Tổng thống Mỹ đắc cử J.Biden công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19
Ngày 15/1, Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đã công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-9, theo đó sẽ mở rộng quy mô phản ứng của chính phủ liên bang, tập trung vào việc giúp đỡ các cộng đồng cư dân tại vùng nông thôn và cải thiện kênh thông tin liên lạc với các bang.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ hai tại Newark, bang Delaware ngày 11/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, kế hoạch trên được ông Biden đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang trải qua những ngày tồi tệ nhất của đại dịch, đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc các chiến dịch tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19.
Trong bài phát biểu của mình, ông Biden đã thông báo chi tiết về khoản ngân sách 20 tỷ USD dành cho chương trình xét nghiệm, điều trị và tiêm vaccine phòng COVID-19 trên toàn quốc trong gói kế hoạch phục hồi kinh tế 1.900 tỷ USD mà ông công bố trước đó giúp nước Mỹ vượt qua những hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19.
Tổng thống đắc cử Biden khẳng định nước Mỹ đang trong một mùa Đông đen tối và đang nhanh chóng tiến dần tới mốc có 400.000 người tử vong do COVID-19, đồng thời cho rằng việc triển khai tiêm vaccine tại Mỹ cho tới nay vẫn là một thất bại thảm hại. Tốc độ tiêm chủng vẫn hết sức chậm chạp. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, tính tới ngày 15/1, hơn 31,1 triệu liều vaccine đã được phân phối tới các cơ sở y tế, nhưng chỉ có hơn 12,2 triệu người đã được tiêm.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, chính quyền của ông Biden sẽ huy động gần như tất cả số vaccine dự trữ để giúp đạt được mục tiêu mà ông cam kết trước đó với 100 triệu người dân Mỹ được tiêm trong 100 ngày đầu tiên khi ông lên nắm quyền. Kế hoạch tiêm chủng sẽ tập trung vào phản ứng của chính quyền liên bang, chứ không để các bang tự triển khai, đồng thời khởi động một nỗ lực giáo dục cộng đồng lớn để xây dựng lại niềm tin vào khoa học, đặc biệt tập trung vào các cộng đồng người da màu và người Mỹ gốc Latinh nhằm trấn an những lo ngại của họ về độ an toàn của các loại vaccine.
Dự kiến chính quyền mới tại Mỹ sẽ sử dụng các nguồn lực liên bang bao gồm Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang để khởi động các điểm tiêm chủng hàng loạt mới, mở rộng chiến dịch tiêm chủng của các bang và địa phương trên toàn quốc, bao gồm tới cả các hiệu thuốc và trung tâm y tế cộng đồng. Các trung tâm y tế sẽ có thể tiếp cận trực tiếp nguồn cung cấp vaccine khi cần thiết.
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng sẽ tập trung vào việc hợp tác với các bang và các nhà cung cấp địa phương để thành lập các trung tâm tiêm chủng cộng đồng trên khắp cả nước, đồng thời triển khai các đơn vị tiêm chủng lưu động tại những khu vực khó tiếp cận và thiếu cơ sở hạ tầng y tế.
Bên cạnh đó, việc liên lạc với các bang cũng sẽ được cải thiện, do đó các nhà lãnh đạo bang và địa phương sẽ nắm được đầy đủ về việc phân bổ vaccine và để cung cấp kịp thời vaccine tới các bang đã đặt. Trước đó, nhiều bang phàn nàn về việc thiếu thông tin rõ ràng về Chiến dịch Warp Speed của chính quyền Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả thông tin về việc họ sẽ được nhận bao nhiêu liều vaccine hằng tuần.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh (HHS) Alex Azar thông báo chính quyền Mỹ sẽ không dự trữ vaccine cho liều tiêm thứ hai đối với những người được tiêm lần đầu tiên vì sẽ có đủ chuỗi cung ứng, đồng thời khuyến nghị các bang đủ điều kiện tiến hành tiêm chủng mở rộng cho tất cả người dân từ 65 tuổi trở lên và những người có bệnh tiền sử.
Biden gọi 6/1 là 'ngày đen tối nhất lịch sử Mỹ'
Biden chỉ trích Trump "coi thường nền dân chủ" trong 4 năm cầm quyền và gọi bạo loạn ở quốc hội là "ngày đen tối nhất trong lịch sử Mỹ".
"Theo quan điểm của tôi, hôm qua là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta", Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 7/1 ở bang Delaware khi giới thiệu ứng viên Bộ trưởng Tư pháp. "Họ không phải người biểu tình. Họ là đám đông bạo loạn, những kẻ nổi dậy, những kẻ khủng bố trong nước".
Biden từ chối đề cập những yêu cầu phế truất Tổng thống Donald Trump, nhưng cáo buộc Trump "tấn công toàn diện vào các thể chế của nền dân chủ".
Biden phát biểu ở bang Delaware khi giới thiệu ứng viên Bộ trưởng Tư pháp hôm 7/1. Ảnh: AFP .
"Tôi ước chúng ta có thể nói không thể thấy điều đó sắp xảy ra, nhưng không đúng. Chúng ta có thể thấy. Bốn năm qua, chúng ta đã có một tổng thống tỏ ra khinh thường rõ ràng nền dân chủ, hiến pháp, nhà nước pháp quyền trong mọi việc ông ấy làm", Biden nói. "Ông ấy đã mở cuộc tấn công toàn diện vào các thể chế của nền dân chủ chúng ta ngay từ đầu và hôm qua là đỉnh điểm của cuộc tấn công không ngừng đó".
Biden cũng so sánh việc đối xử với những người bạo loạn quốc hội với người biểu tình đòi công bằng chủng tộc nổ ra toàn quốc đầu năm 2020.
"Không ai có thể nói với tôi rằng nếu hôm qua là một nhóm biểu tình 'Mạng người da màu quan trọng' thì họ sẽ bị đối xử rất, rất khác so với đám côn đồ xông vào Đồi Capitol", Tổng thống đắc cử cho hay. "Tất cả chúng ta đều biết đó là sự thật. Và nó hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Phát biểu của Biden được đưa ra khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án thứ 25, cho phép đa số nội các phế truất một tổng thống bị coi là không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Elaine Chao đã trở thành thành viên đầu tiên của nội các từ chức để phản đối cuộc bạo loạn ở quốc hội. Adam Kinzinger, người thường xuyên chỉ trích Trump, trở thành nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên kêu gọi kích hoạt Tu chính án thứ 25 để phế truất tổng thống.
Mick Mulvaney, đặc phái viên Mỹ tại Bắc Ireland và cựu chánh văn phòng Nhà Trắng, cũng tuyên bố sẽ từ chức và cho biết ông mong những người khác từ chức.
Biden nói Lầu Năm Góc trì trệ quá trình chuyển giao Tổng thống đắc cử Biden nói rằng Lầu Năm Góc đang gây trì trệ quá trình chuyển giao, cảnh báo Mỹ đối mặt rủi ro an ninh vì điều này. "Chúng tôi đã gặp phải rào cản từ giới lãnh đạo chính trị tại Bộ Quốc phòng và Văn phòng Quản lý và Ngân sách", Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nói...