Trách nhiệm với tương lai
Câu chuyện sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, “nặng” về học thuật nhưng lại thiếu chuẩn mực trong ngôn ngữ, nhiều “sạn”, giá sách mới cao…, trở thành đề tài “ nóng” tại phiên thảo luận của Quốc hội.
Ảnh minh họa
Không phải ngẫu nhiên mà dư luận lại có phản ứng mạnh mẽ với SGK môn Tiếng Việt lớp 1 trong thời gian qua. Bởi, những câu chuyện ngụ ngôn trong sách như Cua, cò và đàn cá; Hai con ngựa; Lừa, thỏ và cọp; Thỏ thua rùa…, được kể lại theo mục đích của người biên soạn trở nên “biến dạng”, không còn giữ được nguyên bản giá trị, không phù hợp với lứa tuổi lớp 1. Đáng lo hơn nữa, trong sách cũng không hiếm những từ ngữ mang tính địa phương, ngôn ngữ thiếu trong sáng, đầy khó hiểu đối với học sinh lớp 1 như “nhá”, “nom”, “chén”, “tợp”…
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải xem lại những bất cập trong SGK mà các chuyên gia đã chỉ ra, điển hình là một số bộ sách gây dư luận không tốt, đồng thời làm rõ trách nhiệm và xử lý, khắc phục hậu quả kịp thời.
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về một số điểm chưa phù hợp trong SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định và tác giả. Bộ trưởng đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, kiểm tra, kết luận cụ thể các nội dung theo phản ánh.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã làm việc với Hội đồng thẩm định, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học.
Video đang HOT
Cần phải khẳng định, đổi mới SGK, chương trình phổ thông là việc lớn, khó khăn và không tránh khỏi những thiếu sót. Đây là năm học đầu tiên triển khai chương trình SGK giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1. Đến nay, Bộ trưởng GD&ĐT đã phê duyệt, cho phép sử dụng 46 SGK thuộc 5 bộ SGK lớp 1 của 3 nhà xuất bản. Việc có nhiều bộ SGK đã tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh lựa chọn và khắc phục tình trạng độc quyền SGK như trước đây.
Tuy nhiên, với việc cả 5 bộ sách đều dính các lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền, về ngữ liệu, nhiều đại biểu khẳng định việc này cho thấy quy trình thẩm định, phát hành sách lỏng lẻo, dễ dãi, vội vàng. Các đại biểu đề nghị các cơ quan có trách nhiệm dũng cảm nhìn thẳng sự thật, cho dừng sử dụng những bộ SGK chất lượng thấp. Cần thiết thì nên lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục mới để hoàn thiện chặt chẽ.
Nhiều ý kiến cũng không đồng tình với đánh giá của Bộ GD&ĐT là đã chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn SGK tinh giản nội dung không cần thiết để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Vì SGK lớp 1 mới có giá cao gấp đôi bộ sách cũ, khiến nhiều bậc phụ huynh bức xúc.
Rõ ràng, SGK lớp 1 được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, không được trợ cấp một phần chi phí như SGK lớp 1 cũ nên giá thành cao hơn. Do vậy, các đại biểu đề nghị, Quốc hội sớm đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhằm tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với SGK, nhất là việc chính sách trợ giá đối với học sinh nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT cần rà soát chặt chẽ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn để không gây quá tải cho học sinh, trong đó nghiêm cấm việc “ép” học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào và có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm.
"Sách lớp 1 có "sạn", nhưng không đến mức chuyển cơ quan điều tra"
Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) cho rằng sách lớp 1 đúng là có lỗi, có sạn nhưng không đến mức phải chuyển cơ quan điều tra để xác định trách nhiệm các bên liên quan như kiến nghị của một số đại biểu.
Sáng nay -11, những sai sót trong sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Cánh Diều tiếp tục làm "nóng" phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) nêu quan điểm lỗi trong sách giáo khoa chỉ có sai hoặc đúng, chứ không có lỗi "chưa phù hợp", và cho rằng khâu thẩm định, phát hành sách còn lỏng lẻo, vội vàng và các đùn đẩy trách nhiệm như vừa qua khiến dư luận không hài lòng.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền
Nữ đại biểu Phú Yên mong các cơ quan có trách nhiệm mạnh dạn nhìn thẳng sự thật, không thể dừng lại ở việc rút kinh nghiệm và kiến nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm trong sự cố sách giáo khoa lớp 1, đặc biệt là lỗi sai về trách nhiệm phải được xử lý thật nghiêm minh.
Chia sẻ với lo toan, trăn trở của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cùng một số đại biểu khác xung quanh sách giáo khoa lớp 1 mới, song đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) cho rằng việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang phải chuyển hướng từ truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh sang phát triển năng lực, phẩm chất người học.
"Những "hạt sạn" trong sách giáo khoa là điều không tránh khỏi. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã hứa và thực sự chỉ đạo rất quyết liệt trong nội bộ ngành để xử lý vấn đề này", bà Ngô Thị Minh nói.
Nhấn mạnh tính đúng đắn của chủ trương về sách giáo khoa mới, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nhìn nhận trong năm đầu tiên thực hiện thì việc xuất hiện một số sai sót là khó tránh và đề nghị các đại biểu có cái nhìn chia sẻ, cùng chung sức với Bộ GD-ĐT thực hiện thành công chủ trương này.
Đại biểu Bùi Văn Phương
Đồng quan điểm này, đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) cho rằng sách lớp 1 đúng là có lỗi, có sạn nhưng không đến mức phải chuyển cơ quan điều tra để xác định trách nhiệm các bên liên quan như đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) nêu trong phiên thảo luận ngày 3-11.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sau khi sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều bị cử tri, nhân dân phản ứng, Bộ đã kiểm tra và thấy đúng là có một số nội dung chưa phù hợp.
Ngay sau đó, Bộ đã yêu cầu hội đồng thẩm định, tác giả, nhà xuất bản nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu và hiện đang chỉnh sửa cho phù hợp với ngữ điệu, tâm lý lứa tuổi lớp 1.
"Kinh nghiệm, sách giáo khoa được hiệu đính, chỉnh sửa thường xuyên chứ không phải ban hành xong là xong", Bộ trưởng GD-ĐT nói và cho biết đã chỉ đạo tất cả các nhà xuất sản các bộ sách còn lại đều phải rà soát.
Sách giáo khoa: Không thể sửa kiểu chắp vá Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến việc đăng lên mạng bản thảo sách giáo khoa để xin góp ý đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, nhà khoa học và người dân Chỉ còn 10 ngày nữa là đến hạn Nhà Xuất bản (NXB) ĐH Sư phạm TP HCM và các tác giả của sách giáo khoa (SGK) Tiếng...