TP.HCM từ 1.10: Người dân đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác có được không?
Theo Chỉ thị mới của TP.HCM, từ 1.10, người dân TP.HCM không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác.
Phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi TP.
Người dân TP.HCM khi lưu thông nội ô sẽ quét mã QR và không được tự ý đi lại giữa các tỉnh. Ảnh BÍCH NGÂN
Theo Chỉ thị tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP.HCM, được công bố sáng nay, người dân đang ở TP.HCM không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác. Phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép lưu thông trong phạm vi TP.
Trường hợp cấp thiết phải đi lại liên tỉnh phải thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Chỉ thị và Sở GTVT TP.HCM.
Việc lưu thông liên tỉnh sẽ được áp dụng đối với các đối tượng ưu tiên (công vụ, công nhân, chuyên gia, người đi khám chữa bệnh); tổ chức vận chuyển người lao động về TP.HCM và các trường hợp cấp thiết theo hướng dẫn của Sở GTVT TP.HCM.
Người nước ngoài khi nhập cảnh vào TP.HCM tiến hành khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó sử dụng mã QR hoặc các giấy tờ thay thế cho các hoạt động tại Thành phố.
Covid-19 sáng 30.9: Cả nước 779.398 ca nhiễm, 583.509 ca khỏi | Cách tải app chống dịch PC-Covid
Lý do, theo UBND TP.HCM, tính đến ngày 29.9, công tác phòng chống dịch của TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, hệ thống y tế được tăng cường, củng cố; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% được tiêm mũi 1 và trên 45% được tiêm mũi 2; một số hoạt động thí điểm phục hồi kinh tế – xã hội tại Q.7, H.Cần Giờ, H.Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM vẫn còn phức tạp, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mặt khác, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 của TP.HCM chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của TP.HCM phải cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả Vùng.
Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu người dân khi tham gia lưu thông nội ô phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Đồng thời, thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang – Khoảng cách – Khai báo y tế – Khử khuẩn – Không tụ tập đông người).
Khi người dân có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở,…) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh Covid-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115.
Trường hợp người dân cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
Quy định không tự phát rời TP.HCM sau ngày 30.9: Hẹn 'Đến tết con sẽ về'
Nhiều bạn trẻ dù nhớ quê nhà nhưng vẫn chọn ở lại TP.HCM sau ngày 30.9 và thậm chí hẹn gia đình đến tết con sẽ về. Số khác thì mong muốn được tạo điều kiện để về quê.
Nhiều người trẻ mong mỏi được về thăm nhà sau thời gian dài kẹt ở TP.HCM. Ảnh A.B
Khi TP.HCM sẽ từng bước nới lỏng lệnh giãn cách xã hội sau ngày 30.9, một số bạn trẻ mong muốn được tạo điều kiện để về quê, còn số khác quyết định bám trụ tại thành phố.
Muốn được về với gia đình
Nguyễn Thị Cẩm Tiên, 24 tuổi, trọ ngay tâm dịch Q.Gò Vấp (TP.HCM) bùng phát hồi tháng 5, đã chọn ở lại thành phố vì sợ về gây nguy hiểm cho gia đình và người thân quê nhà.
Thời gian đầu, cô nghĩ rằng TP.HCM sẽ sớm khống chế được dịch, công ty vẫn đang hoạt động nên cố bám trụ. Tuy nhiên, công ty kiệt quệ vì không thể kinh doanh, chính thức đóng cửa vào đầu tháng 9 khiến cô mất việc.
Tờ lịch bàn của Cẩm Tiên chi chít dấu tích đếm ngày TP.HCM "mở cửa". Ảnh NVCC
"Thất nghiệp, giá thực phẩm cao, tiền trọ... mỗi tháng tiêu tốn ít nhất cũng hơn 3 triệu đồng. Hiện tại, tôi vẫn cầm cự được nhưng vài tháng tới, nếu không thể về quê thì rất khó khăn", Cẩm Tiên kể.
Đặc thù công việc của Tiên là kinh doanh, do dịch nên không thể mở cửa, cô không có thu nhập, các khoản hỗ trợ của chính quyền chưa từng đến tay cô. "Suốt 5 tháng qua, tôi đã dùng hết số tiền tiết kiệm. Những người thất nghiệp như chúng tôi không thể cố thêm nổi nữa. Lúc này, tôi chỉ muốn được về với gia đình", Tiên tâm sự.
