TP.HCM hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, TP.HCM cơ bản hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TP.HCM có 74.718 thí sinh đăng kí dự thi, bao gồm thí sinh học tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do. TP có 115 điểm thi, hơn 3.160 phòng thi ở 24 quận, huyện.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, hiện nay, nhiều trường, cơ sở giáo dục được chọn làm điểm thi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt cơ sở vật chất như phòng thi dự phòng, phòng cách ly, phòng hội đồng, phòng đặt máy camera, tủ đựng đề thi,… theo chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo TP.
Nay năm, TPHCM có 115 điểm thi với hơn 3.160 phòng thi ở 24 quận, huyện.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (Quận 10), một trong số 115 điểm thi của TP cho biết, nhà trường đã hoàn tất công tác chuẩn bị phục vụ kỳ thi. Bên cạnh đó để chủ động trong phòng chống dịch Covid-19, nhà trường không chủ quan, lơ là, luôn bám sát và thực hiện đúng sự chỉ đạo của sở và của thành phố.
“Trước kỳ thi, công tác khử khuẩn toàn trường đã được trường THPT Nguyễn Du tiến hành. Trường chúng tôi đã thuê một công ty tư nhân bên ngoài thực hiện rất tốt việc này. Đồng thời, hàng ngày bộ phận phục vụ đều lau sàn, vệ sinh bàn ghế bằng Cloramin B để khử khuẩn”, ông Huỳnh Thanh Phú nói.
Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) được chọn là điểm thi với khoảng 600 thí sinh tự do và thí sinh tại chỗ. Thầy Lưu Nguyễn Bỉnh Khoa, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường đã thực hiện đầy đủ quy trình về vệ sinh, khử khuẩn an toàn, phòng chống dịch Covid-19; chuẩn bị phương án kịp thời khắc phục sự cố mưa bão bất thường
“Về cơ bản đã chuẩn bị xong hết, nước rửa tay khô, máy do thân nhiệt cũng đã chuẩn bị xong. Ngoài ra, trường cũng lên kế hoạch sắp xếp các giáo viên để tiến hành đo thân nhiệt cho các em học sinh và cả các giám thị đến coi thi. Nói chung, trường đã tiến hành thực hiện theo các hướng dẫn của sở và y tế quận”, thầy Lưu Nguyễn Bỉnh Khoa cho hay.
Video đang HOT
Các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 (Ảnh minh họa)
Trả lời phóng viên VOV về việc đảm bảo an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD – ĐT TP.HCM (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2020 tại TP HCM) cho biết, Sở GD – ĐT đã thống nhất với Sở Y tế và Công an TP trong công tác phối hợp tổ chức thi trên địa bàn. Tại mỗi điểm thi, các thí sinh sẽ được kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào phòng thi. Các trường hợp biểu hiện bất thường về sức khỏe sẽ được bố trí thi trong khu vực dự phòng. Hiện, sở đang phối hợp với Sở Y tế rà soát và lập danh sách các em học sinh thuộc diện F1, F2, các thí sinh này sẽ thi đợt sau.
“Trưởng các điểm thi cũng lo lắng bởi tình hình mùa mưa như thế này thì khả năng các em mắc mưa gây ra cảm sốt thông thường, nhưng rất dễ hiểu nhầm là liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Cho nên, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị có các phòng thi dự phòng cũng như tăng cường cán bộ dự phòng ở các điểm thi. Khi có thí sinh ho sốt kịp thời cho các em thi riêng, để đảm bảo sự an toàn cho tất cả thí sinh dự thi và cán bộ coi thi”,ông Nguyễn Văn Hiếu cho hay .
Ngoài công tác đảm bảo kỳ thi an toàn, Sở GD – ĐT TP.HCM cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo tính chính xác và khách quan trong kỳ thi. Theo ông Hiếu, thành phố không lưu trữ đề thi và bài thi qua đêm tại điểm thi. Hàng ngày, đề thi sẽ được vận chuyển từ chỗ in sao đến các điểm thi vào buổi sáng và nhận bài làm của thí sinh vào buổi chiều mỗi ngày. Việc vận chuyển, bảo quản đề thi và bài thi được camera và lực lượng công an giám sát nghiêm ngặt 24/24./.
TP.HCM: 72 nhân sự in sao đề thi, không thuộc diện F0-F4
Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho biết, Sở này đã chuẩn bị nhiều phương án để đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn.
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều 3-8, ông Lê Hồng Sơn- Giám đốc Sở GD&ĐT TP cho biết, Sở yêu cầu các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục quận, huyện rà soát, lập danh sách các thí sinh, cán bộ, giáo viên thuộc diện F0, F1, F2. Những trường hợp này sẽ không tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Hai Bà Trưng, quận Tân Bình trong một tiết ôn tập. Ảnh: NTCC
Trong văn bản mới ban hành của Sở GD&ĐT về công tác phòng dịch COVID-19 cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở yêu cầu các đơn vị rà soát và không cử cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1, F2 tham gia các khâu của Kỳ thi.
