Tổng thống Pháp ‘báo tin buồn’ về khả năng UAE, Saudi Arabia tăng nguồn cung dầu
Sản lượng khai thác dầu mỏ của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) đã gần tới giới hạn – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu quan điểm trong cuộc gặp với đồng cấp người Mỹ Joe Biden hồi đầu tuần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) trao đổi với đồng cấp người Mỹ Joe Biden bên lề kỳ họp thượng đỉnh G7 tại Đức hôm 27/6. Ảnh: Reuters
Saudi Arabia và UAE lâu nay được coi là hai nước thành viên duy nhất thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có được mức sản lượng dư thừa tiềm năng, đủ để giúp tăng lượng dầu khai thác và cung ứng ra thị trường giúp hạ nhiệt giá dầu. Nhưng những gì mà Tổng thống Macron mô tả khiến dư luận lo ngại về triển vọng tăng nguồn cung.
Trao đổi với ông Biden ngày 27/6, ông Macron cho biết đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Mohammed bin Zayed al-Nahyan của UAE. Ông bin Zayed al-Nahyan nói rằng UAE đang duy trì công suất, sản lượng tối đa. Theo mô tả của nhà lãnh đạo UAE, Saudi Arabia có thể tăng sản lượng 150.000 thùng/ngày, hoặc hơn một chút, nhưng không còn quá nhiều công suất dư thừa tiềm năng để đưa vào khai thác trong thời hạn sau 6 tháng.
Saudi Arabia hiện duy trì sản lượng 10,5 triệu thùng/ngày, với tổng công suất tiềm năng vào khoảng 12-12,5 triệu thùng/ngày. Về lý thuyết, nước này có thể tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày. UAE hiện khai thác 3 triệu thùng/ngày và đang tìm cách nâng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Cuộc trao đổi riêng giữa ông Macron với đồng cấp người Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 tập trung vào nội dung triệt tiêu nguồn doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga, nhưng không gây ra tình cảnh giá nhiên liệu tăng vọt. Trong khuôn khổ hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 ngày 28/6 cũng ra tuyên bố chung, trong đó nhất trí nghiên cứu giải pháp áp mức giá trần đối với dầu thô của Nga.
4 quốc gia có tiềm năng giải quyết khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu
Trung Đông tăng công suất lọc dầu sẽ đủ để bù đắp lượng dầu Nga thiếu hụt khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực.
Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Công suất lọc dầu toàn cầu bị thu hẹp trong đại dịch COVID-19, làm bộc lộ các điểm yếu ở một số nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng sụt giảm công suất lọc dầu, ví dụ như tại Trung Quốc và Trung Đông, công suất lọc dầu lại đang tăng lên.
Theo Bloomberg, Saudi Arabia, Kuwait, Oman và Iraq đang tăng cường năng lực lọc dầu, với tổng lượng bổ sung hơn 1 triệu thùng mỗi ngày. Nhờ lượng dầu bổ sung này, các nhà máy lọc dầu Trung Đông có thể xử lý khoảng 8,8 triệu thùng dầu thô/ngày trong năm tới.
Mức tăng này gần bằng với lượng nhiên liệu Nga bị Liên minh châu Âu cấm vận bắt đầu từ cuối năm nay. Theo một số người, việc Trung Đông tăng công suất lọc dầu sẽ đủ để bù đắp lượng dầu Nga thiếu hụt khi lệnh cấm vận bắt đầu có hiệu lực. Về mặt lý thuyết, điều đó là có thể xảy ra. Trên thực tế, các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông sẽ tìm kiếm những người mua sẵn sàng trả giá cao nhất.
Nếu người mua này là Liên minh châu Âu (EU), thì Mỹ cũng giảm bớt một mối lo lớn. Mỹ đang xuất khẩu rất nhiều nhiên liệu sang EU cũng như các thị trường khác và có lo ngại rằng chính vì xuất khẩu nhiều mà giá nhiên liệu bán lẻ trong nước của Mỹ cao kỷ lục. Mỹ đã giảm công suất lọc dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày trong hai năm qua và dự kiến giảm nhiều hơn trong những năm tới.
Trong khi đó, Saudi Arabia đang mở rộng nhà máy lọc dầu Jazan, có kế hoạch tăng cơ sở sản xuất dầu diesel lên hơn 200.000 thùng/ngày, bắt đầu từ quý 1/2023.
Còn Kuwait đang xây dựng một nhà máy lọc dầu mới là Al-Zour, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2022 nhưng đang bị chậm tiến độ. Cơ sở lọc dầu trị giá 16 tỷ USD này sẽ là một trong những cơ sở lớn nhất ở Trung Đông khi đi vào hoạt động với công suất 615.000 thùng/ngày.
Oman cũng đang xây dựng một nhà máy lọc dầu mới. Cơ sở tên là Duqm, trị giá 8 tỷ USD, sẽ có công suất 230.000 thùng/ngày khi hoàn thành, dự kiến sẽ hoạt động vào cuối tháng 3/2023.
Iraq đang thực hiện ba dự án nhà máy lọc dầu, bao gồm dự án nâng cấp trị giá 4 tỷ USD cho một cơ sở hiện có ở Basrah, một nhà máy lọc dầu mới 140.000 thùng/ngày ở Karbala, dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay và một cơ sở mới trị giá 7 tỷ USD ở Faw với công suất 300.000 thùng/ngày do.
Bahrain cũng đang tham gia tăng công suất lọc dầu ở Trung Đông khi nâng cấp nhà máy lọc dầu Sitra, dự kiến hoàn thành vào năm tới, nâng công suất của nhà máy lên 400.000 thùng/ngày.
Các diễn biến trên cho thấy có vẻ như khả năng lọc dầu bổ sung khá ổn định khi các nhà máy lọc dầu ở những nơi khác ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nguồn cung nhiên liệu thấp hơn so với mức cầu không chỉ diễn ra ở phương Tây. Giá nhiên liệu ở châu Á cũng đang tăng.
Khi Trung Quốc tăng công suất lọc dầu trong hai năm qua, có thời điểm, các nhà phân tích đã cảnh báo công suất lọc dầu bổ sung đó là quá nhiều. Nhưng hiện tại, công suất bổ sung này dường như là cần thiết nhưng không được sử dụng.
Với mục tiêu giảm phát thải, Trung Quốc đã hạn chế hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu khi cũng phải tìm cách giải quyết lượng nhiên liệu tồn đọng quá nhiều trong dịch COVID-19. Vì vậy, Trung Quốc có năng lực lọc dầu nhưng chủ ý không sử dụng. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi khi lượng dầu tồn kho ở Trung Quốc trở về bình thường và đây sẽ là thay đổi mà các nước châu Á hoan nghênh.
Tuy nhiên, có vẻ như công suất lọc dầu mới tập trung chủ yếu ở châu Á và Trung Đông. Điều này có nghĩa là châu Âu và ở một mức độ nhỏ hơn là Mỹ, sẽ vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của nước ngoài cho dù nỗ lực giảm bớt phụ thuộc.
Giá năng lượng tăng có tác động thế nào đến cải cách kinh tế ở Trung Đông? Xung đột Nga- Ukraine góp phần khiến giá năng lượng tăng vọt và dẫn đến việc các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông kiếm được nhiều tiền hơn bao giờ hết. Nhưng liệu điều này có tác động lên kế hoạch từ lâu của các nước Trung Đông về đa dạng hóa nền kinh tế theo hướng giảm phụ thuộc vào dầu...