Trả hồ sơ vụ “nữ quái” lừa hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để làm rõ thêm hành vi của một số bị cáo và các tình tiết liên quan.
Ngày 5/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, ở Hà Nội) và 24 đồng phạm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” và “ Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
“Nữ quái” Nguyễn Thị Hà Thành (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) và các đồng phạm tại phiên xử sáng 5/1 (Ảnh: CTV).
Mở tòa, HĐXX xác định, phiên xử vắng mặt 2 bị cáo, nhiều bị hại, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) và 5 luật sư bào chữa, trong đó có luật sư của bị cáo Thành.
Trình bày trước tòa, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành xin hoãn phiên tòa vì luật sư của bị cáo vắng mặt. Nhiều bị cáo khác và một số luật sư cũng có cùng quan điểm với bị cáo Thành.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa; đồng thời, trả hồ sơ vụ án cho Viện KSND Hà Nội để làm rõ thêm hành vi của một số bị cáo và các tình tiết khác liên quan.
Móc nối cán bộ ngân hàng, chiếm đoạt 430 tỷ đồng
Video đang HOT
Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến 2018, Nguyễn Thị Hà Thành hoạt động kinh doanh tự do bị thua lỗ nên đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân trong xã hội. Thành vay của người sau trả cho người trước.
Thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Qua các quan hệ xã hội, Thành tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn.
Sau đó, Thành lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các Hợp đồng tín dụng, vay các ngân hàng với số tiền lớn. Cho nên các ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), thương mại cổ phần Việt Á (VAB) và thương mại cổ phần Đại Chúng VN (PvcomBank – PVB) đều coi Thành là khách VIP.
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ vay tiền của người sau để trả gốc và lãi cao cho người trước nên trong từ ngày 5/6/2018 đến ngày 26/11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Từ đó, Thành đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tiền từ NCB, PVB, VAB và các cá nhân khác nhau.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (Ảnh: CTV).
Tại NCB, từ ngày 18/6/2018 đến 21/8/2018, Nguyễn Thị Hà Thành vay của anh Đặng Nghĩa Toàn 50 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu anh Toàn gửi tiền tiết kiệm vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ.
Thành cùng Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) sử dụng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark lập khống các Hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với Công ty Eurocell (đã chấm dứt hoạt động từ năm 2017) và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nguyên.
Lợi dụng sự tin tưởng và thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng NCB trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân, Thành cùng Tùng ký giả chữ ký của vợ chồng anh Toàn trên các chứng từ, chiếm đoạt của NCB tổng số tiền 47,5 tỷ đồng.
Tại PVB, cũng với thủ đoạn trên, ngày 17/10/2018, Nguyễn Thị Hà Thành vay của anh Toàn 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu anh Toàn gửi tiền tiết kiệm vào ngân rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ; cùng Nguyễn Thanh Tùng lập khống hợp đồng mua bán, đối chiếu công nợ; làm giả chữ ký, lăn giả dấu vân tay…, chiếm đoạt của PVB số tiền 49,4 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng VAB, trong khoảng thời gian từ ngày 5/6/2018 đến ngày 26/11/2018, Nguyễn Thị Hà Thành có hành vi vay tiền của các cá nhân: Nguyễn Thị Thu Hà (5 tỷ đồng), Phan Thị Tuất (70 tỷ đồng), Trần Văn Thanh (10 tỷ đồng), Nguyễn Giang Hòa (10 tỷ đồng), Nguyễn Thành Luân (21,5 tỷ đồng); Đỗ Thị Quỳnh Anh (35 tỷ đồng), Triệu Đình Hoan (160 tỷ đồng), Đặng Nghĩa Toàn (20 tỷ đồng), Nguyễn Tiến Dũng (25 tỷ đồng).
Sau đó, Thành nhờ Đặng Thị Quỳnh Hương (Trưởng phòng Khách hàng cá nhân – Phòng giao dịch Đông Đô, VAB) chạy dòng tiền…
“Nữ quái” câu kết với Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên viên quan hệ khách hàng, Phòng Khách hàng doanh nghiệp – VAB), Đặng Thị Quỳnh Hương và sự giúp sức của Nguyễn Mai Phương (Kiểm soát viên Phòng giao dịch Đông Đô – VAB), lợi dụng sự vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, sự thiếu trách nhiệm trong hoạt động ngân hàng của một số nhân VAB.
Từ đó, Thành đã yêu cầu VAB phát hành thêm các hợp đồng tiền gửi trái quy định của VAB; đề nghị đại diện VAB ký giấy ủy quyền, giấy đề nghị kiêm xác nhận tạm khóa tài khoản…, sau đó giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu của các khách hàng nêu trên các đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố số dư tiền gửi hoặc lấy danh nghĩa của họ để vay tiền tại VAB (các đồng sở hữu không biết, không tham gia vào việc cầm cố số dư tiền gửi vay tiền của Hà Thành).
