Tổng hợp 4 phương pháp rửa mũi đúng cách và hiệu quả
Nghẹt mũi, sổ mũi do viêm xoang hay khói bụi tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu vô cùng. Rửa mũi đúng cách với công cụ phù hợp sẽ giúp giảm mắc bệnh về mũi xoang.
Tổng hợp 4 phương pháp rửa mũi đúng cách và giúp giảm bệnh mũi xoang hiệu quả
Khi bị nghẹt mũi, khó thở khiến chúng ta dễ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hiện nay bạn có thể lựa chọn một số loại dụng cụ y tế giúp rửa mũi để ngăn ngừa tắc nghẽn, rửa sạch đờm trong khoang họng.
Bình Neti pot để rửa mũi
Bình rửa mũi Neti Pot có dạng như bình trà giúp rửa sạch khoang mũi
Bình Neti pot có dạng như bình trà có khả năng rửa sạch các khoang mũi khi tắc nghẽn và có nhiều đờm trong mũi. Với hình dạng tương tự một ấm trà nhỏ khi bạn đổ đầy bình bằng dung dịch nước muối (có thể tự pha hoặc mua sẵn).
Sử dụng bình Neti pot rất đơn giản chỉ cần nghiêng đầu vào bồn rửa và đổ dung dịch vào một bên lỗ mũi. Đổ bình để nước muối chạy qua xoang và chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Sau đó lặp lại ở lỗ mũi bên kia.
Dùng bình Neti để rửa mũi rất hiệu quả để loại bỏ các chất nhầy dư thừa, giúp bạn thở ra hiệu quả khi bị sổ mũi, nghẹt mũi.
Rửa mũi với bình NeilMed bằng cách ép dung dịch nước muối vào 1 bên lỗ mũi
Một loại bình rửa mũi giúp hỗ trợ rửa mũi dễ dàng hơn một chút so với dùng bình neti là bình kiểu NeilMed. Bình nhựa mềm và có lỗ nhỏ ở trên cùng. Thường trong bình có bán kèm các túi muối nhỏ để pha nước rửa mũi hoặc bán riêng.
Cách rửa mũi bằng bình rửa mũi NeilMed: Ép dung dịch nước muối vào một bên lỗ mũi, thở bằng miệng khi nghiêng đầu trên bồn rửa.
Tương tự với bình rửa mùi Neti pot, dung dịch nước muối đi qua xoang mũi của bạn và ra ở lỗ mũi của bên kia. Thường mỗi bình rửa mũi dùng được cho cả bên lỗ mũi. Bình rửa mũi loại này rất hiệu quả khi bạn bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng.
Xịt mũi nước muối biển dạng phun sương
Video đang HOT
Có thể dùng bình xịt phun sương để rửa mũi
Dung dịch nước muối biển dạng xịt phun sương rất phổ biến để loại bỏ chất nhầy trong đường mũi và giúp bạn thở tốt hơn khi bị nghẹt mũi. Tuy để rửa sạch khoang mũi bằng dung dịch xịt mũi nước biển dạng phun sương này hơi khó nhưng hoàn toàn có thể thực hiện.
Cách rửa mũi bằng dung dịch nước muối biển: Thay vì phun theo nhát vào mỗi lỗ mũi, hãy giữ áp lực trên nút bấm xịt để dung dịch chảy sâu hơn vào xoang mũi và kéo theo chất nhầy trong mũi sang bên kia.
Nước muối rửa mũi không phải là thuốc và sử dụng để rửa mũi không gây tác dụng phụ. Bạn có thể dùng bình xịt nước muối dạng phun sương loại này thường xuyên.
Rửa mũi cho trẻ nhỏ với hút mũi hoặc ống tiêm:
Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, sử dụng các loại bình rửa mũi có thể không khả thi. Nhưng biết được phương pháp rửa mũi đúng cách cho trẻ thì bạn sẽ dễ dàng loại bỏ chất nhầy trong mũi cho bé.
Cách 1: Dùng nước muối sinh lý loại nhỏ và công cụ hút mũi
Có thể rửa mũi cho trẻ bằng công cụ hút mũi
Khi trẻ bị tắc mũi, bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy trong mũi để nó chảy ra. Sau đó, hút hết dịch nhầy trong mũi loãng bằng cách dùng ống hút mũi dành riêng cho trẻ.
Tuy nhiên, thực tế, việc nhỏ mũi cho trẻ sau đó hút ra không hề đơn giản. Trẻ sẽ khó chịu và không hợp tác vì không thích bị hút hay nhỏ nước mũi. Vì thế, tốt nhất cả bố và mẹ bé nên cùng hút mũi cho trẻ.
Cách 2: Sử dụng bơm tiêm để rửa mũi cho bé
Bơm kim tiêm loại bỏ mũi tiêm là một công cụ hữu hiệu để mẹ hút mũi cho bé đối với các bé từ 2 tuổi trở lên.
Cách rửa mũi bằng kim tiêm:
Hút đầy nước muối rửa mũi cho trẻ vào xi lanh.
Cho trẻ nghiêng đầu ở chậu rửa hoặc bồn rửa mặt
Đẩy nước muối ở xi lanh vào 1 bên lỗ mũi của trẻ để các dịch nhầy trong khoang mũi ra ở phía lỗ mũi bên kia.
Làm tương tự nhưng với bên lỗ mũi còn lại.
