Tổng thống Ba Lan muốn lập căn cứ NATO ở Đông Âu
Trong chuyến thăm tới Estonia hôm 23-8, tổng thống đảng bảo thủ Ba Lan Andrzej Duda đã yêu cầu thành lập các căn cứ quân sự NATO ở đông Âu, theo Sputnik News hôm 24-8.
Tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm tới Tallin của mình, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho hay ông hy vọng lực lượng liên minh này sẽ hiện diện tại biên giới hiện tại của NATO. Điều này được nhìn nhận là công bằng và hợp pháp từ quan điểm lịch sử.
Chuyến thăm của ông Duda tới Estonia đánh dấu sự bắt đầu của chiến dịch gây sức ép cho NATO phải đặt các căn cứ lâu dài trên sườn phía đông của liên minh này.
Nhà lãnh đạo Estonia Hendrik Ilves chính thức ủng hộ đề nghị của ông Duda với hy vọng được nhìn thấy sự tăng cường hiện diện của NATO ở Đông Âu.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (Nguồn: Sputnik News)
“Tôi ủng hộ điều đó và sẽ tiếp tục ủng hộ. Nếu an ninh chúng ta được đảm bảo thì nó có thể ngăn cản ai đó tránh được các cuộc gây hấn tiềm ẩn” – ông Ilves nói trong một hội nghị và ám chỉ đó chính là “mối đe dọa từ Nga”.
Tổng thống Duda dự kiến đến thăm London (Anh), New York (Mỹ) và Berlin (Đức) bất chấp Đức lo sợ căng thẳng đang lên cao giữa NATO và Nga. NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga tháng 3-2014 nhằm đáp trả lại cái gọi là chính sách ” gây hấn” của nước ngoài của Moscow. Nga đã nhiều lần lên án việc gia tăng các hoạt động của NATO gần biên giới nước này đã phá hủy sự ổn định trong khu vực và quốc tế.
Video đang HOT
Ngọc Như
Theo_PLO
Phương Tây lặng lẽ nhìn Ukraine sụp đổ
Tình hình Ukraine ngày càng tồi tệ nhưng Liên minh Châu Âu (EU) không có bất kỳ bước đi cụ thể nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này. Theo phóng viên Christophe Schiltz đến từ tờ Die Welt, phương Tây đang lặng lẽ nhìn đất nước Ukraine rơi vào hỗn loạn và sụp đổ dần.
Lãnh đạo 3 nước Pháp, Đức và Ukraine sẽ có cuộc gặp gỡ trong ngày hôm nay
Liên minh Châu Âu dường như bất lực trước cuộc khủng hoảng ở Ukraine - quốc gia Đông Âu đang bị xé nát bởi cuộc nội chiến ở miền đông. EU chủ yếu tạm hài lòng với những lời cảnh báo thẳng thừng dành cho các phe phái đối địch nhau trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine hoặc những lời kêu gọi về việc tăng cường vai trò của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) - một thể chế giám sát chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine, tác giả Schiltz cho hay.
Theo nhà báo Schiltz, thoả thuận Minsk đạt được dưới sự làm trung gian của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Hollande cho đến nay vẫn không mang lại được tiến triển gì nhiều và tình hình dường như không thể thay đổi trong tương lai. Giới lãnh đạo Châu ÂU dường như chỉ đưa ra kế hoạch trên giấy chứ không đưa chúng vào thực tế để thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Phóng viên tờ Die Welt cho rằng, chiến lược yếu đuối của EU đã làm lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin - người bị cáo buộc đang tìm cách gây bất ổn ở nước láng giềng Ukraine. Ông Schiltz gợi ý rằng, phương Tây nên tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga và tăng thêm sự giúp đỡ cho Kiev, ví dụ như thông qua việc cung cấp vũ khí và viện trợ tài chính.
Ông Schlitz tin rằng, EU đánh giá thấp tầm quan trọng chiến lược của khu vực miền đông Ukraine. Theo ông này, người Châu Âu nên tăng cường sự hiện diện trong khu vực để theo dõi tình hình và giám sát các đường biên giới cũng như các cuộc bầu cử, giúp Ukraine huỷ bỏ vị thế là một sân sau của Châu Âu.
