Trà đậu bắp với gừng, uống đều đặn là công thức tuyệt vời điều trị bệnh tiểu đường
Đậu bắp là một thực phẩm khá phổ biến gần đây. Mỗi năm từ tháng 5 đến tháng 9, đậu bắp lại trở thành món ăn ưa thích của nhiều gia đình.
Ở Ấn Độ, người ta thường dùng đậu bắp như một phương thuốc để điều trị bệnh tiểu đường. Đậu bắp ngâm lấy nước, uống trong vòng 2 tuần, lượng đường trong máu bắt đầu giảm. Nhưng cần phải chú ý vì đậu bắp có tính lạnh không hợp với những người đang bị tiêu chảy hoặc dễ bị đi ngoài.
Có thể đun sôi và để nguội đến nhiệt độ phòng trước khi dùng, phù hợp cho những bệnh nhân có độ đường thấp hoặc đái tháo đường giai đoạn II.
Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp:
1. Chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức khoẻ, bảo vệ gan, dạ dày và ruột.
2. Đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, và đường, có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu.
3. Nó còn chứa nhiều chứa vitamin A và beta-carotene, có lợi cho sức khoẻ của võng mạc và duy trì tầm nhìn.
4. Nó giàu kẽm, selen và các yếu tố vi lượng, có thể tăng cường khả năng tự chống lại các bệnh ung thư của cơ thể.
Video đang HOT
5. Đậu bắp còn giàu vitamin C và chất xơ hoà tan, có thể làm cho da trắng và mịn màng.
6. Đậu bắp cũng giàu canxi. Việc hấp thụ và sử dụng canxi là cao hơn và tốt hơn so với sữa, là một nguồn cung cấp canxi tốt cho người ăn chay và trẻ em đang phát triển.
7. Mucin trong đậu bắp giúp ức chế sự hấp thu đường, do đó nó đã được sử dụng như một phương thuốc cho bệnh tiểu đường trong những năm gần đây.
8. Đậu bắp cũng chứa các thành phần dược liệu đặc biệt có thể tăng cường chức năng thận, giúp tăng cường các chức năng sinh lý ở nam.
Hãy áp dụng công thức nước đậu bắp dưới đây. Chỉ cần ngâm đậu bắp trong nước rồi uống liên tục trong 2 tuần, lượng đường trong máu sẽ giảm dần.
Nước đậu bắp gừng:
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 quả đậu bắp, 2 lát gừng
Cách làm:
1. Đậu bắp tươi, cắt đầu, cắt đuôi, thái lát.
2. Cho 2 lát gừng vào nước đun sôi, để nguội nước.
3. Cho đậu bắp vào cốc nước trong lúc nước còn ấm rồi ngâm qua đêm.
Theo phunugiadinh/dkn
Bà bầu có nên ăn mít không?
Rất nhiều người cho rằng quả mít có tính nóng nên khi mang bầu thường không dám ăn. Nhưng liệu điều đó có đúng không? hãy đọc bài viết sau đây để hiểu hơn về tác dụng của loại quả này với bà bầu nhé!
Mang bầu có nên ăn mít?
Tuy có một ngoại hình không bắt mắt nhưng về giá trị dinh dưỡng, trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2... và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho...
Hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Trước đây, mít chỉ ra trái vào cuối mùa xuân và chín vào giữa mùa hè, nhưng hiện nay với nhiều giống mít mới thì chúng ta sẽ được thưởng thức mít quanh năm. Những bà bầu ăn mít thực sự rất bổ dưỡng cho sức khỏe và thai nhi,vì vậy đừng vì những quan niệm không đúng đắn mà bỏ qua loại quả này nhé!
Những tác dụng mà quả mít đem lại
Củng cố hệ miễn dịch: Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường "bức tường" miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp "ngọt ngào" giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.
Tăng cường hoạt động tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
Trị huyết áp cao cho bà bầu: Kali trong mít có tác dụng hạ huyết áp tuyệt vời. Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Bởi vậy, nếu mẹ bầu ăn mít trong thai kỳ sẽ góp phần duy trì mức huyết áp ổn định, đặc biệt với mẹ bầu có tiền sử bị cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
Kiểm soát, điều tiết Homone: Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, mít có tác dụnggiúp chị em kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ. Nhờ dinh dưỡng trong mít, bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Hơn nữa, ăn mít cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi bệnh thông thường.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mẹ bầu thường xuyên ăn mít sẽ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt bởi mít là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Mặc dù vậy, khác với sắt từng động vật, sắt từ thực vật thường khó hấp thu hơn nhiều.
Với chia sẻ bên trên chắc hẳn nhiều bà bầu sẽ biết thêm về kinh nghiệmchăm sóc thai nhi trong quá trình mang bầu.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu ăn thịt gà được không? Thịt gà là một loại thực phẩm phổ biến, thường xuất hiện trong bữa ăn của gia đình Việt Nam và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi mang bầu người ta lại lo lắng rằng ăn thịt gà có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe của mẹ không. Bài viết này sẽ giải thích những điều đó....