Trái cây không thay được rau
Trái cây đúng là rất quý, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng trái cây thay rau xanh thì lại không hợp lý.
Hiện nay, có nhiều trẻ ít ăn rau nhưng nguyên nhân không hẳn hoàn toàn từ trẻ không chịu ăn mà không ít trường hợp là do bố mẹ không chịu cho trẻ ăn rau. Sở dĩ như vậy là vì nhiều người quan niệm rằng rau không phải là chất bổ hoặc cứ nghĩ cho trẻ ăn rau sẽ dễ bị tiêu chảy, ỉa phân xanh, thậm chí là do ngại phải chế biến phức tạp.
Nhiều bà mẹ thấy con không chịu ăn rau liền thay thế bằng cách cho ăn nhiều trái cây. Trái cây đúng là rất quý, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng trái cây thay rau xanh thì lại không hợp lý.
Bởi vì hàm lượng vitamin và các chất khoáng trong rau cao hơn trong trái cây (ví dụ hàm lượng caroten, các loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2-6 lần trong cam, chanh).
Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, nhất là rau gia vị, còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quý, như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô…
Video đang HOT
Như vậy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy bên cạnh việc cho con uống nước cam, nước chanh, ăn dưa hấu, hồng xiêm…, các bà mẹ cần luôn nhớ cho thêm rau xanh mỗi khi nấu cháo, bột, cơm cho trẻ ăn. Càng cho trẻ ăn nhiều loại rau và hoa quả thì càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ.
Cần tập cho trẻ ăn rau từ thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung. Cụ thể, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì cho ăn rau bằng cách thái, băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột hoặc cháo, tăng dần tỉ lệ từ ít đến nhiều và thay đổi các loại rau trong bữa ăn hằng ngày.
Đối với trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên thì lúc đầu có thể thái nhỏ, nấu canh dạng súp trộn lẫn vào cơm cho ăn, khi nấu cũng phải chọn loại rau để nấu từng loại canh thích hợp (ví dụ rau mồng tơi, rau đay nấu với cua; rau ngót nấu với thịt; rau cải nấu với cá rô, cá lóc), trẻ lớn hơn có thể ăn rau xào, rau luộc.
Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo NLĐ
Mất chức năng đàn ông vì... nhung hươu
Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Nguyễn Xuân Hướng kể một trường hợp viêm ruột và "hỏng" luôn cả chức năng đàn ông khi dùng nhung hươu.
Nhiều người thấy nhung hươu bổ, lại được quảng cáo chữa bách bệnh như: tăng cường sinh lý, vô sinh, lao phổi, viêm gan, xơ gan, ung thư... nên mua về dùng dẫn tới những tai họa khôn lường.
Khổ như dùng... nhung hươu
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam kể về trường hợp mất chức năng đàn ông do dùng nhung hươu mà ông từng gặp. Đó là một người đàn ông gần 40 tuổi, nghe đồn uống rượu ngâm nhung hươu tươi sẽ có "sức mạnh" vô địch và đẻ toàn con trai nên mua về ngâm uống với hy vọng có người nối dõi. Nào ngờ, khỏe đâu chưa thấy, một tháng sau anh bị viêm ruột, điều trị khắp nơi không khỏi.
Khi tới bác sĩ Hướng, anh mới biết nguyên nhân là do không cạo lông nhung, để nguyên thế ngâm rượu. Khi uống, lông đâm vào ruột gây viêm ruột nặng. Không chỉ có thế, nạn nhân còn mất luôn cả chức năng đàn ông vì đã uống quá nhiều rượu ngâm nhung hươu.
Theo ông Hướng, nhung hươu tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được, nếu dùng không đúng có thể nguy hiểm. Thực tế, không ít "đại gia" mua một lúc 3 - 5 cặp nhung về để dùng cho khỏe, nhưng một thời gian sau đến khám thì thấy thận suy nhược trầm trọng.
Cần theo chỉ dẫn của bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam, cho biết qua nghiên cứu, cả Đông lẫn Tây y đều kết luận lộc nhung có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, giúp vết thương chóng lành và nhất là có tác dụng tốt với các chứng bệnh như tim, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật, nhưng không phải là thuốc tiên chữa bách bệnh. Người ta đang thổi phồng tác dụng của nó chữa bách bệnh, như vô sinh, lao phổ, viêm gan, xơ gan... và ai cũng có thể dùng được, điều này không đúng và rất nguy hại.
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và gluxit... Nhưng nếu dùng liều mạnh sẽ gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết. Vì thế, với những người bị nóng trong người do âm hư sinh nội nhiệt (người gầy, hay sốt về chiều, môi khô, miệng khát, táo bón, tiểu ít và đỏ), người bị huyết áp cao, tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy, người hẹp van tim, có độ đông máu cao và những người viêm thận nặng không nên dùng.
Tốt nhất, chỉ dùng khi thật cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ và ngưng sau 2 - 3 tuần. Nhung rất bổ nên dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Thực tế, nhiều người lạm dụng nhung, dùng không đúng bệnh, không đúng liều lượng khiến toàn thân bị co giật, nóng rát ngực, liên tục đổ mồ hôi, đông máu...
Theo Đất Việt
5 mẹo ăn uống để có làn da đẹp Để làn da luôn căng tràn sức sống và khỏe đẹp trong suốt mùa thu đông này, các chị em hãy thực hiện ăn uống hàng ngày theo những chỉ dẫn đơn giản dưới đây nhé! Ăn trái cây vào bữa sáng Bạn có biết rằng trong khi ngủ, cơ thể bạn được giải độc và tự làm sạch bằng cách thải ra...