Tổng thống Pháp bất ngờ thăm Nga giữa ồn ào về chiến hạm Mistral
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 6/12 đã bất ngờ đến thăm Nga nhằm làm hạ nhiệt căng thẳng liên quan đến thương vụ tàu chiến lớp Mistral và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Lãnh đạo Nga, Pháp gặp nhau tại Mátxcơva ngày 6/12.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo phương Tây đến Nga kể từ khi Ukraine rơi vào khủng hoảng.
Phát biểu trước khi có cuộc thảo luận kín với người đồng cấp Pháp được tiến hành ngay tại Vnukovo gần thủ đô Mátxcơva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết mục đích chuyến thăm của ông Hollande nhằm khơi thông quan điểm khác biệt trong nhiều hồ sơ quốc tế nóng.
“Những vấn đề hiện nay rất phức tạp nhưng các cuộc thảo luận của chúng ta chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn, và tôi dám chắc rằng chuyến thăm của ngài hôm nay, dù rất ngắn cho một chuyến thăm làm việc, cũng sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề”, nhà lãnh đạo Nga nói.
Về phần mình, Tổng thống Hollande cũng bày tỏ mong muốn sẽ ngăn chặn được “những bức tường” ngăn cách giữa Nga và phương Tây.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng chúng ta phải ngăn chặn những bức tường mới ngăn cách giữa đôi bên. Chúng ta phải cùng nhau tìm ra giải pháp”, ông Hollande bày tỏ.
“Có những lúc chúng ta cần biết chớp thời cơ. Đây là một thời điểm như vậy”, nhà lãnh đạo Pháp nói thêm.
Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo không nhắc đến thương vụ tàu chiến hiện đại lớp Mistral đang là điểm nóng tranh cãi giữa hai nước, song theo các quan chức Điện Kremlin, đây chắc chắn là một trong những nội dung chính sẽ được hai ông bàn luận trong cuộc gặp kín ngay sau đó.
Chuyến thăm của ông Hollande diễn ra giữa lúc Nga và Pháp đang bùng lên những tranh cãi dữ dội liên quan đến việc Paris ngừng bàn giao chiến hạm Mistral cho Mátxcơva theo hợp đồng bán 2 chiếc được ký năm 2011.
Theo kế hoạch, Pháp phải bàn giao cho Nga chiếc tàu đầu tiên ngày 14/11 vừa qua, nhưng Paris đã trì hoãn vô thời hạn đến khi Mátxcơva đáp ứng các điều kiện chấm dứt khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Đáp lại, Nga đe dọa sẽ khởi kiện Pháp lên Tòa án trọng tài châu Âu để đòi bồi thường vị vi phạm hợp đồng.
Tổng thống Hollande là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến thăm Nga kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine cách đây hơn một năm, sự kiện đã đẩy quan hệ Đông – Tây rơi xuống mức thấp nhất và khiến Nga phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Chuyến thăm được tiến hành khi Tổng thống Pháp trên đường trở về Paris sau chuyến thăm tới Kazakhstan và chỉ một ngày sau khi ông cam kết sẽ làm hết sức mình để vực dậy mối quan hệ đang xuống dốc giữa Nga và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.300 người.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc công khai coi thường Philippines và luật pháp quốc tế
Giáo sư Gong Yingchun thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nhận định tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đôngsẽ chưa thể leo thang thành một cuộc giao tranh vũ trang.
Phát biểu của giáo sư Gong được đăng tải trên trên hãng thông tấn China News Service của Trung Quốc hôm 6/6. Phát biểu của ông Gong cùng các chuyên gia khác của Trung Quốc có cùng luận điệu với phát ngôn của chính phủ nước này, đó là tỏ ra xem thường các nước láng giềng, coi khinh luật pháp quốc tế và tiến hành mọi biện pháp để khuấy đảo sự yên bình của Biển Đông và khu vực.
Sau khi Philippines đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài quốc tế thường trực tại The Hague, Hà Lan liên quan tới tuyên bố "đường chín đoạn" trên Biển Đông của Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng khẳng định nước này không tham gia vụ kiện trên và cho rằng Manila không có tư cách pháp lý để nộp đơn kiện.
Trung Quốc mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc.
Ông Hồng nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc loại bỏ mọi khả năng giải quyết các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua Tòa án Trọng tài quốc tế như năm 2006.
Trong khi đó, trả lời hãng thông tấn China News Service, Qu Xing, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho rằng Philippines không có năng lực và tầm ảnh hưởng để tạo ra bất cứ mối đe dọa nào tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Theo ông Qu, Manila đang cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế khi đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài quốc tế. Điều đó cho thấy bản thân một mình Philippines là quá nhỏ bé để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Đây chính là lý do Philippines tăng cường mối quan hệ quân sự với Mỹ thông qua phát động cuộc tập trận chung mang tên Balikatan 2014 được tổ chức hồi tháng trước. Ngoài ra, Manila cũng đang có kế hoạch cho phép quân đội Mỹ hoạt động tại 3 cơ sở quân sự của nước này.
Mặc dù chính phủ Philippines đã chi một khoản tiền lớn đầu tư mua sắm các loại vũ khí hiện đại từ nhiều quốc gia, song giới phân tích Trung Quốc cho rằng Manila sẽ không thể tiến tới một cuộc xung đột với Bắc Kinh do Philippines không nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ China News Service (CNS), hãng thông tấn lớn thứ hai của Trung Quốc sau Tân Hoa Xã. CNS chủ yếu phục vụ cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, Hồng Kông, Macau và Đài Loan. CNS cũng đặt văn phòng tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia.
Theo Infonet
3 kịch bản Trung Quốc lựa chọn tranh chấp Biển Đông trước tòa quốc tế Có vẻ luật pháp quốc tế là con đường có lợi cho các quốc gia láng giềng trong việc giải quyết leo thang căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc. Câu hỏi đang được đặt ra: Bắc Kinh sẽ phải trả giá gì? Bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ),...