TP.HCM: Lần đầu tiên sau 10 năm, lượng người khám chữa bệnh giảm sâu
Dưới tác động của dịch Covid-19, lượng người khám chữa bệnh nội trú, kể cả ngoại trú của năm 2020 giảm nhiều so với năm 2019.
Đầu mùa dịch Covid-19, nhiều bệnh viện vắng bóng bệnh nhân. – ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 11.1, Sở Y tế TP.HCM công bố số liệu khám chữa bệnh năm 2020. Kết quả cho thấy số lượng bệnh cả ngoại trú và nội trú đều giảm sâu so với năm 2019.
Cụ thể, số lượng khám chữa bệnh ngoại trú các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM (chưa tính bệnh viện bộ ngành) là trên 39,6 triệu lượt, giảm 4,2 triệu lượt so với năm 2019 (giảm hơn 20%).
Video đang HOT
Trong đó, khối các bệnh viện tuyến thành phố giảm 21,3%, khối các bệnh viện quận huyện giảm 16,5%, khối trung tâm y tế và trạm y tế giảm 28,7%, khối các bệnh viện tư nhân giảm 20,9%, các phòng khám đa khoa tư nhân giảm 29,4%. Ngoài ra, các bệnh viện thuộc bộ, ngành cũng giảm 16,3%.
Trong khi đó, giai đoạn 10 năm liên tục trước đó (2010-2019) số lượt khám chữa bệnh ngoại trú cứ tăng dần mỗi năm.
Mặt khác, tổng số lượt khám và điều trị nội trú trong năm 2020 là hơn 1,7 triệu lượt, giảm hơn 419.000 lượt so với năm 2019 (khoảng 16%). Trong đó, khối bệnh viện thuộc Sở Y tế TP.HCM giảm 18,8%, bệnh viện quận huyện giảm 14,8%, bệnh viện tư giảm 4,5%…
Sở Y tế TP.HCM nhận định, dịch Covid-19 đã tác động rõ lên nhóm các bệnh viện quá tải, cả số lượt khám và điều trị nội trú tại các bệnh viện này giảm, như Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân 115…
Sở Y tế TP.HCM nêu lên những khó khăn, thách thức trong năm 2021, đó là dịch bệnh Covid-19 chắc chắn còn diễn biến phức tạp; chính sách liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến tỉnh đã bắt đầu có hiệu lực; chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt định mức của các bệnh viện thành phố trong các năm 2018, 2019 chưa được giải quyết; giá viện phí chưa cấu thành đủ các yếu tố, các bệnh viện tiếp tục được giao tự chủ trong những năm tiếp theo…
Sở Y tế tiếp tục kiến nghị UBND TP.HCM, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành có liên quan tham mưu Chính phủ có những chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho các bệnh viện công lập vừa đảm bảo cho các bệnh viện tự chủ tài chính ổn định vừa thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh được giao.
Sở Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện phải chủ động có kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hoạt động năm 2021 phù hợp với các yêu cầu thực tiễn khám chữa bệnh và nhất là góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành y tế TP.HCM hướng đến không ngừng nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân thành phố, xây dựng ngành y tế trở thành trung tâm chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á.
Hiểu đúng về cách sử dụng nhiệt để diệt SARS-CoV-2
WHO cũng khẳng định cách tốt nhất để phòng ngừa sự lây lan SARS-CoV-2 vẫn là rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60% bên cạnh việc đeo khẩu trang.
Trang tin Insider mới đây dẫn cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay mọi người không nên phụ thuộc vào cách dùng nhiệt độ, như tắm nước nóng, sử dụng máy sấy tay nóng, cố ý ở lâu dưới trời lạnh... hòng tiêu diệt SARS-CoV-2 (vi rút gây ra đại dịch Covid-19), bởi những cách này có tác dụng không rõ ràng.
WHO cũng khẳng định cách tốt nhất để phòng ngừa sự lây lan SARS-CoV-2 vẫn là rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60% bên cạnh việc đeo khẩu trang. - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cụ thể, WHO giải thích để tiêu diệt được hầu hết các loại vi rút, mức nhiệt thấp nhất cần sử dụng là khoảng 60C. Do đó, việc tắm, rửa tay bằng nước nóng với nhiệt độ cơ thể có thể chịu được, sẽ không thể tiêu diệt mầm bệnh. Cách này đơn giản sẽ loại bỏ bụi bẩn hiệu quả hơn là vi rút.
Ngoài ra, WHO còn khuyến cáo nhiệt độ đông lạnh cũng không thể tiêu diệt vi rút - trong đó có SARS-CoV-2. Cách này chỉ làm chúng chậm lại và tạm ngừng lây nhiễm. Tuy nhiên, khi được rã đông, trở về nhiệt độ phòng, vi rút sẽ bắt đầu sinh sôi trở lại.
WHO cũng khẳng định cách tốt nhất để phòng ngừa sự lây lan SARS-CoV-2 vẫn là rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60% bên cạnh việc đeo khẩu trang.
4 câu hỏi còn bỏ ngỏ về Covid-19 Sau một năm đại dịch Covid-19 khởi phát, vẫn còn đó nhiều câu hỏi bỏ ngỏ làm giới chuyên môn quốc tế đau đầu. Vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" đang được nghiên cứu, phát triển tại Trung tâm Vabiotech - ẢNH: NGỌC THẮNG Kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về...