Những nhận định mang đầy sự bi quan của phóng viên tờ Die Welt được đưa ra trong bối cảnh tình hình Ukraine nguy cấp trở lại khi bạo lực leo tháng một cách nghiêm trọng.
Các cuộc giao tranh, đụng độ giữa quân đội Kiev và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã bùng nổ trở lại với quy mô và tính nghiêm trọng tăng lên một cách bất thường kể từ sau khi thoả thuận ngừng bắn có hiệu lực hồi tháng 2. Bạo lực leo thang kéo theo tình trạng thương vong cũng tăng cao đột ngột, ở mức chưa từng có trong nhiều tháng trở lại đây.
Giữa bối cảnh như vậy, cộng đồng thế giới không khỏi lo ngại về khả năng thoả thuận ngừng bắn hồi tháng 2 - thứ duy nhất mà các cường quốc đặt nhiều hy vọng vào đó - sẽ bị phá vỡ hoàn toàn. Một khi thoả thuận Minsk đổ vỡ thêm một lần nữa thì tình hình Ukraine khó tránh khỏi viễn cảnh vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Lãnh đạo Đức, Pháp vội vàng gặp Tổng thống Ukraine
Hiểu rõ tính nghiêm trọng của những diễn biến đang diễn ra ở miền đông Ukraine trong thời gian gần đây, hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Pháp và Đức nhanh chóng tổ chức một cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine nhằm nhanh chóng tháo ngòi nổ trong cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu.
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay (24/8) sẽ chào đóng Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Berlin và họ sau đó sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, chính phủ Đức cho hay.
Sau cuộc họp sẽ diễn ra một cuộc họp báo. Theo nữ phát ngôn viên chính phủ Đức - bà Christiane Wirtz, cuộc gặp mặt ngày hôm nay không nên được hiểu là một sự thay đổi trong format Bộ Tứ Normandy gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine. "Cuộc họp được tổ chức dưới hình thức ba bên những điều đó không đồng nghĩa với việc thiết lập một cơ chế đối thoại mới" liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, bà Wirtz nhấn mạnh.
Bất chấp rất nhiều vòng đàm phán hoà bình và cả thoả thuận Minsk đạt được hồi tháng 2 giữa Kiev và lực lượng ly khai miền đông Ukraine, cuộc chiến ở quốc gia Đông Âu đến nay vẫn không có dấu hiệu dịu đi.
Theo báo chí và truyền thông, trong cuộc họp dự kiến diễn ra ngày hôm nay, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Pháp Hollande có thể gây áp lực để buộc Tổng thống Poroshenko phải thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết và nghĩa vụ của ông này được đưa ra trong thoả thuận Minsk.
"Thứ nhất, các chiến dịch quân sự sẽ phải chấm dứt ngay và vũ khí cần phải được rút ra khỏi vùng chiến sự.... Thứ hai, chúng ta cần phải tạo ra những điều kiện thích hợp, chín muồi cho các cuộc bầu cử ở vùng Donbass (từ dùng để chỉ hai khu vực miền đông Donetsk và Luhansk đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai)", Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hồi tuần trước đã nói như vậy.
Theo nhà ngoại giao Fabius, "tôi hy vọng cuộc họp ngày hôm nay sẽ cho phép chúng ta đạt bước tiến trên cả hai điểm trên. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một giải pháp muộn nhất là vào tháng 12 tới".
Trong khi đó, chính quyền Kiev cho hay, cuộc họp ngày hôm nay được triệu tập theo đề xuất của riêng họ và vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ là sự phối hợp các nỗ lực nhằm chống lại cái mà họ gọi là hành động "gây hấn, xâm lược" của Nga ở miền đông Ukraine.
Cuộc họp ba bên giữa lãnh đạo Pháp, Đức và Ukraine có thể được theo sau bởi một hội nghị thượng đỉnh của Bộ Tứ Normandy, phát ngôn viên Wirtz tiết lộ.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Philippines không đủ ngân sách để hiện đại hóa quân đội Giới chức quốc phòng Philippines cho biết nước này chỉ có đủ ngân sách "hạn hẹp" để nâng cấp quân sự mặc dù đã đề xuất gia tăng 25% ngân sách quốc phòng trong năm tới trong bối cảnh căng thẳng đang tăng với Trung Quốc trên biển Đông, hãng tin Sputnik News cho biết hôm 17-8. "Mục tiêu của việc nâng cấp...