TP.HCM: Người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ
Theo Sở Y tế TP.HCM, thành phố dự kiến sẽ triển khai cho người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 9 tháng đầu năm và hoạt động trọng tâm quý 4, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, trong buổi làm việc với TP.HCM vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ mong muốn TP.HCM tiên phong trong việc xây dựng cơ chế, chính sách để mọi người dân được theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là xu thế của thế giới trong chăm sóc sức khỏe dự phòng cho người dân.
Sở Y tế sẽ đăng ký triển khai thí điểm tích hợp khám sức khỏe định kỳ, tích hợp hồ sơ sức khỏe điện tử với chương trình WHO PEN. Đây là gói can thiệp thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh không lây nhiễm Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
(Ảnh minh hoạ)
Cũng trong hội nghị, ông Thượng cho biết, ngành y tế gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn vì dịch Covid-19. Trong đó, có nhiều khó khăn đã tồn đọng từ trước, qua dịch Covid-19 lại bùng ra rõ ràng hơn.
Video đang HOT
Khó khăn điển hình là một số bệnh viện, trung tâm, trạm y tế, không còn tiền để thực hiện Nghị quyết 03 về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số nhân viên y tế nghỉ việc tiếp tục gia tăng.
Ông Thượng cũng nhấn mạnh về thực trạng điều dưỡng nghỉ việc ngày càng tăng và có nhiều người đã nghỉ hẳn. Thậm chí tại một số khoa, số điều dưỡng ít hơn cả bác sĩ, điều rất hiếm xảy ra trước đây, gây ảnh hưởng chất lượng chăm sóc người bệnh bị ảnh hưởng. Một số bệnh viện đang gặp khó trong tuyển dụng điều dưỡng mới.
Do đó, Sở Y tế kiến nghị chi ngân sách chi 500 tỉ đồng để giải quyết các khó khăn trên, không để bất công cho các nhân viên y tế, đồng thời nên mở rộng đối tượng được hưởng quyền lợi này bao gồm cả nhân viên hợp đồng. Đồng thời, cần nghiên cứu hỗ trợ học phí, thậm chí miễn phí học điều dưỡng để tăng số lượng học sinh đăng ký.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, khó khăn nổi bật hiện nay là tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Một số bệnh viện mất cân đối thu chi, thậm chí thâm hụt, không đủ tiền chi lương, thưởng cho nhân viên.
Báo động gia tăng các bệnh không lây nhiễm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân của 74% ca tử vong trên toàn cầu.
Một bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh: H.Dung
Ngoài những yếu tố nguy cơ không thể phòng tránh, người dân cần biết được các yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
* Số bệnh nhân tăng 20% so với 10 năm trước
BS Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết thời gian qua, bệnh viện ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch tăng cao, khoảng 20% so với 10 năm trước. Trung bình mỗi tháng có từ 7-8 ngàn bệnh nhân khám ngoại trú các bệnh lý liên quan đến tim mạch, chủ yếu là tăng huyết áp, bệnh mạch vành mạn tính, thuyên tắc huyết khối, rối loạn nhịp, rung nhĩ, suy tim. Độ tuổi phổ biến nhất là người trên 60 tuổi và nam giới.
Đối với khối nội trú, bệnh nhân nằm rải rác ở các khoa điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch. Riêng Khoa Nội tim mạch có từ 40-50 bệnh nhân điều trị nội trú/ngày. Các bệnh nhân nhập viện thường trong tình trạng vào các đợt cấp của suy tim mạn tính; nhồi máu cơ tim cấp; cơ địa có nhiều bệnh nền như: tiểu đường, suy thận, lão suy nhưng chưa muốn can thiệp tim mạch; viêm phổi; nhiễm trùng các cơ quan trên nền bệnh tim mạch; các bệnh lý về van tim (hẹp, hở van tim, van 2 lá)...
BS Bích Vân cho hay, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Trong đó có những yếu tố không thể tránh được như: tuổi, giới tính, rối loạn lipid máu, di truyền. Còn lại, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể tránh được, người dân cần biết và thực hiện nghiêm để phòng tránh bệnh.
Cụ thể, người dân không nên hút thuốc lá, vì hút thuốc lá được đánh giá là yếu tố nguy cơ cao gây các bệnh lý về tim mạch. Khói thuốc lá có chứa hàng ngàn chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp, làm viêm các phế nang, viêm các phế quản, tiểu phế quản, làm tổn thương các vách phế nang và tiểu phế quản dẫn đến các bệnh như phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, các chất độc trong khói thuốc làm viêm hệ thống mạch máu, nhất là những mạch máu nhỏ, mạch máu lớn gây các bệnh lý như: phình, xơ vữa động mạch chủ, động mạch thận, xơ vữa mạch vành, mạch máu não, động mạch cảnh. Thậm chí, ảnh hưởng đến các mạch máu chi dưới gây viêm tắc các động mạch chi dưới.
* Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên
Theo thông báo mới đây nhất của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 2 giây lại có 1 người dưới 70 tuổi trên thế giới chết vì các bệnh không lây nhiễm. Các bệnh không lây nhiễm không phải chỉ là vấn đề của các nước giàu. Nghiên cứu cho thấy, có đến 86% các ca tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch là cao nhất, đặc biệt ở các nước như Afghanistan và Mông Cổ.
BS Bích Vân cho rằng, ngoài những yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi, người dân có thể phòng tránh các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng bằng nhiều cách.
Trước hết là không hút thuốc lá. Bởi thuốc lá không chỉ gây hại cho chính bản thân người hút mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người hít phải khói thuốc. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, cá, thịt trắng trong khẩu phần ăn hằng ngày, hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Kiểm soát đường huyết tốt bằng cách hạn chế ăn ngọt và các chất có thể làm đường trong máu tăng lên, hạn chế ăn chất béo, không ăn mỡ, nên lựa chọn các loại dầu ăn tốt cho cơ thể như: dầu đậu phộng, dầu ô liu, dầu đậu nành; hạn chế ăn muối, nhất là ở người từ 65 tuổi trở lên.
Người bị béo phì với chỉ số BMI từ 30 trở lên cần kiểm soát cân nặng bằng cách hạn chế ăn tinh bột, đường; thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để đưa chỉ số BMI về mức từ 18-23. Các nghiên cứu đã chứng minh, những người nữ có vòng eo từ 80 trở lên, nam có vòng eo từ 90 trở lên là những người có yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Việc sử dụng rượu, bia cần được điều chỉnh ở mức hợp lý, không nên sử dụng quá nhiều bia, rượu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Uống rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây xơ gan, ung thư, làm chết 1,7 triệu người mỗi năm.
Các bệnh không lây nhiễm gây ra 3/4 tỷ lệ tử vong toàn cầu Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo về vai trò chính của việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm do hút thuốc, ăn kiêng kém, rượu, lối sống ít vận động và ô nhiễm. Ảnh minh họa Báo cáo mới nhất của WHO cho biết, các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính, tiểu đường, tử vong ở...