Tiếp tục rà soát, yêu cầu tất cả thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi phải thực hiện khai báo y tế, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành y tế.
Đối với các trường được sử dụng làm điểm thi, Sở GD&ĐT đề nghị:
Các đơn vị phải phối hợp với cơ sở y tế địa phương thực hiện tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ điểm thi trước ngày làm việc đầu tiên hai ngày và sau mỗi ngày làm việc; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19 tại điểm thi.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trong công tác phòng chống dịch COVID-19: dung dịch sát khuẩn tay (cho mỗi phòng thi, phòng làm việc), dụng cụ đo thân nhiệt (tối thiểu 10 cái/điểm thi), khẩu trang... phục vụ cho kỳ thi.
Trong thời gian tổ chức thi, giữ gìn phòng thi, điểm thi sạch sẽ nhưng phải đảm bảo các yếu tố an toàn, bảo mật cho kỳ thi.
Đối với trưởng Phòng GD&ĐT các quận, huyện, Sở đề nghị xây dựng phương án phù hợp, đảm bảo an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương, hỗ trợ các điểm thi thực hiện quy định về giãn cách, nhất là cuối mỗi buổi thi.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM về công tác tổ chức kỳ thi, năm nay, TP.HCM có khoảng 75.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại 115 điểm thi với 3.160 phòng thi.
Đề thi đã được Hội đồng thi nhận bàn giao từ Bộ GD&ĐT vào ngày 30-7. Sau đó, được vận chuyển về bảo quản tại Sở GD&ĐT.
Quá trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản đề thi có sự tham gia, giám sát 24/24 của Công an TP. Đề thi sẽ được bàn giao cho Ban In sao đề thi theo quy định.
Nơi in sao đề thi: Địa điểm in sao đề thi được lựa chọn bố trí, thống nhất phương án cách ly 3 vòng độc lập.
Nhân sự in sao đề thi gồm 72 người. Vòng 1 gồm 60 người (Trưởng ban là lãnh đạo Hội đồng thi; uỷ viên, thư ký là công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở GD&ĐT hoặc trường phổ thông và 1 cán bộ Công an TP giám sát);
Vòng 2 gồm 3 nhân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát (Công an TP, Thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Sở); Vòng 3 gồm 2 nhân sự là cán bộ Công an TP.
Tất cả đều đã thực hiện Tờ khai Y tế, không thuộc diện F0 - F4, đã hoàn thành việc xét nghiệm COVID-19.
Việc vận chuyển đề thi sẽ được thực hiện vào sáng sớm (4 giờ 30) và nhận bài thi vào cuối mỗi ngày thi. Đề thi và bài thi được bỏ vào từng túi theo quy định, niêm phong và đóng gói theo phòng; các túi đề thi và bài thi sau đó lại được đóng gói trong thùng giấy có niêm phong; không để đề thi, bài thi qua đêm tại Điểm thi.
Việc vận chuyển đề thi và bài thi có sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT TP.HCM và Công an TP, luôn đảm bảo bảo mật và an toàn tuyệt đối. Bài thi sau đó được đưa về bảo quản tại Điểm chấm thi, có sự giám sát 24/24 của Công an TP.
Phòng chứa đề thi- bài thi tại các Điểm thi và phòng chứa bài thi tại Điểm chấm có camera quan sát liên tục 24/24 theo quy định. Công an TP tham gia giám sát về kỹ thuật đối với việc sự dụng, vận hành camera.
Về công tác coi thi, TP huy động 12.000 cán bộ, giáo viên tham gia. Sau đó, hơn 2.000 người làm công tác chấm thi, trong đó chấm tự luận 520 người, trắc nghiệm 150 người, làm phách bài thi hơn 700 người.
Công tác chấm thi, tất cả các khâu đều có sự tham gia giám sát của Thanh tra thi và Công an TP, đảm bảo an ninh, an toàn.
Ban chỉ đạo thi sẽ rà soát lịch sử di chuyển, tình trạng sức khỏe, đảm bảo 100% cán bộ có tham gia cách li không thuộc diện F0-F4.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép không tập trung toàn bộ cán bộ chấm chung 10 bài thi mà nên chia nhỏ theo đơn vị để thực hiện việc chấm chung. Nếu thực hiện theo Quy chế, TP sẽ phải tập trung khoảng 600 nhân sự thực hiện việc chấm chung, không đảm bảo quy định về giãn cách.
Yên Bái: Sẵn sàng phương án vận chuyển đề thi khi có mưa bão Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho kỳ thi, sẵn sàng ứng phó với mưa lũ và dịch bệnh, chuẩn bị các phương án an toàn cho thí sinh và cán bộ làm thi. Đặc biệt, sẽ kích hoạt phương án tổ chức thi an toàn trong trường hợp có dịch. Giờ ôn tập của cô trò Trường THPT Lê Quý Đôn,...