Tổng thống Philippines: Dùng chiến đấu cơ mới bảo vệ lãnh thổ
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III ngày 1/7 cho biết, vào năm tới, quân đội nước này sẽ nhận các máy bay chiến đấu mới đầu tiên sau gần 10 năm để giúp bảo vệ lãnh thổ.
Tổng thống Aquino tham dự lễ kỷ niệm 67 ngày thành lập không quân Philippines ngày 1/7.
Theo ông Aquino, 2 trong số 12 máy bay chiến đấu đa chức năng FA-50 sẽ được phía Hàn Quốc bàn giao cho Philippines vào năm tới và số còn lại dự sẽ được bàn giao trong 3 năm tiếp theo.
Tổng thống Aquino cho hay Philippines đã không có máy bay chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ kể từ khi phi đội F-5 “về hưu” hồi năm 2005. Không quân Philippines đang được tăng cường với việc mua sắm các trực thăng mới, các máy bay tuần tra tầm xa và các máy bay vận tải C130, ông Aquino cho biết thêm.
“Thật buồn khi nghĩ về tình trạng của lực lượng không quân mà chúng ta thừa kế. Từng được xem là nằm trong số các lực lượng mạnh nhất châu Á, không quân Philippines đã không thể cất cánh do nhiều thập niên lạm dụng, lơ là và những điều không bình thường khác”, ông Aquino nói trong bài phát biểu tại căn cứ không quân Clark ở phía bắc thủ đô Manila nhân kỷ niệm 67 năm thành lập lực lượng không quân.
Video đang HOT
Các máy bay Philippines xếp hình số 67 nhân kỷ niệm 67 năm thành lập không quân.
Ông Aquino cho hay, với việc mua các máy bay FA-50, “chúng ta có thể bảo vệ lãnh thổ theo cách hiệu quả hơn”.
Philippines đã tăng cường hiện đại hóa quân đội, hiện thuộc hàng yếu nhất châu Á, trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng ở Biển Đông.
Hồi tháng 3, quân đội Philippines đã ký hợp đồng với Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) để mua 12 chiếc FA-50 với giá 18,9 tỷ peso (420 triệu USD). Đây là hợp đồng lớn nhất cho tới nay trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội, vốn bị cản trở nhiều lần do thiếu kinh phí.
An Bình
Theo Dantri/AP
Nhật hoãn sử dụng máy bay vận tải hiện đại: 'Tin xấu' cho lực lượng phòng vệ
C-2 sẽ là máy bay vận tải chủ lực của không quân Nhật trong tương lai, giúp vận chuyển các đơn vị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đến những hòn đảo xa xôi như quần đảo Senkaku ở tỉnh Okinawa. Do đó, sự xuất hiện chậm 2 năm của C-2 sẽ tác động xấu đến khả năng hoạt động của SDF.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định hoãn thời điểm sử dụng máy bay vận tải C-2 trong khoảng 2 năm, do cấu trúc máy bay bị lỗi.
Nguyên mẫu máy bay vận tải C-2 của Nhật
Những điểm bị lỗi của C-2 được phát hiện trong một lần bay thử nghiệm vào tháng 1.2014, khi cửa chuyển hàng ở đuôi máy bay bị bung ra, làm áp suất trong thân tăng lên. Bộ quốc phòng Nhật lập tức tiến hành đánh giá và quyết định cần nhiều thời gian hơn nữa để hoàn thiện.
Trong hơn 40 năm qua, máy bay vận tải chủ lực của quân đội Nhật là C-1. Mẫu C-2 do Bộ quốc phòng Nhật Bản phát triển sẽ có phạm vi hoạt động và công suất vận chuyển lớn hơn 4 lần so với C-1.
Bộ quốc phòng dự định sẽ triển khai thí điểm một máy bay C-2 tại căn cứ Miho của không quân SDF ở thành phố cảng Sakai-Minato, tỉnh Tottori vào cuối năm tài chính 2014, sau đó sẽ từng bước triển khai đến các căn cứ quân sự khác vào năm sau. Theo kế hoạch quốc phòng trung hạn, Nhật Bản sẽ triển khai 10 máy bay C-2 trong khoảng thời gian từ 2014-2018.
C-2 đang được phát triển bởi Viện nghiên cứu phát triển kỹ thuật trực thuộc Bộ quốc phòng, có thể chở tối đa 30 tấn hàng hóa và tầm bay là khoảng 6.500 km. C-2 do công ty Kawasaki Heavy Industries Ltd sản xuất, chi phí dự kiến khoảng 16 triệu USD/chiếc.
Nằm trong nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ lãnh thổ trước mối đe dọa từ Trung Quốc, chính phủ Nhật sẽ tái cấu trúc một phần lực lượng bộ binh và các lữ đoàn chủ lực ở Hokkaido vào lực lượng cơ động bảo vệ quần đảo Senkaku. Một số đơn vị tuần tra của Lực lượng Phòng vệ mặt đất của Nhật Bản (GSDF) cũng sẽ được điều đến đảo Ishigaki ở tỉnh Okinawa.
Nhật cũng sẽ sử dụng C-2 trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp Quốc và một số hoạt động cứu trợ khẩn cấp quốc tế khác.
Theo The Japan News
Ukraine đình chỉ nhiệm vụ Tham mưu trưởng quân đội Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, Thiếu tướng Alexander Shutava đã bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra máy bay vận tải quân sự IL-76 bị bắn rơi hôm 14/6 vừa qua. Hãng tin Unian của Ukraine dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Ukraine Mikhail Koval tối ngày 15/6...