Tốt nghiệp THPT nên đi làm có thu nhập ngay hay học lên cao đẳng, đại học?
Trong thời đại 4.0, tư tưởng không học lên, đi làm kiếm tiền càng sớm càng tốt còn tồn tại, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tương lai của thế hệ trẻ.
Chiều ngày 25/11, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông Phương Sơn (tỉnh Bắc Giang) tổ chức Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0″.
Hội thảo thu hút tham dự của tập thể cán bộ, giáo viên, cùng gần 2 nghìn học sinh của Trường Trung học phổ thông Phương Sơn.
Lựa chọn học đại học hay đi làm ngay sau tốt nghiệp THPT trong thời đại số?
Tại hội thảo, bày tỏ nỗi trăn trở khi học sinh của trường đang có xu hướng lựa chọn đi làm công nhân để có thu nhập ngay thay vì học đại học, cao đẳng, thầy Phạm Hùng, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phương Sơn kỳ vọng, thông qua buổi hội thảo, các em học sinh sẽ được lắng nghe những chia sẻ thực tế, lấy được hứng thú, ý thức học tập tốt và gia tăng tỷ lệ nguyện vọng đi học tiếp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thầy Phạm Hùng, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phương Sơn dự Hội thảo.
“Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, một số học sinh của trường có tư tưởng học hết lớp 12 sẽ đi làm việc ngay bằng cách lựa chọn xuất khẩu lao động, vừa học vừa làm, hoặc một số em đi làm công nhân.
Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỷ lệ học sinh đi học đại học, cao đẳng ở trong nước có tăng lên do các em không làm được hồ sơ xuất khẩu lao động (cấm bay để đảm bảo an toàn dịch bệnh).
Tuy nhiên, khi dịch qua đi, năm học trước, theo thống kê của nhà trường, chỉ có khoảng 50% học sinh khối 12 sau khi tốt nghiệp đi học tiếp đại học, cao đẳng. Còn lại, các em xuất khẩu lao động, làm công việc tay chân với mong muốn có thu nhập ngay.
Mong muốn rằng, hội thảo sẽ giúp các em tự tin chọn nghề, hướng nghiệp, lựa chọn học tiếp một ngành nghề nào đó để nâng cao trình độ kiến thức trước khi đi làm, có tương lai tốt hơn”, thầy Hiệu trưởng cho biết.
Trên cơ sở trăn trở của thầy Hiệu trưởng, tại hội thảo, nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú đã chia sẻ rằng, trong thời đại 4.0, tư tưởng không học nghề, học trau dồi năng lực nghề, đi làm kiếm tiền càng sớm càng tốt còn tồn tại, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tương lai của thế hệ trẻ.
Nếu học sinh chỉ tập trung làm những công việc đơn giản, chủ yếu sử dụng đến sức lao động “bán thể lực để đổi lấy tiền”, thì trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, robot thay thế tất cả, khi đó, các em sẽ thất nghiệp.
Bài toán đặt ra là mỗi học sinh cần nhận thức, không ngừng nâng cấp bản thân và thay đổi tư duy để thích ứng với yêu cầu của thời đại mới – thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú chia sẻ tại Hội thảo.
Chia sẻ rõ hơn về đối tượng xuất khẩu lao động trẻ hóa, diễn giả Hoàng Anh Tú cho rằng, cần làm rõ khái niệm xuất khẩu lao động và xuất khẩu sức lao động.
“Chúng ta phải hiểu, xuất khẩu lao động và xuất khẩu sức lao động là khác nhau.
Học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không có kiến thức chuyên môn ngành nghề cụ thể nào mà chỉ đơn giản ra nước ngoài để làm một công việc gì liên quan đến tay chân, mục tiêu chỉ là kiếm tiền một cách thuần túy, thì đây là xuất khẩu sức lao động. Điều này giống như chuyện bằng mọi giá học sinh phải đỗ đại học để “được tiếng thơm”, mang mác là sinh viên đại học chứ chưa nghĩ đến “đường dài” là trở thành ai, làm nghề gì trong tương lai sau khi tốt nghiệp đại học.
