Tôm hùm xanh hết thời “giải cứu”, tăng giá đắt ngang cua hoàng đế nhập khẩu
Trải qua gần 1 năm gặp “đại họa” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vào những ngày cuối năm, giá tôm hùm xanh bất ngờ tăng lên mốc 1,2 triệu đồng/kg, gấp gần 3 lần so với thời điểm cuối tháng 8.
2020 được coi là 1 năm “đại họa” của những người nuôi tôm hùm khi phải chịu liên tiếp các đợt giảm giá chưa từng thấy, thậm chí có thời điểm tôm hùm chỉ còn giá từ 450.000 đồng/kg.
Không chỉ vậy, đầu tháng 11, hơn 169 hộ nuôi tôm hùm với 1.521 lồng, trị giá gần 40 tỷ đồng ở Sông Cầu (Phú Yên) bị thiệt hại do bão lũ, chưa kể tôm hùm con đang ươm giống cũng bị chết sạch.
Chuẩn bị khép lại một năm đầy khó khăn thì thời gian gần đây, người nuôi tôm hùm bỗng đón tin vui tăng giá trở lại.
Tại cửa hàng hải sản trên phố Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), giá tôm hùm xanh size 0,4-0,5kg/con được niêm yết với giá 1,160 triệu đồng/kg; size 0,5-0,6kg/con là 1,2 triệu đồng/kg; từ 0,6kg/con trở lên có giá 1,270 triệu đồng/kg.
Tôm hùm xanh đang được bán tại Hà Nội với giá lên tới 1,2 triệu đồng/kg.
Theo anh Đinh Ngọc Toản, quản lý cửa hàng hải sản thì giá tôm hùm hiện tại còn cao hơn cả thời điểm chưa có dịch và cao hơn cả tôm hùm và cua hoàng đế nhập khẩu.
“Vào thời điểm này năm ngoái, giá tôm hùm xanh chỉ vào khoảng 850-950.000 đồng/kg nhưng năm nay thì bật tăng lên hơn 1,2 triệu đồng/kg. Trong khi đó, cua hoàng đế size 2-4kg/con lại giảm giá đến 50%, chỉ còn 1,35 triệu đồng/kg; tôm hùm Alaska size 0,5-1,5kg/con chỉ có giá chưa đến 1 triệu đồng/kg”, anh Toản phân tích.
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân khiến giá tôm hùm xanh leo cao chót vót, anh Toản cho rằng một phần do thương lái phía Trung Quốc thu mua lại và một phần do ảnh hưởng của cơn bão số 12.
“Bão số 12 khiến nước lũ đổ về quá nhanh, tôm hùm bị sốc nước ngọt gây nên tình trạng chết hàng loạt, vì thế mặt hàng tôm hùm trở nên khan hiếm”, anh Toản nói thêm.
Giá tôm hùm xanh tăng do thương lái Trung Quốc thu mua lại và do nguồn hàng khan hiếm.
Giá tăng chóng mặt nhưng lượng hàng lại rất hạn chế, mỗi ngày cửa hàng của anh Toản chỉ nhập được tối đa 20kg tôm hùm xanh. Vì giá cao nên người tiêu dùng cũng chuyển sang ăn hải sản nhập khẩu với giá mềm hơn.
Anh Trương Quang, trú tại tổ dân phố Lợi Thủy, phường Cam Lợi (Cam Ranh, Khánh Hòa), giá tôm hùm những ngày gần đây liên tục tăng đến chóng mặt, neo ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, tôm hùm xanh được cân tại bè với size từ 200-600gr/con đã lên tới 1,120 triệu đồng triệu đồng/kg, tôm hùm bông lên mốc 2,450 triệu đồng/kg, cao hơn cả thời điểm này năm ngoái, trước khi có dịch Covid-19.
Giá cao nên nhiều thương lái không dám ôm hàng, chỉ khi nào có đơn đặt hàng họ mới tiến hành thu mua.
“Tôm hùm xanh mua tại bè với giá cao như vậy, thương lái họ phải vận chuyển rồi thêm chi phí xe cộ, hao hụt nữa nên giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng phải trên 1,2 triệu đồng/kg mới có chút lời”, anh Quang nói.
Theo anh Quang, giá tôm hùm tăng cao nên thị trường tiêu thụ trong nước rất hạn chế, đa số phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, để tránh rủi ro, thương lái chỉ dám thu mua khi có đơn hàng, không dám ôm hàng. “Mình ôm vào lúc giá cao, lỡ mai giá rớt xuống là lỗ nặng”, anh Quang cho hay.
Hàng châu Âu về Việt Nam có giá rẻ chưa từng thấy, người dân háo hức tìm mua
Chưa bao giờ tại thị trường Việt Nam lại có thể dễ dàng mua hàng nông sản, thực phẩm châu Âu với giá "siêu rẻ" như hiện nay. Đơn cử như giá cua hoàng đế chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg, tôm hùm Alaska chỉ từ 1,1 triệu đồng/kg, táo Pháp chỉ 39.000 đồng/kg...
