TPHCM: Làng bánh ú lá tre “cháy hàng” dịp Tết Đoan Ngọ
Với tuổi đời hơn 50 năm, nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM, làng bánh ú lá tre vẫn còn giữ nguyên được nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Mặc dù chưa đến Tết Đoan Ngọ (rơi vào thứ năm, mùng 5 tháng 5 Âm lịch), nhưng bánh ú nơi đây đã liên tục “cháy hàng”, ai nấy cũng đều tất bật làm bánh để kịp giao cho khách.
Ghé thăm làng bánh ú lá tre trên đường Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8, TPHCM, từ sáng sớm dọc tuyến đường này những sạp bánh ú tấp nập người mua. Đa số khách ghé mua với số lượng lớn từ 50-100 cái.
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Phạm Thế Hiển, gần 20 lò làm bánh ú đang tất bật chuẩn bị bánh cho khách. Được biết, năm nào cũng từ 1.5 Âm lịch, cả con hẻm lại bắt đầu ngâm nếp, rửa lá, gói bánh, luộc bánh… khá nhộn nhịp.
Theo cô Trần Thanh Loan, 57 tuổi, với hơn 30 năm làm bánh ú, năm nay đơn bánh được đặt nhiều hơn so mọi năm. “Mỗi ngày chị em nào làm giỏi được 2.400 cái, thế nhưng làm tới đâu là bán hết tới đó. Có nhiều đơn hàng được đặt trước cả tháng với số lượng lớn”.
Lá bánh sau khi đưa về từ Tây Ninh, Đắk Lắk sẽ được chọn lọc kĩ càng rửa sạch sẽ, để ráo nước.
Nhân bánh chủ yếu là đậu xanh, sau khi ngâm sẽ được nấu chín với đường, đảo đều.
Nhân bánh được vo thành viên nhỏ, để kịp làm bánh, nhân được chuẩn bị trước đó một ngày.
Nếp sau khi được ngâm 2 ngày với nước tro sẽ thấm vị thơm và có màu sắc đẹp.
Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được đề cao ở các khâu làm bánh.
Một xâu 60 cái sẽ được bán sỉ với giá 60.000-70.000 đồng/xâu.
Video đang HOT
Tuy làm luôn tay nhưng các cô làm bánh nơi đây, ai nấy cũng đều vui vẻ.
Để kịp giao bánh cho khách, các lò hầu như không ngưng lửa, cháy liên tục ngày đêm.
Tết Đoan Ngọ và những lưu ý chị em không thể bỏ qua về lễ vật cần mua để chuẩn bị thắp hương
Muốn ngày Tết Đoan Ngọ vẹn tròn ý nghĩa chị em không nên sắm thiếu những thứ này. Lưu ý tuy không nhiều nhưng vẫn cần làm đúng.
Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống rất quen thuộc với người Việt Nam, còn được gọi với tên khác là Tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, mỗi gia đình thường có mâm lễ tổ tiên, trời đất... nên việc sắm sửa đồ lễ là không thể thiếu.
Tết Đoan Ngọ cúng gì cũng không được quy định rõ. Đặc trưng của Tết Đoan Ngọ chính là hướng về cội nguồn, về cộng đồng nên ông cha ta thường làm mâm cơm canh, bánh trái, chè xôi, trà rượu dâng cúng ông bà tổ tiên, thổ thần, đất đai viên trạch để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây lành trái ngọt, nhà nhà yên vui.
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, trầu cau, cơm rượu nếp, lá xông.
1. Cơm rượu nếp
(Ảnh minh họa).
Là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu nếp cả 3 miền đều có và mỗi nơi sẽ có công thức làm đặc trưng. Cơm được nấu bằng gạo nếp lứt hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt trộn với men đã giã thành bột. Sau khoảng 2 ngày khi rượu nếp ngấu và có thể ăn được.