Xuất khẩu lao động có nghĩa là dựa trên nền tảng có sẵn, mục tiêu rõ ràng, học sinh ra nước ngoài để học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc và trở về quê hương để làm giàu cho cộng đồng.
Ví dụ, để phát triển nông nghiệp, người trẻ ra nước ngoài để làm việc trong các nhà máy, công xưởng, bãi bồi nông nghiệp nhằm “học nghề”, cách đổi mới sáng tạo nông nghiệp nước bạn và trở về để nghiên cứu áp dụng phát triển nền nông nghiệp trong nước. Đó được gọi là xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu sức lao động giống như việc nhà làm kim khí, nhưng con cái ra nước ngoài làm bất kể việc gì kiếm ra tiền như ô sin, quét dọn vệ sinh, tài xế lái xe… để có thu nhập cao hơn nghề kim khí của gia đình. Nhưng, số tiền này cũng chỉ nuôi chúng ta một thời gian, chứ không tạo ra kiến thức, giá trị cốt lõi, bền vững.
Nhấn mạnh rằng, những công việc xuất khẩu sức lao động, việc làm tay chân đều có tỷ lệ bị thay thế cao trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0″.
Video đang HOT
Theo “Anh Chánh văn”, một quan niệm thực tế hiện nay đó là không cần học đại học, tốt nghiệp trung học phổ thông đi làm luôn để kiếm tiền là nhận thức sai.
Sai ở chỗ tất cả những câu nói “học đại học làm gì, tốt nghiệp cũng có việc làm đâu” chỉ mang tính chất an ủi khi học sinh đó trượt đại học. Sự thật, cách nhìn nhận về 1 học sinh từng học đại học và 1 học sinh chưa từng học đại học là rất khác nhau trong “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động. Điều này dẫn đến cơ hội việc làm, thăng tiến, phát triển của học sinh không giống nhau.
“Nếu chỉ đi làm công nhân bình thường thì các em sẽ rất dễ thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, công nghệ 4.0, dây chuyền sản xuất hiện đại thay thế hiện nay. Bởi, những việc làm cần đến sức lao động chân tay đều được robot “chiếm chỗ”. .
Có một thực tế, trước đây, các công ty lớn ở nước ngoài đặt tại Việt Nam, mỗi dây chuyền sản xuất cần đến rất nhiều người. Do đó, họ cần tuyển dụng con người với số lượng lớn để làm việc, yêu cầu chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nhưng hiện nay, những dây chuyền trước cần 100 người thì nhờ công nghệ số đã rút xuống còn 6 người, thậm chí là không cần người vẫn hoạt động bình thường. Đơn cử, những năm gần đây, nhiều công ty sản xuất ở Bắc Ninh đã dừng tuyển dụng vì được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, khiến không ít công nhân đã, đang và sẽ mất việc trong tương lai.
Hay trong cùng một công ty, doanh nghiệp, những người công nhân có bằng đại học, hoặc chứng chỉ nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực tuyển dụng thì sẽ được ưu tiên cân nhắc lên một vị trí mới, mức lương ổn định hơn. Đó chính là điểm mạnh của người có học nghề, học đại học”.
Học sinh Trường Trung học phổ thông Phương Sơn chăm chú lắng nghe chia sẻ.
Nhấn mạnh vai trò của học tập, nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết, khi các em học sinh có cơ hội được đi học đại học, thì hãy tận dụng nó, bồi dưỡng kiến thức, trình độ, thay vì cố gắng kiếm được tiền bằng mọi nghề tay chân.
Nếu hôm nay, học sinh có suy nghĩ, tư tưởng chỉ cần cầm tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đi xin việc, ví dụ như làm công nhân, bưng bê, phục vụ bàn, thì sẽ đến một ngày các em đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Bởi, công nhân bị thay thế bằng dây chuyền sản xuất tự động, nhân viên phục vụ bàn thay bằng hệ thống robot giao đồ ăn…
Học sinh cần xây dựng hệ quản lý cảm xúc
Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú cũng đã chỉ ra những yếu tố học sinh cần trang bị để tiệm cận với thời đại công nghệ số 4.0. Trong đó, diễn giả đặc biệt coi trọng kỹ năng xây dựng và nuôi dưỡng chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc).
