TP.HCM: Bệnh nhân đậu mùa khỉ không cần cách ly tập trung
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo bệnh nhân đậu mùa khỉ nên tự cách ly tại nhà trong 21 ngày và không cần áp dụng biện pháp cách ly tập trung.
Chiều 28.7, tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến phương án ứng phó của ngành y tế thành phố trong tình huống ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Ông Tâm cho biết đến nay, Bộ Y tế chưa có quyết định hay hướng dẫn nào về việc cách ly người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên, HCDC khuyến cáo bệnh nhân nên tự cách ly tại nhà trong 21 ngày là khoảng thời gian ủ bệnh, và người mắc bệnh đậu mùa khỉ không cần áp dụng biện pháp cách ly tập trung. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để kiểm tra và điều trị.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM giải đáp các câu hỏi về bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh THÀNH NHÂN
Lãnh đạo HCDC thông tin căn bệnh này xuất hiện trên người từ năm 1970 tại các một số nước ở châu Phi, sau đó lây lan sang các nước khác và có dấu hiệu lây giữa người với người từ đầu năm 2022. Bệnh lây lan từ người qua người thông qua dịch tiết, giọt bắn, mủ tại vết thương, không có khả năng lây truyền qua không khí.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận ca bệnh tại 75 quốc gia, với hơn 16.000 trường hợp, trong đó có 5 người tử vong, tất cả đều ở châu Phi. Cách đây 5 ngày, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sự bùng phát của dịch bệnh này ở nhiều quốc gia.
Video đang HOT
Hôm qua, 27.7, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Y tế cho phép áp dụng biện pháp khai báo y tế với người nhập cảnh tại các cửa khẩu của địa phương này nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và kịp thời phát hiện, điều tra, truy vết, quản lý ca bệnh, xử lý để không lây lan ra cộng đồng.
Số ca COVID-19 còn rất ít, Thanh Hóa giải thể các khu cách ly, điều trị COVID-19
Từ thực tế số ca bệnh ghi nhận trong tỉnh còn rất thấp, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định giải thể các cơ sở thu dung, điều trị, khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
Giải thể các khu cách ly, điều trị
Theo thông tin từ ngành y tế Thanh Hóa, trong 24 giờ qua địa phương này ghi nhận 105 bệnh nhân mắc COVID-19 mới. Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 165.846 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn, trong đó 165.585 người điều trị khỏi, 75 bệnh nhân tử vong. Như vậy số bệnh nhân đang điều trị còn rất thấp.
Từ thực tế số ca bệnh ghi nhận trong tỉnh còn rất thấp, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định giải thể các cơ sở thu dung, điều trị, khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể giải thể Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hoá (có địa điểm tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trường Đại học Hồng Đức, phố Thành Mai, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa) và Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cơ sở 2 thuộc Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hoá (có địa điểm tại dãy nhà N3, N4 khu nhà nội trú của Trường Đại học Hồng Đức).
UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao, trên cơ sở thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 và kết quả tiêm vaccine phòng COVID-19, chủ động quyết định việc giải thể các khu cách ly tập trung tại địa phương theo thẩm quyền; sẵn sàng phương án kích hoạt trở lại khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm quản lý, bản giao, xử lý, thanh lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị tài sản theo đúng quy định pháp luật.
Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện việc giải thể các Khu cách ly tập trung phòng, chống COVID-19 cấp tỉnh đã triển khai tại các doanh trại Quân đội trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 4; sẵn sàng kích hoạt trở lại khi có yêu cầu. Cơ sở vật chất, trang bị mua sắm bảo đảm bằng nguồn kinh phí địa phương ở đơn vị nào giao đơn vị đó quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, xử lý, thanh lý theo quy định.
Giao Sở Y tế, Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan trong việc quản lý, bàn giao, xử lý, thanh lý cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị tài sản và tiến hành thanh lý những trang thiết bị hư hỏng, hết niên hạn sử dụng tại Khu cách ly tập trung phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật.
Số ca bệnh còn rất ít, Thanh Hóa giải thể các khu cách ly tập trung COVID-19.
Sẵn sàng cho công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19, toàn tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 7.136.728 liều vaccine phòng COVID-19, đã triển khai 22 đợt tiêm chủng, đang triển khai tiêm mũi bổ sung, nhắc lại với kết quả cụ thể như sau:
- Có 2.394.767 người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 100%.
- Có 2.371.956 người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 99,1%.
- Có 287.357 trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 100,0%.
- Có 283.422 trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 99,2%.
- Đã có 2.272.895 người tiêm mũi bổ sung, nhắc lại, đạt tỷ lệ 94,9% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi bổ sung, nhắc lại.
Về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022, theo đó phạm vi triển khai trên quy mô toàn tỉnh, bắt đầu từ tháng 4/2022 và bảo đảm theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế và lịch tiêm chủng của các địa phương.
Dự kiến số trẻ trong độ tuổi này là 469.354 trẻ. Thanh Hóa sẽ triển khai tiêm theo nguyên tắc từ nhóm tuổi trên xuống đến nhóm tuổi dưới, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vaccine không để vaccine hết hạn mà không được sử dụng.
Các buổi tiêm chủng được tổ chức, sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng. Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các trường học, cơ sở trông giữ trẻ để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.
Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm chủng theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm chủng bảo đảm thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xử trí tại chỗ các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng, các huyện, thị xã, thành phố bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển cấp cứu, trang thiết bị, thuốc thiết yếu thường trực tại các điểm tiêm chủng sẵn sàng xử trí các phản ứng bất lợi xảy ra sau tiêm chủng.
Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện xây dựng phương án, bố trí nhân lực, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, thuốc, thông tin liên lạc... và tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng vaccine phòng COVID - 19.
Tất cả các BVĐK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải xây dựng phương án và chuẩn bị tối thiểu 5 giường bệnh hồi sức tích cực/bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận và xử trí các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.
Khánh Hòa: Ca mắc COVID-19 mới liên tục giảm Trong 3 ngày liên tiếp gần đây, số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn Khánh Hòa liên tục giảm. Cụ thể, chiều 16/3 đến hết ngày 17/3 ghi nhận 1.382 ca; từ chiều 17/3 đến hết ngày 18/3 ghi nhận 1.192 ca; từ chiều 18/3 đến hết ngày 19/3 giảm xuống còn 987 ca. Trong số 987 ca mắc COVID-19 mới công...