Tôm, cá Việt “ngồi trên đống lửa” vì dịch COVID-19
Trong tháng 1-2020, nhìn chung xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng đầu tiên của năm 2020 sụt giảm mạnh 32% so với tháng 12-2019 và cũng giảm 34% so với tháng 1-2019, chỉ đạt gần 492 triệu USD.
Thủy sản của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản, đạt 88 triệu USD, chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 19% so với tháng 12-2019 và cũng giảm 28% so với tháng 1-2019.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Mỹ đạt 87 triệu USD, chiếm 18%, giảm hơn 27% so với tháng 12-2019 và cũng giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu sang EU giảm 36%; Hàn Quốc giảm 32%; xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á cũng giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhận định, mặc dù tình hình dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 1-2020, nhưng từ tháng 2-2020 hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực ít nhất cho đến hết nửa đầu năm 2020. Không chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng mà xuất khẩu sang các thị trường khác cũng bị tác động.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam dự báo sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2020.
Video đang HOT
VASEP cho biết, xuất khẩu qua các cửa khẩu hiện chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, vì thế việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid- 19 có thể làm giảm ít nhất 20% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm.
Nhu cầu tiêu thụ giảm do các chuỗi bán lẻ thực phẩm, các nhà hàng ẩm thực đóng cửa hàng loạt; hoạt động trao đổi, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị gián đoạn do hệ thống vận tải bị đảo lộn; đơn hàng bị chậm trễ hoặc không kí thêm được hợp đồng mới; hoạt động sản xuất trong nước đình trệ vì các nhà máy thiếu công nhân… Không chỉ hoạt động giao thương qua đường tiểu ngạch mà cả đường chính ngạch sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn.
Một số lượng đáng kể doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ làm giảm doanh số thủy sản xuất khẩu nói chung. VASEP đưa ra dự báo, trong trường hợp khả quan nhất là dịch Covid- 19 hết trong quý I-2020, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý I-2020 sẽ bị giảm ít nhất là 40% so với quý trước, đạt khoảng 265 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng 10%.
Xuất khẩu thủy sản trong các quý tiếp theo sẽ hồi phục so với quý I và guồng sản xuất xuất khẩu lại vận hành bình thường trong nửa cuối năm, dự báo xuất khẩu cả năm sang Trung Quốc có thể đạt 1,5 tỉ USD, tăng nhẹ 5% so với năm 2019. Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả năm 2020 có thể vẫn giữ được tăng trưởng 8% so với năm 2019, đạt 9,25 tỉ USD.
Tình huống xấu hơn, nếu dịch Covid- 19 kéo dài hơn nữa, thì hệ lụy sẽ lớn hơn, sản xuất xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn, có thể đến tháng 8. Khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc nửa đầu năm sẽ giảm 30%. Tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc cả năm sẽ đạt khoảng 1,3 tỉ USD, giảm 6%.
Theo Pháp luật TPHCM
Tôm, cá "mắc cạn", xuất khẩu thủy sản liệu có đạt 10 tỷ USD?
Thủy sản Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng với các quốc gia khác, liệu mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 10 tỷ USD năm nay có đạt được hay không?
Tôm, cá "mắc cạn"
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NNPTNT, giá trị XK thủy sản tháng 9/2019 ước đạt 733 triệu USD, đưa giá trị XK thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6,23 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD trong năm 2019. (Trong ảnh: Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm). Ảnh: Thanh Cường
Sau khi nhích nhẹ trong tháng 8/2019, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long tháng 9/2019 trở lại xu hướng giảm do cung tăng nhanh hơn cầu.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá cá tra giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng bởi đầu ra XK chậm, nhất là XK cá tra sang Trung Quốc giảm đáng kể từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường Mỹ cũng giảm mạnh.
Giá tôm nguyên liệu trong tháng 9/2019 có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước do nguồn cung giảm. Nguồn cung tôm thẻ hiện ở mức thấp, trong khi nhu cầu tăng do thị trường XK có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, thời tiết khá thuận lợi, tình hình thị trường cung ứng tôm từ các nước nuôi tôm có sản lượng lớn như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan đều tăng hơn năm 2018, ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung của thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, XK thủy sản 3 tháng cuối năm khó đạt mức tăng trưởng cao như cùng kỳ năm 2018 do thủy sản Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng. Nguyên nhân do công nghệ nuôi trồng thủy sản của các nước phát triển khá mạnh như Trung Quốc, Malaysia bắt đầu nuôi cá tra; Thái Lan, Ấn Độ ngày càng kiểm soát tốt bệnh trong nuôi tôm và trúng mùa.
Ngoài ra, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới có xu hướng quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng tác động không nhỏ đến giá trị XK thủy sản của Việt Nam 3 tháng cuối năm và cả năm 2019.
Liên kết để không bị "bắt nạt"
Ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) nhận định, năm 2019 xuất hiện nhiều yếu tố khó lường, tác động đến XK thủy sản của Việt Nam như xung đột thương mại, giá tăng cao và nhất là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cùng XK thủy sản. Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngành thủy sản sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, ông Trần Đình Luân cho hay, trước hết, các xung đột thương mại chưa có dấu hiệu kết thúc sẽ tác động không nhỏ tới chính sách thương mại, cán cân xuất nhập khẩu. Tiếp đến là các rào cản kỹ thuật của các thị trường XK ngày càng nhiều với quy định chặt chẽ hơn, trong đó yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm;... Đặc biệt, tàu cá và ngư dân vẫn vi phạm quy định về đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), trong khi các nước trong khu vực tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử phạt. Đây là khó khăn lớn cần phải khắc phục ngay để việc gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) sớm được thực hiện...
Dù vậy, các doanh nghiệp ngành thủy sản vẫn kỳ vọng vào sự bứt phá những tháng cuối năm. Quý III/2019, giá tôm đã có sự cải thiện. Hiện nay, sản lượng tôm nuôi ở các nước lân cận cũng giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến đang đẩy mạnh thu mua chuẩn bị hàng phục vụ dịp lễ, tết, thị trường cuối năm khiến giá tôm nguyên liệu có chiều hướng tăng cao. Các doanh nghiệp cá tra cũng kỳ vọng sẽ có bước tăng trưởng trong những tháng cuối năm khi vào mùa cao điểm tiêu thụ thủy sản.
Theo ông Luân, khi áp dụng Luật Thủy sản mới, cá tra, tôm là 2 đối tượng chủ lực và sẽ chịu nhiều áp lực, nhiều yêu cầu khi muốn XK sang các thị trường khó tính.
"Muốn XK được, nông dân, doanh nghiệp cần đáp ứng đúng những đòi hỏi của thị trường, trong đó, có yếu tố vô cùng quan trọng để có thể truy xuất được nguồn gốc là phải cấp mã số. Việc cần làm trước mắt là nông dân, doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã số trước khi XK sản phẩm thủy sản của mình ra thế giới. Ngoài ra, với mỗi một thị trường có yêu cầu, đòi hỏi riêng, ví dụ truy xuất nguồn gốc, không xả thải ra môi trường... Và cuối cùng, không thể bỏ qua vấn đề liên kết để sản xuất. Liên kết sẽ tạo ra sức mạnh để giúp chúng ta không bị bắt nạt" - ông Luân nhấn mạnh.
Theo Danviet
Thương lái ngừng mua, giá cua gạch Cà Mau chỉ còn 300.000 đồng/kg Nhằm phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) gây ra, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu hàng hoá. Tình hình này đã khiến việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản - thế mạnh của tỉnh Cà Mau - gặp rất nhiều khó khăn, trong đó cua - một trong những sản phẩm được...