Diễn giả Hoàng Anh Tú chia sẻ về vai trò của chỉ số EQ.
“Những người có chỉ số cảm xúc cao không chỉ dừng lại ở việc họ nhận thức được cảm xúc của bản thân mà còn là nhìn ra được cảm xúc của người khác. Những người có chỉ số EQ sẽ có tỷ lệ chiến thắng máy móc cao, không dễ bị công nghệ số “xóa sổ”. Còn những người có chỉ số IQ cao nhưng rủi ro tiềm ẩn là đến một thời điểm sẽ không vượt được trí tuệ nhân tạo, không chịu được siêu máy tính, big data.
Do đó, học sinh hãy nghĩ đến khái niệm quản lý cảm xúc của mình. Quản lý cảm xúc không phải sẵn sàng quát tháo khi xảy ra mâu thuẫn, cáu giận, cũng không phải khi gặp vấn đề mà che giấu, nuốt vào trong, hay chịu đựng những cảm xúc tiêu cực. Quản lý cảm xúc là giúp ta nhìn nhận bản thân và có cách hành xử đúng đắn nhất trước bất cứ điều gì xảy ra”.
Học sinh Trường Trung học Phương Sơn tập trung lắng nghe chia sẻ tại Hội thảo.
Ngay tại hội thảo, gần 2 nghìn học sinh của trường cũng giao lưu hỏi đáp thắc mắc sôi nổi với Anh Chánh văn – Hoàng Anh Tú.
Một học sinh tên Phúc, lớp 12A5 chia sẻ, em có dự định thi vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Hiện tại, em đang tập trung học và làm thử các đề thi năm trước nhưng em không chắc chắn, tự tin là mình sẽ đỗ vào trường.
Có cùng dự định thi vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giống Phúc, nhưng em Nguyễn Quý Dương, học sinh lớp 12A2 cho biết, em còn dự định khác là học ngành sư phạm.
Em Nguyễn Quý Dương, học sinh lớp 12A2 giao lưu tại Hội thảo.
Dựa trên hai dự định có tính tương đồng, diễn giả Hoàng Anh Tú đưa ra ý tưởng, hai học sinh này có thể kết nối, trao đổi để ôn tập, luyện thi, cùng nhau đạt được ước mơ, mong muốn của mình trong tương lai là đỗ vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
“Có một kỹ năng chúng ta chưa coi trọng, đó là làm việc nhóm. Tại sao chúng ta chỉ nghĩ đến việc một mình cố gắng trong khi hoàn toàn có thể tìm đến trợ giúp của đồng đội, thầy cô, những người xung quanh. Kỹ năng làm việc nhóm cũng là yêu cầu của cách mạng công nghệ số. Khi các bạn có cùng mục tiêu thì hãy kết nối, chia nhau tìm kiếm thông tin, chia sẻ để cùng bồi dưỡng, làm giàu kiến thức cho nhau.
Có nhiều học sinh cùng dự định đi học ở Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng lại không kết nối với nhau, mạnh ai nấy học. Điều này là rất đáng tiếc khi ta hoàn toàn có thể kết nối với nhau trong môi trường học đường, cùng nhau tìm hiểu trước về ngôn ngữ, phong tục tập quán của đất nước mình có ý định sang học và làm việc”, diễn giả Hoàng Anh Tú nói.
Học sinh lớp 12A3 hào hứng chia sẻ.
Cuối hội thảo, nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú bày tỏ mong muốn, học sinh cần dành thời gian để suy nghĩ nhiều hơn về những chủ đề hội thảo vừa chia sẻ, suy nghĩ nhiều hơn đến năm 2030 mình sẽ trở thành ai, làm công việc gì.
“Tất cả ước mơ, dự định, hành trình của các bạn có thành hiện thực hay không phụ thuộc nhiều vào việc hôm nay các bạn đã chuẩn bị những gì”, diễn giả Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Có nhiều người sống đến năm 2022, nhưng tư duy, lối suy nghĩ vẫn vẹn nguyên ở năm 2018, 2019, thời điểm chưa có COVID-19, điều này rất nguy hiểm. Tất cả các bạn học sinh hôm nay, hãy hẹn nhau ở năm 2030 với con người mới như những gì đã xây dựng theo lộ trình chứ không phải một con người hình thành do xã hội đưa đẩy.