Cơm rượu nếp trắng có giá bán dao động từ 70 - 80.000 đồng/kg. Trong khi đó, cơm rượu nếp cẩm có giá cao hơn dao động từ 80 - 90.000 đồng/kg.
2. Lá xông
(Ảnh minh họa).
Ngày Tết Đoan Ngọ, người dân cũng thường mua lá xông để đuổi những điều kém may mắn khỏi người. Chỉ từ 15.000 đồng, là đã có trong tay một bó lá xông đem về nhà. Thông thường một bó lá xông bao gồm nhiều loại lá khác nhau như ngải cứu, ngũ trảo, khuynh diệp, liễu đỏ...
3. Trầu cau
(Ảnh minh họa).
Ngoài lá xông thì nhiều trầu cau cũng là mặt hàng được người dân tìm mua. Thời điểm này, một khay trầu cau nhỏ được đính kết, trang trí có giá dao động từ 40.000-100.000 đồng.
4. Bánh gio mật (Bánh tro)
(Ảnh minh họa).
Đây là loại bánh đã nằm trong kí ức của rất nhiều người. Thông thường, bánh khá ít xuất hiện ở các chợ nhưng cứ đến Tết Đoan Ngọ thì bánh gio lại xuất hiện nhiều lên trông thấy. Càng gần ngày Tết Đoan Ngọ bánh tro càng đắt khách hơn dao động từ 40 - 70.000 đồng/chục.
5. Hoa quả đúng mùa
(Ảnh minh họa).
Tuỳ sở thích, người nội trợ các vùng miền sẽ chọn những loại hoa quả đang vào mùa dịp tháng 5 Âm lịch để cúng Tết Đoan Ngọ. Với người miền Bắc, những loại trái cây thường góp mặt trong mâm cúng gia tiên là mận, roi, đào, táo hay vải... Sự đa dạng của hoa quả nhập khẩu ngày nay cũng giúp các gia đình có thêm sự bày biện đẹp mắt đón Tết Đoan ngọ.
Các loại quả có thể cúng như mận: 60 - 80.000 đồng/kg (loại đẹp), vải: 20 - 30.000 đồng/kg, cam sành: 20 - 25.000 đồng/kg, ổi: 25 - 30.000 đồng/kg.
6. Hoa tươi
(Ảnh minh họa).
Các mẫu hoa khá đa dạng, ngoài các chậu hoa trang trí, làm cảnh thì còn có nhiều loại hoa, lá có thể dùng để thờ cúng. Chẳng hạn hoa đồng tiền giá 23.000 đồng/bó, thạch thảo giá 30.000 đồng/bó, cúc nhánh giá 33.000 đồng/bó, cẩm chướng, cát tường giá 40.000 đồng/bó, mõm sói 50.000 đồng/bó, cúc đơn 65.000 đồng/bó, thủy tiên 70.000 đồng/bó, lily thơm 100.000 đồng/bó, hoa sen 40 - 60.000 đồng/bó 10 bông, hoa bưởi từ 250 - 300.000 đồng/kg hoa cả cành....
Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào
(Ảnh minh họa).
Nếu như Tết Nguyên Đán là Tết khởi đầu cho một năm thì Tết Đoan Ngọ là Tết khởi đầu cho một mùa vụ.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Đoan Ngọ được tiến hành cúng vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Tuy nhiên, theo sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục cũng đã được tinh giản đi và việc cúng Tết Đoan Ngọ đúng ngày giờ cũng không còn quá quan trọng. Thường các gia đình có thể sắp xếp khoảng thời gian cúng bái cho phù hợp với sinh hoạt của mình.
Sát Tết Đoan Ngọ: Cơm rượu nếp tiếp tục là "hàng hot", tiểu thương hối hả trả đơn khách đặt hàng từ sáng sớm đến tối khuya Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), như thường lệ các bà nội trợ đã hối hả mua sắm cơm rượu nếp, món không thể thiếu trong ngày này. Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương tạ ơn...