Tôm hùm rớt giá chưa từng có
Việc xuất khẩu tôm hùm gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 khiến giá loại hải sản cao cấp này đang chạm đáy, không còn là món ăn xa xỉ chỉ dành cho giới nhà giàu như trước.
Ghi nhận của phóng viên, tại chợ Xóm Mới (TP Nha Trang, Khánh Hòa), giá tôm hùm xanh tươi sống loại 3 con/kg là 520.000 đồng; loại 4-5 con/kg 450.000 đồng; tôm hùm bông loại 2 con/1,5kg là 750.000 đồng, loại 1 con/kg giá 1,1 triệu đồng. Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay.
Theo bà Bảy (chuyên bán tôm hùm), trước đây tôm hùm tươi sống chỉ nhập cho các nhà hàng, khách sạn, ít khi bán ở chợ bởi giá cao từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg đối với tôm hùm xanh và 1,5 – 1,8 triệu đồng/kg đối với tôm hùm bông. Nhưng nay, sau 2 lần dịch Covid-19 bùng phát, lượng tôm xuất khẩu ngày càng giảm nên phải đẩy mạnh thị trường nội địa với giá vừa phải. “Giá tôm hùm hiện nay phù hợp với thu nhập của nhiều người. Chỉ riêng tôm hùm bông, khách vẫn phải đặt trước tôi mới lấy về bán vì loại tôm này giá thành còn cao, khó bán”- bà Bảy cho hay.
Thu hoạch tôm hùm ở Khánh Hòa.
Ông Lê Minh Hải, Trưởng phòng Kinh tế TP Cam Ranh – địa phương có sản lượng tôm hùm lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện nay giá tôm hùm tại địa phương đang giảm mạnh do xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang rất khó khăn. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch ở Khánh Hòa đặc biệt là khách Trung Quốc sụt giảm cũng khiến giá tôm xuống thấp. Đây vừa là thách thức và là cơ hội để thị trường nội địa phát triển. Hiện tôm hùm được các thương lái thu mua bán cho thị trường Nha Trang, TP HCM, Hà Nội…
Thương lái thu mua tôm hùm Khánh Hòa.
Tại TP HCM, tôm hùm Việt Nam cũng đang có giá bán thấp chưa từng có, nguồn hàng được nhập từ nhiều tỉnh thành. Các hệ thống chuyên hải sản cao cấp cũng đang chạy chương trình bán hàng không lợi nhuận, giảm lượng nhập khẩu để tập trung “giải cứu” tôm hùm trong nước.
Tại một vựa hải sản chuyên bán online trên đường Đỗ Bí (quận Tân Phú), tôm hùm cốm (còn gọi tôm 2 da tức tôm đang thay vỏ) không còn sống (tôm ngộp) có giá chỉ 380.000 đồng/kg (mỗi kg từ 4-5 con). Với loại lớn hơn thì giá 420.000 đồng/kg (loại mỗi kg 3 con) và 500.000 đồng/kg (loại mỗi kg có 2 con). Nhân viên cửa hàng cho biết loại tôm hùm này số lượng không nhiều nên người mua nên tranh thủ.
Còn tôm hùm xanh còn sống có giá từ 550.000 – 650.000 đồng/kg tùy kích cỡ, thấp hơn cả đợt “giải cứu” hồi đầu năm.
Video đang HOT
Tôm hùm bông, cỡ hơn 800gr mỗi con, còn sống giá 990.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa bình thường.
Trong khi đó, hệ thống siêu thị MM Mega Market đang bán “tôm hùm bông khổng lồ” (0,7-1 kg/con) giá 990.000 đồng/kg trong khi trước đây tới 1.575.000 đồng/kg nên thu hút rất đông người tiêu dùng hỏi mua.
Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế hải sản Hoàng Gia (TP HCM), một trong những đầu mối lớn chuyên nhập khẩu tôm hùm, hiện nay công ty ông bán hàng nhập rất hạn chế do tôm hùm trong nước quá rẻ. “Chúng tôi đang tập trung bán tôm hùm trong nước không lợi nhuận để hỗ trợ người nuôi. Trước đây, tôm hùm bông trong nước giá bán lẻ thường ở mức từ 2 – 2,5 triệu đồng/kg (loại còn sống, cỡ 800gr/con trở lên) thì này giá chỉ còn hơn 1 triệu đồng/kg, tức giảm hơn một nửa” – ông Trường thông tin.