Đại diện Bí thư Đoàn Trường Trung học phổ thông Phương Sơn phát biểu cảm ơn cuối Hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện Bí thư Đoàn trường gửi lời cảm ơn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đến nhà văn, nhà báo, diễn giả Hoàng Anh Tú với những chia sẻ gần gũi, ân cần và bổ ích, thiết thực, nhất là làm rõ xu hướng lựa chọn việc đi làm công nhân thay vì đi học đại học của học sinh trong nhà trường.
“Tin tưởng rằng, những chia sẻ về định hướng nghề nghiệp được đưa ra sẽ là đòn bẩy để học sinh của trường nhận thức đúng đắn, thấy được vai trò học tập trong thời đại công nghệ 4.0″, cán bộ Bí thư Đoàn trường chia sẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0″:
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022: Không nên chọn ngành, nghề theo đám đông
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra từ ngày 7-8/7 tới. Năm nay, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng sau khi có điểm thi THPT nên cần cân nhắc để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích.
Thí sinh không nên đăng ký ngành học theo đám đông.
Làm sao chọn ngành "vừa đúng, vừa trúng"?
Tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp vừa qua tại Hà Nội, nhiều thí sinh băn khoăn, mùa tuyển sinh năm 2022 với 20 phương thức xét tuyển khác nhau sẽ làm giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến các thí sinh ở vùng nông thôn, những đối tượng chỉ có thể tiếp cận dễ dàng nhất với phương thức xét tuyển trên thiệt thòi.
PGS-TS Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, khi quyết định đóng hay mở bất kỳ ngành đào tạo mới nào, nhà trường đã có sự phân tích, khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu việc làm, định hướng tương lai cũng như sự phát triển của nghề nghiệp so với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, thăm dò ý kiến doanh nghiệp, sinh viên...
Vì thế, tất cả các chương trình đào tạo mà trường đại học thông báo tuyển sinh đều đem lại cho người học những cơ hội việc làm nhất định. Thay vì chạy theo đám đông, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, thí sinh cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.
"Tôi cho rằng, ưu tiên số một khi chọn ngành nghề là dựa trên sự đam mê, sở thích của bản thân; sau đó là sự cân nhắc, tính toán dựa trên năng lực của bản thân. Trước khi chọn ngành, thí sinh cũng cần quan tâm đến học phí đào tạo của chương trình đó sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình" - thầy Hải nhấn mạnh.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, những lo ngại như vậy là chưa chính xác. Với mùa tuyển sinh năm nay, phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ vẫn là phương thức cơ bản ở nhiều trường. Các thí sinh ở khu vực nông thôn đã được cộng điểm ưu tiên khu vực do điều kiện học tập khó khăn hơn ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, nếu các em mong muốn đăng ký vào các ngành "hot" sẽ phải chấp nhận sức cạnh tranh lớn hơn.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, hầu hết các cơ sở giáo dục ĐH vẫn dành tỷ lệ chỉ tiêu nhất định cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Số lượng chỉ tiêu dành cho phương thức này có thể giảm đi nhưng hầu hết chỉ dịch chuyển giữa 2 phương thức là sử dụng kết quả học bạ và điểm thi tốt nghiệp. Việc này sẽ không ảnh hưởng lớn đến những thí sinh ở khu vực nông thôn, khó khăn.