Còn lần về quê gần nhất của Phan Thị Thanh Thảo (22 tuổi, quê Ninh Thuận) là vào tháng 4. Nay Thảo đành "chôn chân" ở phòng trọ phường Tân Phú, TP.Thủ Đức (TP.HCM) và làm việc trực tuyến tại nhà. Cảm giác nhớ nhà vẫn thường trực trong tâm trí của cô gái trẻ. Mỗi ngày, Thảo đều tranh thủ gọi điện hỏi thăm tình hình cha mẹ ở quê.
Nhiều lần cha mẹ nói vui với Thảo là "đợi tết rồi về" vì lo ngại con gái di chuyển vào thời điểm này khá nguy hiểm. "Gia đình nhớ tôi lắm nhưng vẫn nửa đùa nửa thật vì chỉ còn 4 tháng là đến tết. May mắn là tôi vẫn có việc làm mùa dịch nên vẫn sống ổn định", cô nói.
Qua dịch, Cẩm Tiên quyết định sẽ rời khỏi TP.HCM, về quê sinh sống và làm việc. Ảnh NVCC
"Khi nào chính quyền cho về thì về"
Cùng quê với Cẩm Tiên, Nguyễn Thị Minh Hoa (22 tuổi, trọ P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM) từng thử đăng ký về quê theo diện đón công dân của tỉnh nhưng những chuyến xe từ TP.HCM về Đồng Tháp liên tục kín chỗ. Vì vậy, cô đành chờ đến tháng 10 với mong mỏi thành phố sẽ mở cửa để được về thăm nhà.
"Lần cuối tôi về nhà là lễ quốc tế lao động 1.5. Hôm cha mẹ tiễn lên lại thành phố, tôi không nghĩ là 5 tháng rồi vẫn chưa được về lại. Đêm nào, tôi cũng gọi điện để được gặp cha mẹ, em trai nhưng nhớ thì vẫn nhớ", Hoa tâm sự.
Còn Cẩm Tiên thì lên báo tìm đọc về chính sách hỗ trợ người thất nghiệp hay các đoàn xe đón công dân về quê nhưng kết quả không khả quan. Ngậm ngùi tiếp tục ở lại thành phố sau 30.9, cô vẫn mong chính quyền sẽ cố gắng tạo điều kiện để công dân có thể về quê theo nguyện vọng.
Người dân ở TP.HCM tự phát về quê hồi giữa tháng 8 được chính quyền vận động quay lại. Ảnh A.B
"Tôi quyết định về quê tìm việc nên nếu về sẽ không quay lại thành phố nữa. Năm nay là một năm quá buồn với mọi người. Tôi chỉ mong sớm được về nhà, tranh thủ kiếm tiền rồi đón cái tết ấm êm bên gia đình", Tiên chia sẻ.
Tuy nhiên, trong cuộc họp hôm 28.9, lãnh đạo các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên đã thống nhất đề xuất người ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An không tự ra khỏi địa bàn sau ngày 30.9. Dù nhớ nhà nhưng một số bạn trẻ cho rằng đây là việc nên làm vì chính quyền đang cố bảo vệ người dân và quê nhà của họ. Họ cho rằng người dân nên chờ các đoàn xe đưa đón thay vì tự phát đi về quê.
"Tôi cũng hiểu lý do tại sao TP.HCM không để dân tự về quê lúc này. Kiểm soát được dịch đã khó, mở cửa để mạnh ai nấy đi càng khiến công sức mấy tháng qua đổ sông đổ biển. Tôi nghĩ rằng các bạn trẻ nên ở lại đến khi nào chính quyền cho về thì về", Hoa nói.
Quận Tân Bình đạt tất cả tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19 Quận Tân Bình là địa phương tiếp theo của TP.HCM đạt 6/6 tiêu chí theo quyết định số 3979 của Bộ Y tế. Quận Tân Bình tổ chức khám sàng lọc, tiêm vắc xin COVID-19 tận nhà người dân - Ảnh: KIM ÚT Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Tân Bình vừa có báo cáo UBND TP.HCM về kết quả xét...