Tôm hùm hiện nay chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Tại hệ thống cửa hàng Hải sản Hoàng Gia, phóng viên ghi nhận khách mua trực tiếp tôm hùm bông trong chương trình bán hàng không lợi nhuận chỉ còn 990.000 đồng/kg.Còn tôm hùm xanh (loại còn sống, mỗi kg từ 2 đến 5 con) giá bán tại cửa hàng chỉ 650.000 đồng/kg, rẻ chỉ bằng một nửa so với trước đây. “Do tôm hùm nội địa đang có giá rẻ nhất từ trước đến nay nên tiêu thụ khá tốt, luôn là mặt hàng bán chạy nhất tại các cửa hàng chúng tôi” – ông Trường tiết lộ.
Cũng theo ông Trường, giá tôm hùm trong nước khó có thể giảm thêm vì người nuôi đã lỗ nhiều, nếu giá tiếp tục giảm, các nhà lồng, thương lái sẽ chuyển sang cấp đông tôm hùm để chờ thị trường hồi phục.
Tôm hùm các loại được rao bán trên mạng xã hội. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên chọn mua ở nơi uy tín
Trao đổi với Báo Người Lao Động ngày 6-9, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay tôm hùm là một trong những mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh Covid-19.
“Đây là mặt hàng cao cấp, chuyên phục vụ nhà hàng, khách sạn nên nhu cầu thị trường sụt giảm nghiêm trọng khi kênh này phải đóng cửa hoặc mở bán hạn chế để chống dịch. Thị trường chính của tôm hùm Việt Nam là Trung Quốc nên bị ảnh hưởng từ sớm. Ngoài ra, còn có lý do Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch nên tôm hùm chỉ có con đường xuất khẩu chính ngạch nhưng lý do này chỉ là phụ, chính yếu vẫn là do nhu cầu thị trường không có. Việc hồi phục của thị trường tôm hùm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch” – ông Hòe nhận định.
Tôm hùm, cá mú giảm giá sốc vẫn ế, người nuôi "méo mặt" bỏ nghề hàng loạt
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kể từ đầu quý 2 đến nay cá mú và tôm hùm đồng loạt rớt giá thảm hại.
Hiện, giá cá mú và tôm hùm bán ra thị trường giảm một nửa so với trước đây nhưng mức tiêu thụ vẫn chậm khiến nhiều người nuôi "méo mặt".
Không tiêu thụ được, cá mú bị bỏ đói
Anh Trần Đức Văn, một người nuôi cá mú thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa cho biết, vài tháng nay việc tiêu thụ cá mú lai và cá mú trân châu diễn ra rất chậm. Thương lái thu mua với số lượng có hạn, chỉ vài trăm kg cho đến 1 tấn trở lại khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Cá mú rớt giá còn một nửa so với trước khi có dịch
Theo anh Văn, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 160-240 ngàn đ/kg, tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 90 - 119 ngàn đ/kg (tùy loại). Với giá này, khi nuôi cá mú thường hao hụt khoảng 50% thì người nuôi lỗ khoảng 30 - 40 ngàn đ/kg.
"Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng 60 tấn cá thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí đầu tư, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại", anh Văn giọng buồn buồn nói hiện gia đình có 10 ao nuôi cá mú, mỗi ao chi phí đã lên đến khoảng 700 triệu.
Tương tự, gia đình ông Hồ Văn Hiệp, người cùng thôn Hiệp Thanh cũng lo lắng vì đang tồn trên 100 tấn cá mú các loại chưa xuất được. Trong đó 2/3 sản lượng là cá mú lai đã nuôi được trên 1 năm, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 1 - 2 kg.
