Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các nước nhất trí về hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế
Ngày 2/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hối thúc các nước nhất trí về một hiệp ước “mạnh mẽ và tham vọng” nhằm bảo vệ các vùng biển quốc tế trong bối cảnh các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị liên chính phủ lần thứ 6 (IGC6) sắp kết thúc.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp gửi tới các nhà đàm phán, ông Guterres nói rằng: “Các đại dương của chúng ta đang chịu sức ép trong nhiều thập kỷ qua. Chúng ta không thể phớt lờ tình trạng khẩn cấp của các đại dương”. Các tác động của biến đổi khí hậu, sự mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang được cảm nhận rõ rệt trên toàn cầu, ảnh hưởng đến môi trường, sinh kế và cuộc sống của con người. Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh nếu cuộc họp của LHQ thông qua một thỏa thuận “mạnh mẽ và tham vọng”, thế giới có thể đạt được bước tiến quan trọng, đảo ngược xu hướng này và nâng cao “ sức khỏe” của các đại dương cho thế hệ tiếp theo.
Sau hơn 15 năm triển khai các cuộc thảo luận chính thức và không chính thức, đây là lần thứ 3 trong chưa đầy 1 năm qua, các nhà đàm phán quy tụ tại New York (Mỹ) với mong muốn đây sẽ là vòng đàm phán cuối cùng, mang lại kết quả cụ thể là một “Hiệp ước biển quốc tế”. Hội nghị dự kiến kết thúc ngày 3/3.
Vùng biển quốc tế là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Dù chiếm tới hơn 60% diện tích các đại dương trên thế giới và gần 50% diện tích bề mặt Trái Đất, các vùng biển quốc tế lại nhận được rất ít sự quan tâm so với các vùng biển duyên hải. Các hệ sinh thái đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và khai thác thủy sản bừa bãi dù đây là nơi tạo ra tới 50% lượng oxy cho Trái Đất và góp phần quan trọng giảm thiểu tình trạng ấm lên toàn cầu nhờ hấp thu phần lớn lượng CO2 thải ra từ hoạt động của con người.
Bản thảo Hiệp ước biển quốc tế hiện còn nhiều điều khoản mở và nhiều lựa chọn về một số vấn đề quan trọng mà các bên chưa thể nhất trí. Hiện các bên vẫn bất đồng về cách thiết lập các khu vực bảo tồn biển. Các đoàn đàm phán còn tranh cãi về việc phân chia lợi nhuận thu được từ các vật chất mới được phát hiện dưới lòng biển. Các nước đang phát triển vốn không đủ phương tiện để tiến hành các hoạt động nghiên cứu tốn kém cũng lo ngại bị bỏ lại phía sau trong khi các nước khác hưởng lợi lớn. Mặc dù vậy, với tiến bộ đáng kể đạt được trong cuộc đàm phán những ngày gần đây, giới quan sát bày tỏ lạc quan các nhà đàm phán rất có thể sẽ nhất trí về hiệp ước này.
Video đang HOT
Nga không lạc quan sau phản ứng của phương Tây về việc đình chỉ hiệp ước New START
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phản ứng của phương Tây trước quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước New START của Nga mang lại rất ít hy vọng về việc nối lại các cuộc đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, theo đài RT (Nga), ông Peskov cho rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi theo thời gian.
"Vì vậy, Nga sẽ duy trì cách tiếp cận kiên nhẫn, chờ đợi các đối thủ suy tính kỹ hơn để đối thoại bình thường. Trong khi đó, Nga sẽ chú trọng đến an ninh quốc gia, bao gồm cả ổn định chiến lược", ông Peskov nói.
Trước đó, ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ chính thức đóng băng các nghĩa vụ của nước này theo hiệp ước New START.
Hiệp ước nói trên giới hạn kho dự trữ hạt nhân của Nga và Mỹ, cho phép hai quốc gia này thanh sát các cơ sở quân sự lẫn nhau để xác minh việc tuân thủ hiệp ước. Tuy nhiên, giữa cuộc xung đột ở Ukraine, Nga và Mỹ đã cáo buộc lẫn nhau không tạo điều kiện cho các cuộc thanh sát này.
Khi tuyên bố đình chỉ Hiệp ước New START, ông Putin đã cáo buộc chuyên gia NATO hỗ trợ Kiev tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ không quân có máy bay ném bom tầm xa của Nga - vốn là một phần trong lực lượng răn đe hạt nhân của nước này. Ông cũng nhấn mạnh cuộc chiến ủy nhiệm của Washington và NATO chống lại Nga đã làm xói mòn niềm tin mà hiệp ước xây dựng ban đầu.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi động thái của Nga là "vô cùng đáng tiếc và vô trách nhiệm". Đồng thời, ông cho biết Mỹ sẽ cẩn trọng theo dõi để xem Nga thực sự muốn làm gì.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận về các hạn chế vũ khí chiến lược với Nga bất cứ lúc nào, bất kể những diễn biến đang xảy ra trên thế giới hoặc trong mối quan hệ của chúng tôi", ông Blinken nói thêm.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo việc Nga quyết định đình chỉ tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân song phương đã kiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn. Ông kêu gọi Moskva xem xét lại quyết định này.
"Nhiều vũ khí hạt nhân hơn, nhưng buông lỏng kiểm soát vũ khí sẽ khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn", ông Stoltenberg nói.
Trước đó, khi được các nghị sĩ hỏi về khả năng hồi sinh Hiệp ước New START, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng điều đó đòi hỏi Mỹ phải thay đổi thái độ đối với Nga.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng nói với truyền thông rằng chính phủ không có ý định thay đổi học thuyết quân sự của nước này sau khi đình chỉ tham gia New START.
"Nếu tình hình đòi hỏi chúng tôi phải thực hiện điều đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích bổ sung về vấn đề này", ông Ryabkov nói thêm.
Năm 2010, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev đã ký kết New START - hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai.
Theo thỏa thuận, hai nước cam kết triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và tối đa 700 tên lửa tầm xa và máy bay ném bom. Nga và Mỹ hiện nay vẫn sở hữu khoảng 90% đầu đạn hạt nhân của toàn thế giới.
Hiệp ước này cũng quy định việc giám sát chung kho vũ khí hạt nhân được triển khai của mỗi bên, cũng như điều phối thông qua một ủy ban tư vấn song phương. Theo đó, mỗi bên có thể tiến hành tới 18 cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân chiến lược mỗi năm để đảm bảo bên kia không vi phạm các giới hạn của hiệp ước.
Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011. Đầu năm 2021, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí gia hạn hiệp ước New START thêm 5 năm, tới năm 2026.
HĐBA LHQ đẩy sớm lịch họp về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc Theo hãng tin TASS của Nga, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ họp về "hành động phá hoại" các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc theo kiến nghị của Moskva vào ngày 21/2. Lịch trình này đã được thay đổi so với kế hoạch đưa ra trước đó. Vị trí rò rỉ trên đường ống Dòng...