Từ tháng 9 trở lại đây, người tiêu dùng ngỡ ngàng khi hàng loạt loại hải sản "nhà giàu" giảm giá đến 50%. Trong đó, bất ngờ nhất là cua hoàng đế, thay vì giá 2,2-2,5 triệu đồng/kg như trước kia thì hiện nay giá chỉ còn 1,2-1,4 triệu đồng/kg đối với cua tươi sống và chỉ 850.000 đồng/kg cua đông lạnh.
Tôm hùm Alaska cũng giảm giá từ 1,5 triệu đồng/kg xuống còn 900.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/kg tôm đang bơi và 450.000 đồng/kg đối với hàng đông lạnh.
Ngoài ra, tại một số siêu thị, cá hồi Na Uy nguyên con chỉ còn 189.000 đồng/kg, đầu cá hồi chỉ 35.000 đồng/kg; dầu ăn KassoR nhập khẩu từ Slovakia cũng giảm giá từ 250.000 đồng/combo 3 chai còn 177.000 đồng/combo.
Riêng gian hàng táo Gala Pháp niêm yết giá chỉ còn 39.900 đồng/kg; Pate gan ngỗng Pháp cũng chỉ còn 230.000 đồng/hộp... thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng.
Dễ nhận thấy nhất là một số loại hải sản cao cấp giảm giá đến 50% như cua hoàng đế, tôm hùm Alaska...
Theo tìm hiểu của PV, từ ngày 1/8, Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực giúp người tiêu dùng hưởng lợi. Theo các chuyên gia, các nhóm hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng của châu Âu cũng sẽ góp mặt nhiều hơn với giá ưu đãi trên các kệ hàng tại Việt Nam.
Đơn cử như mặt hàng thủy sản EU là cá hồi, cua King crab Na Uy, hàu, cua nâu Ireland đều được giảm thuế, vì vậy người tiêu dùng có thể nhận thấy giá những mặt hàng này giảm mạnh trong vài tháng trở lại đây.
Trong cam kết của Hiệp định EVFTA, Việt Nam sẽ bỏ gần 1 nửa số dòng thuế cho hàng hóa từ EU, sau 7 năm sẽ tăng lên 91,8% và sau 10 năm sẽ xóa bỏ thuế quan khoảng 98,3% dòng thuế. Như vậy, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội mua các sản phẩm mang thương hiệu châu Âu ngay tại Việt Nam với giá tương đương.
Táo nhập khẩu từ Pháp được bán tại siêu thị cũng chỉ có giá từ 39.900 đồng/kg.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch IPP, trước đây, hàng thời trang châu Âu vào Việt Nam phải chịu thuế ít nhất 30%, chưa tính 10% VAT, trong khi những nước khác trong khu vực như Singapore, Hồng Kông hay ngay tại Pháp là 0%. Điều này khiến cho nhiều người phải bay sang các nước này để mua sắm. EVFTA sẽ là cơ hội để người Việt không phải bay sang các nước khác để mua sắm hàng hiệu nữa.
Ông Nguyễn Thái Dũng, TGĐ BRG RETAIL, đơn vị đang vận hành chuỗi hơn 100 siêu thị tại Việt Nam cho hay, từ tháng 08/2020 khi Hiệp định EVFTA - ưu đãi thuế quan giữa Việt Nam và các nước Châu Âu có hiệu lực, nhiều mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm sẽ giảm giá theo cam kết. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mua hàng chất lượng cao từ Châu Âu với giá hợp lý.
Người dân hào hứng với các sản phẩm nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu giá rẻ.
Trong đó, mặt hàng thịt, trái cây và các sản phẩm từ sữa là những mặt hàng sẽ được giảm thuế, từ đó người tiêu dùng Việt Nam sẽ được sử dụng những sản phẩm này với giá thành giảm trong thời gian tới.
"Dự báo trong dịp mua sắm cuối năm sắp tới, doanh số từ các mặt hàng nhập khẩu này sẽ có sự tăng trưởng đột biến. Do đó, BRG Mart cũng đang tìm kiếm thêm nguồn nhập khẩu các sản phẩm Cá Hồi, Bơ sữa, Thịt ... từ Pháp, Na Uy, Tây Ban Nha để phục vụ tối đa nhu cầu người tiêu dùng", ông Dũng thông tin.
Hải sản rẻ chưa từng có, 500 nghìn mua cả mâm về ăn Thay vì mua theo cân, những ngày này nhiều người dân ở Hà Nội chọn mua cả mâm hải sản về ăn khi mặt hàng này có giá rẻ chưa từng có. Năm nay, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bởi thiên tai nên các loại hải sản cao cấp giảm giá mạnh, trong đó có những loại "hải sản nhà giàu" được bán...