Ông Hiệp than vãn: "Từ đầu năm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên giá cá mú liên tục giảm. Có thời điểm giá cá chỉ còn 100 ngàn đ/kg. Trong tháng 7, giá cá nhích lên được 125 ngàn đ/kg, nhưng sau đó lại rớt xuống, hiện chỉ còn 117-119 ngàn đ/kg (loại 1). Mặc dù giá cá trên bán là thua lỗ nhưng ngay bây giờ gia đình tôi muốn bán tỉa bớt cũng không có ai mua. Còn có mua chẳng qua mua lẻ được vài tạ là cùng. Do đó, gia đình tôi cũng như các hộ nuôi khác xung quành đành "bấm bụng" cho cá ăn hạn chế, 4-5 ngày mới cho cá ăn trở lại".
Theo Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, hiện toàn thành phố đang nuôi trên 200ha cá mú. Trong đó xã Cam Thịnh Đông là vùng nuôi lớn nhất với trên 100ha, chủ yếu là cá mú lai và sản lượng cá thịt của xã đang tồn đọng ít nhất khoảng 30 tấn.
Ông Lê Minh Hải - trưởng Phòng kinh tế TP Cam Ranh - cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cá mú Cam Ranh.
"Trước mắt sẽ triển khai các chương trình tiêu thụ trong nước, "giải cứu cá mú", đồng thời kiến nghị các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giảm lãi cho người nuôi"- ông Hải nói.
Tôm hùm rẻ bằng nửa, người nuôi tôm bỏ nghề hàng loạt
Ngoài cá mú, người nuôi tôm hùm ở Bình Định cũng gặp nhiều khó khăn do giá tôm xuống thấp thê thảm.
Người nuôi tôm hùm tại Bình Định đang méo mặt do giá giảm quá nhiều do xuất khẩu gặp khó khăn
Thời điểm này dù đang là chính vụ thu hoạch tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) của ngư dân nuôi tôm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), nhưng nhiều người nuôi tôm ở đây méo mặt do giá giảm thê thảm.
Cụ thể, hiện tôm hùm bông (tôm sao) được thương lái thu mua gom theo kiểu đồng giá 800.000 đồng/kg đối với tôm các loại, gồm loại 1 (1 kg trở lên), loại 2 (từ 8 lạng đến dưới 1 kg) và loại 3 (từ 6 lạng đến dưới 8 lạng). So với 5 tháng trước, tôm loại 1 giảm khoảng 700.000 đồng/kg, loại 2 giảm khoảng 550.000 đồng/kg, loại 3 giảm khoảng 350.000 đồng/kg.
So với 3 tháng trước, giá tôm hùm bông loại 1 giảm 600 - 650 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 2 giảm 450 - 500 nghìn đồng/kg, giá tôm hùm bông loại 3 giảm 300 nghìn đồng/kg.
Theo Hội Nông dân xã Nhơn Hải, vụ nuôi 2019 - 2020, xã Nhơn Hải có 27 hộ thả nuôi 46.000 con tôm thịt trên 12 bè; giảm 36 hộ, 24 bè so vụ nuôi 2018 - 2019. Đến nay, người nuôi tôm trong xã thu hoạch hơn 2,6 tấn tôm.
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc bị siết chặt, cộng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước nên việc xuất khẩu tôm hùm gặp khó, dẫn đến tôm hùm rớt giá thê thảm. Bên cạnh đó, năm nay dịch bệnh tôm phát sinh nhiều nên người nuôi tôm lỗ nặng, khiến nhiều người đã phải bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Bé, một người dân nuôi tôm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết: Sau thời gian giá tôm hùm giảm sâu do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến xuất khẩu tôm hùm gặp khó thì nay tôm hùm được "mua xô".
"Năm nay, tôm hùm rớt giá mạnh, dịch bệnh tôm phát sinh nhiều, bà con nuôi tôm hùm bị lỗ nặng, nhiều hộ đã bỏ nghề" - ông Bé cho hay.
Tôm hùm rớt giá chưa từng có, nông dân gác lồng bỏ không vì thua lỗ quá nhiều Chưa năm nào giá tôm hùm giảm mạnh như hiện tại, hàng loạt hộ dân đã gác hàng chục chiếc lồng nuôi tôm hùm lên bờ hoặc để lồng không dưới biển vì phải gồng mình bù lỗ trong thời gian quá dài. Được mệnh danh là thủ phủ nuôi tôm hùm của tỉnh Phú Yên, đến TX. Sông Cầu những ngày này...