TP.HCM: Không dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non
Đối với trẻ 5 tuổi, giáo viên kết nối với phụ huynh qua nhóm zalo, viber… chia sẻ, hướng dẫn nhằm chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ sẵn sàng vào lớp một.
Học sinh trường mầm non Măng Non, quận 10
Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn đối với giáo dục mầm non các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, sở yêu cầu các trường không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non mà cần tăng cường truyền thông, hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên duy trì kết nối với phụ huynh thông qua các nhóm zalo, viber…chia sẻ, tư vấn hướng dẫn trẻ khi ở nhà nhằm chuẩn bị tốt tâm thế, kỹ năng cần thiết để trẻ có thể sẵn sàng vào lớp một.
Video đang HOT
Để chuẩn bị đón trẻ quay lại trường, đề nghị các trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện vệ sinh khử khuẩn, khai báo y tế, các trang thiết bị phòng chống dịch…theo quy định.
Khi trẻ đến trường trở lại, các trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch theo quy định; giáo viên ưu tiên tổ chức hướng dẫn các nội dung bài tập trên bộ học liệu cá nhân trẻ.
Trước đó, ngày 24-2, UBND TP.HCM đã ra văn bản chỉ đạo cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục từ mầm non cho đến THPT và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 1-3.
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT cũng sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch trước và khi học sinh đi học trở lại.
Trẻ mầm non hào hứng với những bài học trực tuyến
Nhằm duy trì nề nếp học tập, nhiều trường mầm non đã triển khai công tác dạy học trực tuyến cho các bé phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
Giáo viên trường mầm non Yên Sở xây dựng bài giảng trực tuyến cho học sinh
Cô Vũ Thị Toán - Giáo viên trường mầm non Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Việc tổ chức dạy học trực tuyến là cần thiết trong thời điểm hiện nay, kể cả đối với trẻ mầm non.
Việc học giúp các con không buồn chán khi phải ở nhà một mình, đồng thời để các con tránh không phải tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại, máy tính và giúp các con ôn luyện được một số nội dung đã được học ở lớp.
Những ngày đầu sau kỳ nghỉ Tết, giáo viên các lớp đã bắt tay vào thiết kế các tiết học, lồng ghép các nội dung kế hoạch của trường kết hợp với các bài học trên internet để thiết kế các nội dung học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng lứa tuổi. Nội dung các bài học được giáo viên các lớp gửi cho các con thông qua nhóm Zalo của lớp.
Bên cạnh các tiết học được thiết kế theo kế hoạch hoạt động giáo dục, các cô giáo các lớp cũng đã gửi tới các bậc phụ huynh một số bài hát, bài thơ, câu chuyện các con đã học các bậc phụ huynh cho các con ôn lại.
Vì đặc điểm tâm sinh lý của các con ở lứa tuổi mầm non là các con dễ nhớ mau quên nên rất cần có sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh dành thời gian nghe con đọc, con hát và nhắc lại cho con nếu con không nhớ. Giáo viên cũng đã hướng dẫn cha mẹ học sinh chụp những tấm ảnh hoặc quay clip những khoảnh khắc các con học ở nhà để gửi lại cho cô giáo và lưu lại làm kỷ niệm cho các con.
Mới chỉ ngày đầu các con học qua internet nhưng cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và sự hào hứng, hứng thú, ham học của các con học sinh. Với phương châm học bằng chơi - chơi mà học có lẽ cũng sẽ mang lại cho trẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và lý thú trong những ngày các con nghỉ để phòng tránh dịch.
Sau thời gian nghỉ tết Tân Sửu, 100% các trường mầm non tại huyện Đan Phượng đã tổ chức gặp mặt CBGV, NV với nhiều hình thức trực tiếp, qua Zalo, phần mềm Zoom để phân công công việc theo từng chức trách nhiệm vụ, lên kế hoạch giúp các con học sinh tạm dừng đến trường nhưng không dừng học.
Bà Bùi Thị Thu Hằng- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng cho biết, ngay từ sau tết, các nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh để tư vấn cho phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày, thực đơn và các chất dinh dưỡng tốt trong mùa dịch, để phụ huynh có thể áp dụng tại gia đình. Các nhóm lớp đã thông báo kế hoạch tuyên truyền và phối hợp các bậc phụ huynh trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường.
Các nhà trường linh hoạt, chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh để phối hợp với cha mẹ hướng dẫn các con các kỹ năng cho trẻ tại gia đình thông qua Video, hình ảnh, thư ngỏ, bài tuyên truyền trên trang web và gửi qua nhóm Zalo, Viber, Facebook...
Với những việc làm trên của các cô giáo đã được các bậc phụ huynh bày tỏ sự phấn khởi, sự quan tâm của các cô giáo đối với trẻ và cũng đã thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để cùng thực hiện giúp các con tham gia các hoạt động học và bài tập khi ở nhà.
Để đảm bảo khi học sinh đi học trở lại, các nhà trường đã xây dựng phương án, kế hoạch và quy trình xử lý tình huống khi học sinh đi học trở lại đầy đủ và nghiêm túc, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.
'Bao giờ học sinh đi học lại hả mẹ?' 'Bao giờ học sinh đi học lại hả mẹ, con chán ở nhà với 4 bức tường lắm rồi. Ba mẹ đi làm hết. Con chẳng được nói chuyện với ai', chị Dương Thanh Hiền chạnh lòng khi nghe con gái học lớp 6 hỏi câu đó. Nguyễn Quốc Tiến Đạt, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (bìa trái) và các...