Thủ Đức đã phát động nhiều phong trào thi đua trong phạm nhân. Điển hình là phong trào gây quỹ “Tấm lòng vàng” kịp thời giúp đỡ những phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn, đau bệnh, không có người thăm nuôi….
Chính sự đối đãi tình cảm đó khiến những phạm nhân, dù là dân anh chị ở ngoài đời hay những người tuyệt vọng, bất cần đời cũng thức tỉnh, ‘quay về’ gây dựng cuộc đời mới.
Người bạn đồng hành trong quá trình cải tạo của phạm nhân
Khi chia sẻ với chúng tôi, Ban giám thị, cán bộ Trại giam Thủ Đức thường dùng cụm từ “giáo dục, lao động và rèn luyện”, để nói về quá trình cải tạo của các phạm nhân đang thụ án nơi đây.
Thượng tá Phạm Thị Minh Hải cho biết: “Chúng tôi xác định giáo dục là quan trọng nhất trong công tác quản lý giam giữ. Mỗi phạm nhân khi đến đây, đều được nắm bắt kỹ lưỡng về gia cảnh, tâm tư tình cảm; từ đó tìm cách giáo dục, rèn luyện họ ngày càng tiến bộ, tích cực trong suy nghĩ, hành động…”.
Thượng tá Phạm Thị Minh Hải – Phó giám thị trại giam Thủ Đức. Ảnh: Chí Hùng
Đại úy Trần Thị Linh, cán bộ đội Giáo dục – hồ sơ, chia sẻ, với mỗi phạm nhân đến với trại giam Thủ Đức đều trải qua một quá trình giáo dục kỹ lưỡng qua những giai đoạn khác nhau như: đầu vào (giai đoạn nhập trại), giai đoạn giữa (rèn luyện) và giai đoạn đầu ra (tái hòa nhập cộng đồng). Theo Đại úy Linh, trại dựa trên nòng cốt là khung của Cục C10, Bộ Công an đưa ra nhưng nhuẫn nhuyễn, kết hợp nhiều phương pháp, giữa lý luận và thực tiễn những câu chuyện để phạm nhân dễ tiếp nhận nhất.
“Chúng tôi đặt mình vào hoàn cảnh của họ, xem họ như người thân để dễ dàng nắm bắt tâm lý, chia sẻ với họ những khó khăn, áp lực để động viên, cùng nhau định hướng cho tương lai.
Chính vì vậy chúng tôi thực sự là những người bạn. Có những anh chị đã chấp hành xong án, trở về xã hội, nhưng cán bộ giáo dục như chúng tôi vẫn có mối dây liên hệ. Họ có khó khăn, áp lực trong cuộc sống thì có thể liên hệ để chia sẻ. Chúng tôi kịp thời động viên, san sẻ để vượt qua áp lực, hướng đến cuộc sống ổn định”, Đại úy Linh kể.
Bộ phận giáo dục của Đại úy Linh hiện có 7 cán bộ, luân phiên xuống các phân trại để thực hiện công tác giáo dục.
Trại giam Thủ Đức hiện có hơn 6.000 phạm nhân đang cải tạo và đây là trại giam lớn nhất nước. Ảnh: Chí Hùng
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ giáo dục này còn tổ chức các lớp xóa mù cho các phạm nhân không biết chữ, với niên hạn 1 năm và phối hợp cùng Phòng giáo dục huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cấp chứng chỉ cho phạm nhân hoàn thành. Bên cạnh đó, tại phân trại 1, nhóm cán bộ giáo dục còn tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho phạm nhân người nước ngoài đang thụ án.
Đại úy Linh cho biết thêm, nhóm cán bộ giáo dục ban ngày giáo dục phạm nhân, tối về còn dạy ôn bài cho các chiến sĩ nghĩa vụ, chờ thi vào các trường CAND.
Đại úy Linh, một giáo viên người miền Trung, chuyển ngành mặc quân phục CAND, gắn bó với công tác giáo dục những người lầm lỡ cũng như nhiều cán bộ ở trại giam đã xem cả cuộc đời gắn liền với mảnh đất đầy tình người này.