Đồng thời, Bà Thủy cũng nhấn mạnh, với cơ chế lọc ảo, thí sinh vẫn được đăng ký không giới hạn về số nguyện vọng, và các em được trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất của mình (đã sắp xếp theo thứ tự nguyện vọng) khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, để đảm bảo thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng mình yêu thích nhất, phù hợp nhất thì các em cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và đặt lên trước các nguyện vọng đó theo thứ tự từ một đến hết nghề có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai để lựa chọn. Tuy nhiên, các hiệu trưởng, chuyên gia tuyển sinh mong muốn thí sinh, phụ huynh hãy cân nhắc lựa chọn ngành học vừa đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phù hợp năng lực thí sinh.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thí sinh nên lưu ý về số lượng tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu cho từng tổ hợp. Nếu ngành mình dự định đăng ký có nhiều tổ hợp xét tuyển, trường đưa ra chung một điểm chuẩn cho các tổ hợp thì các em chỉ cần chọn tổ hợp nào có điểm cao nhất. Nếu trường xét tuyển theo từng tổ hợp, mỗi tổ hợp có mức điểm chuẩn riêng thì nên đăng ký hết.
Ngành "hot" chưa chắc còn sức hút khi ra trường
Có thể nói, lựa chọn trường hay lựa chọn nghề sao cho trúng là vấn đề thí sinh quan tâm hiện nay. Tâm lý chung của phụ huynh và thí sinh là luôn hướng tới những trường, những ngành học thời thượng, với sức "nóng" cao.
TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội nhắn nhủ, trước hết thí sinh phải xác định được bản thân mình mong muốn điều gì, năng lực của mình mạnh ở đâu, đâu là nghề mình yêu thích nhất, từ đó mới đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp. Một điểm quan trọng, các em nên chọn ngành trước khi chọn trường. Bởi lẽ, hiện nay, các trường hầu hết đều đào tạo đa ngành, đa nghề. Thí sinh có thể chọn được ngành nghề yêu thích tại một ngôi trường tốt nhất có thể và phù hợp với năng lực của bản thân.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, Phó Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng nhận định, một số ngành nghề thời điểm hiện tại rất "hot", nhưng chưa chắc trong tương lai đã có nhu cầu nhân lực cao. Các ngành có nhu cầu lớn trong tương lai như giao thông vận tải, cơ khí, ôtô, điều khiển tự động hóa, ngôn ngữ, y học. Điểm chung của các ngành này hầu hết đều thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, y dược...
Theo số liệu thống kê của Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, năm 2021, nhóm ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân có tổng trên 199.000 thí sinh đăng ký trong khi chỉ tuyển hơn 24.000 chỉ tiêu. Số thí sinh đăng ký NV1 vào nhóm ngành trên là trên 48.000, do đó số thí sinh đăng ký NV1/tổng chỉ tiêu vào nhóm ngành du lịch là hơn 201% và đứng thứ 4 trong 15 nhóm ngành được thí sinh đăng ký NV nhiều nhất.
Chuyên gia Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam cho rằng, khi COVID-19 kết thúc, ngành du lịch sẽ đối mặt với hiện thực hết sức tàn khốc là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. Nguyên do là ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19. Khi tình trạng này kéo dài, nhiều nhân sự không kiên trì, đeo bám nổi, chán nản, bỏ nghề, đi làm nghề khác... Khi hết dịch, họ cũng đã có thu nhập ổn định từ nghề mới, sẽ khó lựa chọn quay lại nghề cũ. Do vậy, hiện ngành du lịch vẫn cần một lực lượng nhân lực mới cập nhật xu hướng công nghệ và kết nối du lịch mà chúng ta đang thiếu.
55.53% thí sinh đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học - Xã hội
Theo số liệu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh đăng ký dự thi là 1.001.011. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến là 934.186 (chiếm 93.32%); Số thí sinh đăng ký dự thi trực tiếp là 66.827 (chiếm 6.68%).
Phân tích số liệu cụ thể, tổng số thí sinh tự do: 58.797 (chiếm 5.87%); Tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT: 103.374 (chiếm 10.33%);
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tuyển sinh: 38.108 (chiếm 3.81%); Tổng số thí sinh đăng ký dự thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển sinh: 859.531 (chiếm 85.87%);
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp KHTN: 319.676 (chiếm 31.94%); Tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp KHXH: 555.813 (chiếm 55.53%).
Lịch thi tốt nghiệp THPT dự kiến Năm 2022, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến. Dự kiến kỳ thi sẽ được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 tháng 7. Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2022 ở ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đại diện Bộ...