TP HCM ghi nhận bệnh tay chân miệng giảm nhiều tuần liên tiếp
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của TP HCM ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng giảm 50- 80 ca mỗi tuần, liên tiếp trong 5 tuần qua
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo cần phải có sự đề phòng lây lan, không chủ quan với bệnh này.
TP HCM ghi nhận ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em giảm liên tiếp.
Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ 552 ca tay chân miệng nhập viện trong tuần 40, thì đến tuần 45 vừa qua, số ca nhập viện chỉ còn 169, giảm 55% so với trung bình 4 tuần trước. Trung tâm này cho rằng, qua sự vào cuộc của các địa phương, đặc biệt vai trò của ngành giáo dục và các phương tiện thông tin đại chúng đã đánh động sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, cùng hành động để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh tay chân miệng.
Trước đó, vào giữa tháng 9, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cảnh báo bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ tuần 37 đến tuần 40 (vào giữa tháng 9), trung bình mỗi tuần số ca nhập viện tăng thêm 100 – 120 ca. Sở y tế TP HCM đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, phòng ngừa bệnh tay chân miệng tại các điểm vui chơi dành cho trẻ em… Đặc biệt là chiến dịch phòng chống bệnh “Tay chân miệng – sởi – sốt xuất huyết” do UBND TPHCM phối hợp với Bộ Y tế triển khai vào đầu tháng 10 đã tác động rộng rãi và sâu rộng trong cộng đồng…Cùng với đó, các bệnh viện của thành phố cũng thực hiện tốt công tác chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là đối với các ca độ nặng, cấp cứu kịp thời cho các bênh nhân. Vì vậy, thành phố không có trường hợp nào tử vong vì bệnh tay chân miệng.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng người dân cần phải luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh lây lan.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM khuyến cáo: “Thứ nhất là phải rửa tay, người lớn là phải rửa, và em bé cũng phải rửa tay. Để ngăn những nguồn lưu thông đi. Nếu em bé bệnh thì đừng cho đi học nữa, cách ly khoảng 10 ngày. Nếu bé bị bệnh rồi thì không cho đi học nữa, cách ly 10 ngày, rồi báo cho nhà trường để vệ sinh chỗ em bé học, và phát hiện kịp thời những bé khác, để cách ly sớm hơn nữa. Còn nếu ở xóm có vài em bị tay chân miệng thì nên báo cho y tế địa phương”./.
Video đang HOT
Theo vov.vn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em"
Lo lắng trước thực trạng dịch tay chân miệng và sởi đang diễn ra, trong chuyến công tác tại TPHCM, Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam đã đến thị sát Bệnh viện Nhi đồng 1. Phó Thủ tướng đề nghị ngành y tế chủ động dự phòng "đừng để có dịch bệnh mới cuống lên đi dập".
Bác sĩ vất vả vì bệnh nhân đông
Báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, TPHCM cho thấy: "Trong 4 tuần qua, tổng số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tăng gấp 2,2 lần so với 4 tuần trước đó. Tổng số ca bệnh tích lũy từ đầu năm đến nay hơn 21.000 ca, thành phố chưa ghi nhận ca tử vong.
Trẻ mắc bệnh điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Về tình hình bệnh sởi, PGS Tấn Bỉnh cho biết: "Hiện thành phố đã ghi nhận 143 ca mắc sởi tính từ đầu năm đến nay. Bệnh sởi đã xuất hiện ở tất cả các quận huyện. Hầu hết ca bệnh không có liên hệ dịch tễ với nhau và không ghi nhận ổ dịch tại cộng đồng, tuy nhiên gần đây đã phát hiện một số trường hợp lây nhiễm trong gia đình bệnh nhân.
Hiện Sở Y tế TPHCM đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét vắc xin sởi để đảm bảo đạt tỷ lệ miễn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn tại những khu vực có mật độ tập trung dân cao và di biến động dân cư lớn và khu vực vùng xa của thành phố.
Thống kê sơ bộ của 3 bệnh viện nhi cho thấy, số ca bệnh nhập viện vì tay chân miệng và sởi được chuyển đến từ các tỉnh thành lân cận khoảng 60% tổng số bệnh nhân. Bệnh đông khiến các y bác sĩ rất vất vả trong việc tiếp nhận, cách li, điều trị. Các bệnh viện cũng rơi vào quá tải bệnh nhân.
