Tội phạm về tham nhũng và chức vụ bị phát hiện tăng gần 41%
Theo Bộ Công an, trong 1 năm, các cơ quan chức năng phát hiện 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, tăng gần 41%, trong đó đã khởi tố 501 vụ với 1.211 bị can
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022.
Các bị can bị khởi tố trong vụ Cục lãnh sự ( Bộ Ngoại giao). Ảnh: Bộ Công an cung cấp
Theo báo cáo, trong 12 tháng (từ 1-10-2021 đến 30-9-2022), Bộ Công an và công an các địa phương đã tập trung điều tra, đặc biệt những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo.
Video đang HOT
Trong thời gian trên, toàn quốc phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (giảm 36%), trong đó đã khởi tố 2.390 vụ án với 4.135 bị can; phát hiện 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (tăng 40%), trong đó đã khởi tố 501 vụ án với 1.211 bị can. Trong đó, điển hình là các sai phạm trong các lĩnh vực chứng khoán như: Vụ án Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC; vụ Nguyễn Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Louis Holdings; vụ án Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty cổ phần ASA.
Các sai phạm trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, như vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cùng đồng phạm đã thông qua phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.
Trong hoạt động mua sắm công, đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu, thao túng thầu, nâng giá thiết bị… nổi lên nhiều vụ án lớn, như vụ án liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và nhiều tỉnh, thành; vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC; vụ án chia nhỏ gói thầu, lập chứng từ mua bán thiết bị giáo dục gây thiệt hại 15 tỉ đồng ở Bắc Giang; vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lương Sơn (Hòa Bình); hay vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Bệnh viện Thanh Nhàn, thiệt hại ước tính gần 25 tỉ đồng mà Công an TP Hà Nội vừa khởi tố…
Thông báo kết quả kiểm tra về tham nhũng, tiêu cực tại Sóc Trăng
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư, vừa làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng để thông báo kết quả kiểm tra về tham nhũng, tiêu cực tại tỉnh này.
Ngày 6.7, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, do bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư, Phó trưởng Ban chỉ đạo, làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng để thông báo kết quả kiểm tra công tác phát hiện, tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tại Sóc Trăng.
Bà Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Ảnh CTV
Từ báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, qua kết quả kiểm tra của Đoàn, bà Trương Thị Mai ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực của tỉnh Sóc Trăng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế; chỉ đạo chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.
Công tác phát hiện, chuyển giao các nguồn tin về tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực nhìn chung đạt kết quả tích cực. Trong 10 năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện, chuyển giao 210 nguồn tin tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.
Tất các các nguồn tin, vụ việc do các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân chuyển đến đều được tiếp nhận, phân loại và xử lý; nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực được điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm (CQĐT đã khởi tố đối với 111 nguồn tin/179 bị can).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tại Sóc Trăng còn có những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, một số trường hợp việc chuyển giao nguồn tin tội phạm sang CQĐT để xử lý còn chậm; nguồn tin được phát hiện qua hoạt động nghiệp vụ của một số cơ quan, đơn vị chức năng còn ít; quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm trong một số trường hợp chưa chặt chẽ. Việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong một số vụ việc còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, bà Trương Thị Mai yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số vấn đề như: Rà soát toàn bộ công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra của Nhà nước, giám sát của MTTQ, các đoàn thể và quần chúng nhân dân đối với công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; Cán bộ làm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phải trong sạch, liêm khiết...
Bên cạnh đó, bà Trương Thị Mai yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo rà soát, xử lý một số vụ việc, vụ án cụ thể, nhất là các vụ việc, vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh Đắk Lắk triệt phá đường dây buôn lậu thuốc lá với quy mô lớn Ngày 5/10, thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu với số lượng lớn. Trước đó, vào ngày 25/8,...