Cảnh báo nguy cơ đuối nước rình rập
Liên tiếp các vụ đuối nước thương tâm xảy ra trước và trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai là hồi chuông cảnh báo nguy cơ đuối nước luôn rình rập, nhất là đối với học sinh khi mùa hè đang đến gần.
Khu vực xảy ra vụ đuối nước tại xã Giang Điền (H.Trảng Bom). Ảnh: CTV
Trong 2 ngày 1 và 2-5, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xảy ra 2 vụ đuối nước thương tâm khiến 3 trẻ em tử vong và mất tích do bị trượt chân té xuống kênh nước và ao trữ nước tưới thanh long khi đang chơi đùa gần đó. Cũng vào trưa 1-5, 4 học sinh lớp 11 Trường cấp 2-3 Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) bị nước cuốn và nhấn chìm khi đang tắm tại bãi cạn sông Đồng Nai, đoạn qua địa bàn xã Đồng Nai (H.Bù Đăng). Trước đó, tại Đồng Nai, vào ngày 29-4, cũng xảy ra vụ đuối nước khiến 2 nữ sinh học THCS tử vong do trượt chân rơi xuống hồ đá (hình thành từ mỏ đá sau khi khai thác) ở xã Giang Điền (H.Trảng Bom).
Thời gian qua, dù công tác tuyên truyền về phòng ngừa đuối nước đã được cơ quan báo chí, ngành chức năng đẩy mạnh. Nhiều vụ việc cụ thể, giải pháp phòng ngừa, kỹ năng tránh đuối nước đã được nêu ra để người dân nắm bắt và cảnh giác nhưng tình trạng đuối nước vẫn xảy ra. Qua những vụ đuối nước gần đây cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do nạn nhân không biết bơi; thiếu kỹ năng thoát hiểm (khi rơi vào vùng nước xoáy, sóng dữ); không lường trước những nguy hiểm khi vui chơi ở khu vực sông, suối, hồ nước; khu vực bị đuối nước thường ở vùng sâu, vùng xa, ít người qua lại nên công tác cứu hộ, cứu nạn không kịp thời...
Trước thực tế đó, cần đặt ra những giải pháp cấp bách để ngăn ngừa tình trạng đuối nước. Ngoài giải pháp tăng cường công tác truyền thông, để phòng tránh đuối nước cần quan tâm hơn đến việc phổ cập kỹ năng bơi lội, kỹ năng thoát hiểm khi gặp vùng nước xoáy hoặc sóng dữ cho trẻ em, nhất là trẻ em ở những vùng sông nước.
Theo tôi biết, Đồng Nai đã xây dựng dự thảo đề án Xóa mù bơi cho học sinh tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021 nhưng đến nay vẫn không triển khai được do nguồn kinh phí xây dựng hồ bơi không hề nhỏ. Trước tình hình đó, trong thời gian chờ các ngành tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án nêu trên, thiết nghĩ nên kêu gọi xã hội hóa việc xây dựng hồ bơi và liên kết với trường học để dạy bơi cho học sinh trên địa bàn cũng là một cách hay để xóa mù bơi cho học sinh. Vì thực tế, đa phần trẻ em được học bơi là những trường hợp ở khu vực đô thị do cha mẹ chủ động cho đi học bơi, còn vùng nông thôn, vùng sông nước lại ít được học bơi bài bản nên trẻ thường không biết xử trí khi bị tai nạn đuối nước bất ngờ.
Mặt khác, gia đình và nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở học sinh tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm, nhất là không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những hố nước sau khi khai thác đất, đá hoặc các hố trữ nước tưới hoa màu... Trẻ em khi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
Đồng Nai có 7.950 thí sinh không xác nhận xét tuyển đại học Ngày 24-8, Bộ GD-ĐT công bố số lượng thí sinh không xác nhận nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thí sinh Đồng Nai tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại điểm thi Trường THPT Ngô Quyền (TP.Biên Hòa) Theo đó, hết ngày 23-8, ngày cuối cùng cho phép thí sinh xác...