Tổng thống Mỹ Biden đặt trọn hy vọng vào gói ngân sách ‘tầm cỡ thế hệ’ 6.000 tỷ USD
Cuối tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói dự thảo ngân sách đầy tham vọng nhằm vực dậy nền kinh tế số 1 thế giới, đồng thời giúp nước Mỹ đảm bảo ưu thế cạnh tranh với các nền kinh tế khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo về việc đối phó với dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine tại Washington, DC, Mỹ, ngày 2/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo CNN, nhà lãnh đạo Mỹ coi gói dự thảo ngân sách 6.000 tỷ USD của tài khóa 2022 là khoản ngân sách tầm cỡ “một thế hệ”, trong đó bao phủ một loạt lĩnh vực nhằm thúc đẩy toàn diện nền kinh tế- xã hội nước Mỹ phát triển.
Tổng thống Biden cho rằng một nước Mỹ sau đại dịch “sẽ không đủ khả năng trở lại như trước đây”, nhấn mạnh đây là thời điểm cần nắm bắt để phục hưng và “định hình lại” một nền kinh tế mới.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, mục tiêu tổng thể là tăng mạnh chi tiêu liên bang, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, đưa đất nước sớm vượt qua cuộc khủng khoảng kép y tế-kinh tế hiện nay, phát triển tầng lớp trung lưu của Mỹ, đồng thời định vị nước Mỹ để có thể giữ ưu thế cạnh hơn các đối thủ.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, DC., ngày 20/10/2013. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong gói dự thảo ngân sách 6.000 tỷ USD mà Chính quyền Tổng thống Biden vừa công bố có hai chương trình đầy tham vọng là Kế hoạch Việc làm Mỹ và Kế hoạch Các gia đình Mỹ. Đây là hai “đại kế hoạch” đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, y tế và phát triển kinh tế chiếm khoản ngân sách tới hơn 4.100 tỷ USD. Tổng thống Biden khẳng định gói ngân sách của ông sẽ “đầu tư trực tiếp vào người dân Mỹ và củng cố nền kinh tế quốc gia, cải thiện sức khỏe tài chính của chúng ta về lâu dài”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Mỹ sẽ chi mạnh ngân quĩ để mở một cơ quan nghiên cứu y tế mới, trọng tâm là nghiên cứu các dịch bệnh như ung thư; chi tiền giải quyết vấn nạn bạo lực súng đạn, ứng phó với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, hỗ trợ những người vô gia cư và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Quyền Giám đốc Văn phòng Quản lý Ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young nói: “Khoản ngân sách này là chương trình nghị sự để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, mạnh mẽ và sự thịnh vương chung. Nó sẽ tạo ra một nền kinh tế hùng mạnh cho hôm nay và cho nhiều thập kỷ tới. Đó là khoản đầu tư cho người dân Mỹ ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước này, những người tạo sức mạnh cho nền kinh tế của chúng ta”.
Chính quyền Tổng thống Biden đề xuất chi 36,5 tỷ USD cho các trường học thuộc nhóm Title I để hỗ trợ trẻ em các gia đình thu nhập thấp; chi 6,5 tỷ USD để lập Cơ quan các dự án nghiên cứu tối tân về sức khỏe (ARPA-H), trong đó trọng tâm nghiên cứu là các dịch bệnh như ung thư hay Alzheimer; Tăng ngân sách thêm 14 tỷ USD so với năm 2021 để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu; chi 30,4 tỷ USD cho chương trình nhà ở người thu nhập thấp (Housing Choice Vouchers) để hỗ trợ cho khoảng 200.000 gia đình; 10 tỷ USD kinh phí cho các chương trình y tế toàn cầu, trong đó có khoảng 1 tỷ USD tài trợ cho chương trình an ninh sức khỏe và hỗ trợ chấm dứt đại dịch COVID-19; Đề xuất chi 58,5 tỷ USD cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID); 200 tỷ USD học mầm non miễn phí cho tất cả trẻ ba và bốn tuổi; 109 tỷ USD cho 2 năm đại học công miễn phí cho tất cả người Mỹ; 225 tỷ USD cho một gia đình ăn lương nhà nước và chương trình ngày nghỉ có trả lương trong ngành y tế, đưa Mỹ ngang hàng với các quốc gia giàu khác; 115 tỷ USD cho cầu đường; 160 tỷ USD cho phương tiện công cộng và đường sắt; 100 tỷ USD để cải thiện khả năng truy cập Internet băng thông rộng cho mọi hộ gia đình Mỹ….
Bên cạnh đó, Tổng thống Biden cũng đề nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn khoản ngân sách 932 tỷ USD cho các chương trình phi quốc phòng trong tài khóa 2022, tăng mạnh so với năm ngoái. Dự toán ngân sách quốc phòng tài khóa tới của Mỹ cũng lên tới 756 tỷ USD.
Mỹ hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh khi đại dịch COVID-19 dần đi qua. Ảnh: BBC
Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế, đánh giá “đây là bản dự toán ngân sách phản ánh tầm nhìn của Tổng thống Biden nhằm đầu tư vào con người và xã hội, đảm bảo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng và mọi người dân sẽ được thụ hưởng sự thịnh vượng. Ngân sách này làm nổi bật khu vực công, trong vai trò là thành tố then chốt đưa chúng ta tiến lên phía trước”.
