Tổng thống Nam Sudan giải tán Quốc hội, thực thi thỏa thuận hòa bình
Ngày 8/5, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir thông báo đã giải tán Quốc hội, mở đường cho các nghị sĩ của các phe đối lập tại nước này được bổ nhiệm theo một thỏa thuận hòa bình ký hồi năm 2018.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir phát biểu tại một sự kiện ở Juba, ngày 22/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Kiir đã đưa ra thông báo trên trên truyền hình, song không tiết lộ thời điểm Quốc hội mới sẽ bắt đầu hoạt động.
Việc thành lập một cơ quan lập pháp mới là một phần của thỏa thuận được ký kết vào tháng 9/2018 giữa Tổng thống Kiir và ông Riek Machar, thủ lĩnh nhóm SPLM-IO đối lập. Các nhà hoạt động và các nhóm xã hội dân sự hoan nghênh động thái này, đồng thời cho rằng quyết định này đã bị trì hoãn quá lâu. Đáng chú ý, quyết định giải tán Quốc hội được đưa ra trước chuyến thăm của Đặc phái viên Mỹ về Nam Sudan Donald Booth tới thủ đô Juba.
Theo thỏa thuận hòa bình, một Quốc hội mới sẽ bao gồm 550 nhà lập pháp, trong đó 332 ghế thuộc về đảng SPLM cầm quyền của Tổng thống Kiir. Các nhà lập pháp sẽ không được bầu mà do các đảng phái đề cử. Sau khi ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực trên, Tổng thống Kiir và ông Machar đã bắt tay thành lập chính phủ liên minh vào tháng 2/2020, sau gần 1 năm trì hoãn.
Nam Sudan chìm trong nội chiến từ tháng 12/2013 khi Tổng thống Salva Kiir cáo buộc ông Riek Machar âm mưu đảo chính. Cuộc xung đột đẫm máu đã khiến khoảng 380.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Bất chấp thỏa thuận hòa bình, các vụ xung đột giữa các phe phái vẫn diễn ra, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong nửa cuối năm 2020.
LHQ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát xung đột quy mô lớn tại Nam Sudan
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 26/4 cảnh báo sự chậm trễ trong việc thực thi hiệp định hòa bình tại Nam Sudan đang đặt quốc gia này trước nguy cơ quay trở lại một cuộc xung đột quy mô lớn.
Lực lượng Phái bộ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) tuần tra tại Leer, Nam Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong một báo cáo mới được gửi lên Hội đồng Bảo an (HĐBA), các chuyên gia LHQ phụ trách giám sát các biện pháp trừng phạt và cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan kêu gọi cần có "nguồn xung lực mới từ các đối tác khu vực và quốc tế nhằm làm giảm bớt những rạn nứt về an ninh và chính trị đang gia tăng tại Nam Sudan". Các chuyên gia cũng kêu gọi tiếp tục duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan sắp hết hạn vào cuối tháng 5 tới và cần có các biện pháp trừng phạt mới đối với những kẻ cản trở việc thực thi thỏa thuận hòa bình ký năm 2018 cũng như hoạt động phân phối hàng viện trợ nhân đạo.
Báo cáo nhấn mạnh kể từ tháng 2/2020, nỗ lực cải tổ và thực thi thỏa thuận hòa bình của chính phủ Nam Sudan tiến triển chậm chạp đã cản trở những tiến bộ trong việc bảo vệ thường dân và triển vọng về một nền hòa bình lâu dài. Báo cáo đánh giá, những tranh chấp chính trị tại Nam Sudan kéo dài suốt hơn một năm qua về phương thức thực thi thỏa thuận hòa bình đã khoét sâu thêm những chia rẽ về chính trị, quân sự và sắc tộc đang tồn tại ở quốc gia châu Phi này. Những tranh chấp đó đã châm ngòi cho tình trạng gia tăng các vụ bạo lực giữa hai phe tham gia ký thỏa thuận là chính phủ của Tổng thống Salva Kirr và Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) của Phó Tổng thống Riek Machar. Tình cảnh này khiến 8,5 triệu người dân Nam Sudan cần được hỗ trợ nhân đạo "hơn bao giờ hết". Các chuyên gia LHQ cho rằng "cần can thiệp khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ nước này quay trở lại một cuộc xung đột quy mô lớn".
Kể từ khi giành được độc lập vào năm 2011, Nam Sudan bị tàn phá trong các cuộc xung đột bạo lực khiến hơn 380.000 người thiệt mạng. Cuộc khủng hoảng tại nước này đã phần nào được tháo gỡ hồi tháng 2/2020 sau khi Tổng thống Salva Kiir đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực với đối thủ Riek Machar. Tuy nhiên, giới quan sát đã cảnh báo nguy cơ xung đột tái bùng phát do thỏa thuận ngừng bắn chưa mang lại nhiều tiến triển như kỳ vọng.
Ông Tập ngầm chỉ trích Mỹ bá quyền Ông Tập Cận Bình ngầm chỉ trích Mỹ khi kêu gọi "lãnh đạo các nước xung quanh" không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và phản đối bá quyền. "Vấn đề hội nhập nên được tiến hành bằng cách đàm phán và thảo luận. Vận mệnh tương lai của thế giới nên do tất cả các quốc gia cùng quyết...