Cơ quan tố tụng cáo buộc, Thành đã chiếm đoạt của ngân hàng VAB 273,9 tỷ đồng; chiếm đoạt của chị Thu Hà 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thành và Nguyễn Thị Thu Hương còn lừa anh Vũ Đức Tùng, Triệu Hùng Cường, Vũ Thành Luân ký chứng từ vay, chứng từ rút tiền để Thành chiếm đoạt của anh Triệu Hùng Cường số tiền 29 tỷ đồng; chiếm đoạt của Vũ Đức Tùng (Đỗ Thị Quỳnh Anh) số tiền 19,5 tỷ đồng; chiếm đoạt của Vũ Thành Luân số tiền 9,5 tỷ đồng.
Công an Quảng Nam xử lý nghiêm hoạt động "tín dụng đen"
Lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam đã tăng cường công tác đấu tranh, xử lý tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", nhưng hiện nay hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn tiềm ẩn phức tạp.
Theo thống kê, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 26 vụ, 32 đối tượng phạm tội liên quan hoạt động "tín dụng đen"; trong đó có 24 vụ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, 1 vụ cưỡng đoạt tài sản và 1 vụ hủy hoại tài sản, tập trung ở các địa bàn trọng điểm như TP Tam Kỳ (10 vụ); TP Hội An (8 vụ); thị xã Điện Bàn (2 vụ); huyện Duy Xuyên (2 vụ); huyện Quế Sơn và Thăng Bình mỗi nơi 1 vụ.
Ngoài ra, còn phát hiện nhiều vụ, đối tượng tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc có liên quan đến "tín dụng đen". Về đối tượng, cơ quan chức năng phát hiện, khởi tố 8 vụ, 16 bị can là người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Bắc vào địa bàn tỉnh Quảng Nam chuyên hoạt động về "tín dụng đen", còn lại là các đối tượng thường trú trên địa bàn tỉnh, hầu hết là các đối tượng đã có tiền án, tiền sự.
Đơn cử, ngày 23/12/2021, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an các địa phương bắt giữ khẩn cấp 5 đối tượng, gồm: Nguyễn Hữu Tĩnh (SN 1989), Nguyễn Phước Vĩnh (SN 1988), Trần Thị Thúy Phượng (SN 1977), cùng trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên; Nguyễn Văn Trì (SN 1963, trú xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) và Lê Nam Chung (SN 1991, trú quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
Khám xét khẩn cấp phương tiện, nơi ở của các đối tượng thu giữ 3 khẩu súng, 51 viên đạn, 1 bình xịt hơi cay, nhiều mã tấu, gậy gỗ, 2 xe ôtô, 8 ĐTDĐ cùng nhiều giấy tờ vay mượn, các tài liệu, vật chứng có liên quan. Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất từ 108% đến 240%, tổng số tiền cho vay lên đến 40 tỷ đồng; thu lợi bất chính 20 tỷ đồng.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài làm thiệt hại đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi, chi phí cao, nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng, một bộ phận thanh, thiếu niên vay tiền để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng trái phép chất ma túy, cờ bạc...
Lợi dụng tình hình trên, các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" đã lập nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến, các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội để tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật, lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống.
Các đối tượng hình sự hoạt động cho vay lãi nặng nhắm đến một bộ phận tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ, thanh, thiếu niên, các đối tượng cần tiền "vay nóng" phục vụ hoạt động kinh doanh, các nhu cầu bất chính. Từ hoạt động "tín dụng đen" dễ phát sinh nhiều loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác như đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, tổ chức đánh bạc...
Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh, ngày 28/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành công văn đề nghị Công an tỉnh thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen"; chủ động nắm tình hình địa bàn, đối tượng, triệt xóa các băng nhóm, đường dây, đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan đến loại tội phạm này.
Bên cạnh đó, cần đấu tranh mạnh với các loại tội phạm phát sinh từ hoạt động "tín dụng đen" như cho vay lãi nặng, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, giết người, cưỡng đoạt tài sản... và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội thường có mối quan hệ với "tín dụng đen" như cờ bạc, ma túy.
Đặc biệt, tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam thành lập Tổ công tác liên ngành; giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở VH-TT&DL, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Nam tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu liên quan đến "tín dụng đen" để xử lý theo quy định pháp luật.
Đồng thời, siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhất là dịch vụ cầm đồ; xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động không phép, biến tướng để hoạt động "tín dụng đen", đòi nợ thuê; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở nhiều lần vi phạm theo quy định của pháp luật...
Sau 2 lần trì hoãn, tòa bất ngờ trả hồ sơ vụ ông Hiệp "khùng" Ông Nguyễn Thế Hiệp đề nghị triệu tập thêm nhân chứng, cán bộ định giá tài sản; bị hại đề nghị tòa xem xét lại việc định giá tài sản của họ. Tòa sơ thẩm quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sáng nay, 27/12, Tòa án nhân dân quận Ba Đình (Hà Nội) mở lại phiên xét xử bị...