Triển vọng thông qua
Kế hoạch trên bao gồm các chương trình kinh tế-xã hội mới qui mô lớn. Song kế hoạch này cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, nơi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho là quá tốn kém.
Bất chấp việc tăng thuế đối với các doanh nghiệp như đề xuất, thặng dư vốn và khung thuế thu nhập đánh lên người giàu ít nhất là 3.000 tỷ USD, kế hoạch sẽ khiến nợ công tăng lên 117% GDP vào năm 2031, vượt qua mức trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.
Bản thân bà Cecilia Rouse cũng thừa nhận nền kinh tế Mỹ đang chứng kiến lạm phát tăng đột biến. Một số nhà kinh tế, trong đó có Larry Summers, người từng cố vấn cho các Tổng thống Barack Obama và Bill Clinton, đã cảnh báo việc chi tiêu lớn như vậy của chính phủ có thể làm gia tăng lạm phát, buộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải tăng lãi suất, từ đó làm tăng nguy cơ suy thoái.
Dự toán ngân sách của Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể gặp trở ngại tại Quốc hội Mỹ. Ảnh: The Economic Times
Các quan chức đảng Cộng hòa cũng bày tỏ lo ngại trước mức chi tiêu kỷ lục. Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell gọi kế hoạch này là “giấc mơ”. Thượng nghị sĩ bang Kansas, ông Jerry Moran, thì cho rằng nó sẽ “trao cho các thế hệ tương lai khoản nợ nặng nề”.
Quốc hội Mỹ có thời hạn đến cuối tháng 9/2021 để phê chuẩn các dự luật chi tiêu mới. Nếu các nghị sĩ không thông qua ngân sách mới, chính phủ có thể đóng cửa một phần.
Đảng Dân chủ hiện chiếm đa số mong manh tại Hạ viện và lợi thế hơn một ghế so với đảng Cộng hòa ở Thượng viện. Không giống như hầu hết các dự luật khác, các gói ngân sách có thể được thông qua chỉ với 51 phiếu ủng hộ, thay vì 60 phiếu như quy định, nghĩa là Tổng thống Biden có thể ký một số kế hoạch của mình thành luật mà không cần sự ủng hộ của đảng Cộng hòa.
Có điều, việc đảm bảo tất cả các đảng viên đảng Dân chủ đều đồng lòng ủng hộ chương trình nghị sĩ này cũng sẽ không phải là vấn đề dễ dàng. Mặc dù chính giới Dân chủ ủng hộ rộng rãi các sáng kiến chi tiêu của ông chủ Nhà Trắng, nhưng chắc chắn vẫn có những bất đồng.
Chẳng hạn việc ông Biden tăng chi tiêu quân sự có thể gây phản ứng giữa các thành viên tiến bộ hơn trong đảng Dân chủ. Do đó, triển vọng gói dự toán ngân sách đầy tham vọng 6.000 tỷ này của Chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ gặp không ít khó khăn tại Quốc hội.
Cộng đồng người Việt Nam tại Preah Sihanouk ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sáng 8/6, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk và Ban Chấp hành Hội Khmer-Việt Nam chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk đã phát động đợt quyên góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Tổng Lãnh sự Vũ Ngọc Lý ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.
Dự lễ phát động có toàn bộ thành viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk và đại diện Ban Chấp hành Hội Khmer-Việt Nam tỉnh Preah Sihanouk. Tất cả các thành viên tham dự buổi lễ đều đã hoàn thành việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Tại lễ phát động, Tổng Lãnh sự Vũ Ngọc Lý đã điểm qua một số diễn biến về tình hình đại dịch tại Việt Nam và những nỗ lực phòng chống dịch trong nước.
Biểu dương những đóng góp của các nhà hảo tâm đã luôn nhường cơm sẻ áo cho cộng đồng người Việt Nam ở sở tại cũng như đồng bào trong nước thời gian qua, Tổng Lãnh sự kêu gọi các nhà hảo tâm và cá nhân trong cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia nói chung và tại khu vực Tây Nam Campuchia (gồm các tỉnh Preah Sihanouk, Kampot, Kep, Koh Kong, Takeo và Kampong Speu) nói riêng tiếp tục chung tay cùng Chính phủ và đồng bào cả nước chống dịch COVID-19.
Ngay trong sáng 8/6, chương trình đã quyên góp được hơn 2.000 USD, trong đó có bà Trịnh Thị Mỹ Trang, chủ tiệm kim hoàn ở thành phố Preah Sihanouk ủng hộ 200 USD và ông Huỳnh Quang Rân, kỹ sư điện lạnh đang làm việc tại thành phố Preah Sihanouk ủng hộ 500 USD.
Các đại biểu tham dự lễ phát động quyên góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Theo dự kiến, chương trình quyên góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam sẽ kéo dài từ nay cho tới hết tháng 6/2021.
Bước tăng tốc cần thiết ở châu Á Việc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đạt đồng thuận về tăng tốc phân phối vaccine ngừa COVID-19, coi đây như một trong những biện pháp chủ chốt để phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch, có thể xem là một bước chuyển cần thiết trong chiến lược chống dịch của khu vực châu...