WTO nhận định chỉ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine là không đủ
Ngày 20/5, Tông Giám đôc Tô chưc Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho răng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 sẽ không đủ để giúp thu hẹp chênh lêch “khổng lồ” trong viêc phân phôi vaccine giưa các nước giàu và nghèo.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP), bà Okonjo-Iweala nhân mạnh rõ ràng viêc tư bỏ quyên sơ hưu trí tuê đối với vaccine ngừa COVID-19 là không đủ và cân phải có cách tiêp cân toàn diên mơi có thê giải quyêt vân đê mât cân băng “không thê châp nhân đươc” trong viêc tiêp cân các vaccine ngưa COVID-19. Bà lưu ý vân đê này sẽ không thê kéo dài trong nhiêu năm.
Cũng theo bà Okonjo-Iweala, các nước đang phát triển đã phàn nàn quy trình cấp phép quá rườm rà và cần được cải thiện. Người đứng đầu WTO cho răng các nhà sản xuất nên nỗ lực mở rộng sản xuất, viên dân tình trạng công suất nhàn rỗi ở Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Senegal và Nam Phi. Bà cũng nhân mạnh sư cân thiêt phải tạo điêu kiên cho viêc chuyên giao công nghê và bí quyêt bào chê vaccine bơi nhưng chê phâm này thương khó sản xuât hơn thuôc men. Bà kêu gọi: “Tôi tin rằng chúng ta có thể thống nhất một văn bản cho phép các nước đang phát triển tiếp cận và linh hoạt, đồng thời bảo vệ các nghiên cứu và đổi mới”.
Trươc đó, phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Paris được tổ chức trực tuyến ngày 17/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiêng cảnh báo thế giới đã đi đến tình trạng “phân biệt chủng tộc về vaccine”, chứ không chỉ đối mặt với nguy cơ này nữa. Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cung cấp vaccine cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX sớm hơn so với kế hoạch, do nguồn cung vaccine thiếu hụt trong bối cảnh xuất khẩu của Ấn Độ gián đoạn.
Ngày 5/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ quyên sơ hưu trí tuê đôi vơi vaccine ngừa COVID-19 và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO. Thông báo về vấn đề này, Đại diện Thương mại Katherine Tai nhấn mạnh mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên Washington ủng hộ dỡ bỏ biện pháp bảo vệ đó đối với vaccine ngừa COVID-19.
Nhiêu nươc khác, trong đó có Pháp, Ân Đô, New Zealand và các tổ chức quốc tế như WHO và Liên minh vaccine toàn câu GAVI đã hoan nghênh ý tương này. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn phản đối, cho rằng việc này sẽ tạo tiền lệ có thể gây tổn hại sự đổi mới, cải tiến trong tương lai đồng thời nhấn mạnh động thái này sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất vaccine.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/5 đã vạch ra môt kê hoạch mà cơ quan này cho là giải pháp hiêu quả hơn đê tăng sản lương vaccine so vơi viêc tư bỏ quyên sơ hưu trí tuê, song vân dưa vào các quy tăc hiên hành của WTO. Theo EC, các nươc có thê câp giây phép cho các nhà sản xuât vaccine bât kê có hay không có sư đông ý của chủ sơ hưu băng sáng chê.
WEF hoãn hội nghị thượng đỉnh thường niên tại Singapore
Ngày 17/5, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thông báo hoãn hội nghị thường niên dự kiến diễn ra theo kế hoạch vào tháng 8 năm nay tại Singapore.
Logo của cuộc họp thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được in trên cửa sổ ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/1/2020. Ảnh: Reuters
Theo WEF, không thể triệu tập một cuộc họp trực tiếp trong năm nay do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. WEF nêu rõ căn cứ vào những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau trên toàn thế giới, khả năng nối lại hoạt động đi lại giữa các nước và vùng lãnh thổ chưa chắc chắn, tốc độ triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không đồng đều tại các nước cùng sự xuất hiện của những biến thể mới..., tổ chức này nhận thấy việc tổ chức sự kiện với sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ các chính phủ, doanh nghiệp trên toàn cầu là không khả thi.
Theo truyền thống, hội nghị thường niên WEF được tổ chức vào tháng 1 hằng năm tại Davos (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, thời điểm tổ chức diễn đàn của giới doanh nghiệp toàn cầu này đã phải thay đổi nhiều lần.
WEF, có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết hội nghị thường niên thay thế sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2022, với thời gian và địa điểm sẽ được xác định vào cuối năm nay. Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab nói: "Đó là một quyết định khó khăn, nhưng sức khỏe và sự an toàn của mọi người tham gia hội nghị luôn là ưu tiên cao nhất của chúng tôi".
Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covaxin cho trẻ em Ngày 13/5, giới chức Ấn Độ cho biết Tổng cục Quản lý dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 vaccine Covaxin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo của Bộ Y tế, sau khi kiểm tra...