Phó thủ tướng động viên thân nhân và thăm hỏi bệnh nhi bị tay chân miệng
Tại Nhi đồng 1, BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc bệnh viện cho biết: "Dự đoán trước nguy cơ dịch bệnh theo mùa và theo chu kỳ nên Nhi đồng 1 đã nhanh chóng sửa chữa, cải tạo căn tin cũ làm phòng bệnh để tăng thêm số lượng giường bệnh điều trị cho các bé. Bệnh viện đã huy động tổng lực về nhân sự chuyên môn, trang thiết bị vào việc điều trị nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, nhờ đó nhiều ca bệnh nặng được bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thành công không cần chuyển lên TPHCM".
Phó Thủ tướng "xót ruột" vì dịch bệnh
Chiều 11/10, trao đổi với lãnh đạo ngành y tế cùng các y bác sĩ tại Nhi đồng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự chia sẻ và cảm ơn các y bác sĩ bởi trong điều kiện y tế nước nhà còn nhiều khó khăn song những người làm công tác chuyên môn luôn tận tâm tận lực vì bệnh nhân.
Ông cũng bày tỏ: "Tôi đọc báo thấy rất nhiều cháu nhỏ ở các tỉnh bị tay chân miệng chuyển tới TPHCM điều trị khiến y bác sĩ rất vất vả. Nhu cầu của người dân về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không bao giờ là đủ đặc biệt là mỗi khi có dịch, có đợt cao điểm của bệnh".
Phó Thủ tướng xót xa trước cảnh những cháu bé không may bị dịch bệnh tấn công
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn: "Ngành y tế chủ trương giữ bệnh nhân lại tuyến dưới điều trị, hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, về lý thuyết thì đó là giải pháp để giảm áp lực bệnh nhân ở những bệnh viện tuyến cuối nhưng có những điều chúng ta phải cảm thông, chia sẻ với người dân. Tâm lý chung của mọi người khi ốm đau đặc biệt là trường hợp các cháu nhỏ thì cứ chỗ nào tốt nhất họ sẽ đưa tới và khi bệnh nhân đến với mình bệnh viện không thể từ chối được. Thực tế cho thấy, dù chúng ta đã xây thêm bệnh viện nhưng thành phố vẫn quá tải bởi bệnh nhân ở các tỉnh dồn về".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Năm nay tôi rất xót ruột trước các dịch bệnh đang xảy ra ở trẻ em. Tay chân miệng không rõ chu kỳ nhưng sởi là có chu kỳ. Năm nào cũng có dịch bệnh nhưng cần phải theo dõi tính chu kỳ để ưu tiên công tác phòng bệnh, đừng để có dịch rồi mới cuống lên cấp tập đi dập dịch. Phòng dịch phải được thực hiện từ lúc chưa có dịch. Ngành y tế cần phải chủ động các giải pháp phòng chống yếu tố nguy cơ từ sớm để hạn chế tối đa tính chu kỳ của các loại dịch bệnh".
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phải chủ động phòng bệnh
Ông chỉ đạo: "Trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, ngành y tế là trọng tâm nhưng tất cả các cấp chính quyền phải vào cuộc. Việc phòng và dập dịch nếu kết hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế, hệ thống chính trị cùng các ban ngành đoàn thể thì sẽ trở nên nhẹ nhàng, nếu giao nhiệm vụ cho mình ngành y tế thì sẽ rất nặng nề, khó khăn. Các địa phương và ngành y tế phải xem xét, linh hoạt xử lý chế độ trợ cấp cho y bác sĩ trong mùa dịch bệnh để bảo đảm quyền lợi, giúp y bác sĩ thêm động lực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Mẹ bầu mắc tay chân miệng khi mang thai có khiến thai nhi bị dị tật? Dịch tay chân miệng đang bùng phát trên diện rộng, bệnh dễ lây lan ở trẻ nhỏ nhưng người lớn không nên chủ quan vì vẫn có nguy cơ mắc. Và đáng ngại hơn cả là có cả những bà bầu cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng" của dịch bệnh này. Mẹ bầu lo lắng dễ bị lây bệnh tay chân miệng...