Các lưu ý để rửa mũi đúng cách tránh viêm tai giữa hoặc viêm xoang
Người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng nên rửa mũi mỗi ngày
Bạn nên giảm bớt lượng muối trong dung dịch xịt nước muối và cần làm ấm nước xịt mũi (không nên quá nóng hoặc quá lạnh).
Khi rửa mũi cần kiểm tra xem đã nghiêng đúng một góc 45 độ chưa và không ngả đầu ra sau.
Cần thở bằng miệng trong khi rửa mũi để tránh gây sặc rất nguy hiểm.
Hiệu quả khi rửa mũi đúng cách: Chỉ sau 1 – 2 lần rửa mũi bạn sẽ thấy lợi ích rõ ràng. Rửa mũi đúng cách giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt.
Đối tượng nên rửa mũi: Rửa mũi tốt cho người bị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm. Rửa mũi an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Đối tượng không nên rửa mũi: Người bị viêm tai giữa hay mũi bít tắc khó thở không nên rửa mũi.
Tâm Minh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bài thuốc chữa viêm xoang nhiễm khuẩn
Viêm xoang cấp tính thường xuất hiện sau khi có nhiễm virus (cảm cúm), do dị ứng hoặc nhiễm nấm đường hô hấp.
Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở một hay nhiều xoang (xoang hàm, xoang sàng và xoang trán). Màng nhày các xoang viêm và sưng khiến dịch không thoát ra được. Nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi hoặc tiến triển thành viêm xoang mạn tính.
Đông y chia viêm xoang làm 2 loại: Viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang nhiễm khuẩn do phong nhiệt, nhiệt độc gây ra. Có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc trị viêm xoang nhiễm khuẩn.
Viêm xoang cấp tính
Khi bệnh mới phát, người bệnh ngạt mũi, chảy nước mũi màu vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hốc mũi kèm theo sợ lạnh, sốt, nhức đầu. Phương pháp chữa là thanh phế, tiết nhiệt, giải độc. Dùng bài thuốc:
Bài 1 - Tân di thanh phế ẩm gia giảm: tân di 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g kim ngân hoa 16g, chi tử 12g, mạch môn 12g, dấp cá 12g, thạch cao (sắc trước) 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu người bệnh nhức đầu, sợ lạnh, sốt thì bỏ hoàng cầm, mạch môn; thêm ngưu bàng tử 12g, bạch hà 8g.
Bài 2: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm 16g, diếp cá 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viêm xoang cấp tính nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tai giữa, viêm phế quản phổi hoặc tiến triển thành viêm xoang mạn.
Viêm xoang mạn tính
Bệnh kéo dài, người bệnh thấy đau khi ấn vào xương hàm và xương trán; thường chảy nước mũi có mủ và hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên. Phương pháp chữa là dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, giải độc. Dùng bài thuốc:
Bài 1: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân 16g, ké đầu ngựa 16g, tân di 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2 - Bột cam xanh: Dùng theo phương pháp điều trị cam mũi trong hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc dùng lọ nước NaCl 0,9% rửa mắt và mũi 10ml, đổ bỏ 1/2 hoặc 1/3, cho bột thuốc của 1 ống cam xanh vào, lắc đều, nhỏ mỗi bên mũ 2 -3 giọt.
Món ăn thuốc hỗ trợ trị bệnh
Canh trứng tân di bạc hà ty qua đằng: ty qua đằng (dây mướp) 60g, tân di 10g, trứng gà 2 quả, bạc hà tươi 10g. Ty qua đằng cắt đoạn rửa sạch, cùng tân di và trứng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu. Khi trứng gần chín, lấy ra bóc bỏ vỏ cho vào nồi, cho bạc hà vào nấu thành canh. Ăn trứng và uống nước. Ngày ăn một lần, đợt dùng 5 - 10 ngày. Món này rất tốt cho người viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.
Canh tân di trứng gà: tân di 9g, trứng gà 2 quả, nấu thành canh ăn. Dùng tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang.
Canh tân di phổi lợn: phổi lợn 300g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cùng cho trong túi vải xô, cùng cho vào nồi, đổ nước nấu nhừ, bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 5 - 10 ngày. Món này thích hợp cho người bị tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề tiết dịch nhày.
Lợi đàm trà: chi tử 20g, bạc hà 6g, thương nhĩ tử 12g, tân di 12g. Dược liệu cùng tán vụn, pha hãm cùng với chè, uống ngày 1 ấm. Đợt dùng 7-20 ngày. Dùng tốt cho người bị viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.
Dưa hấu xào cà rốt: vỏ dưa hấu 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 12g. Vỏ dưa cạo bỏ lớp mỏng ngoài, thái lát; cà rốt thái lát; gừng tươi đập giập. Tất cả cùng xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Ăn trong bữa phụ hoặc trong bữa chính. Ngày một lần, đợt dùng 7-10 ngày. Thích hợp cho người bị viêm xoang, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục có thể lẫn tia huyết.
BS. Phương Thảo
Theo suckhoedoisong
Bị nghẹt mũi về đêm khi trời lạnh, cần làm gì để nhanh khỏi? Nghẹt mũi vào ban đêm sẽ làm bạn khó chịu, gián đoạn giấc ngủ. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng hệ quả là khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút... Thực ra bạn luôn thở một bên mũi mạnh hơn bên còn lại, hai lỗ mũi cứ thay nhau thở mạnh hơn...