Tôi đeo đuổi giấc mơ thành cô giáo
Tôi quyết định chọn thi vào trường sư phạm mặc cho ba lo lắng, sợ con gái khổ vì người ta thường bảo “giáo viên nghèo lắm, suốt đời chỉ nước mắm chấm dưa cải!…”.
Học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM) chúc mừng cô giáo nhân ngày 20-11 Ảnh: NHƯ HÙNG
Tuổi 18 hoa mộng của tôi ấp ủ giấc mơ nghề giáo. Bởi dấu ấn về những người thầy tuyệt vời thời cấp III cứ gieo vào lòng tôi dư vị ngọt ngào. Cô chủ nhiệm hết lòng lo lắng, thương yêu đàn con nhỏ. Cô giáo dạy văn với giọng nói ngọt ngào biến tiết văn thành giờ học thú vị. Thầy dạy toán nghiêm khắc nhưng rất thương học sinh…
Cãi lời ba, tôi vẫn đeo đuổi giấc mơ con chữ và trở thành cô giáo cấp II ở ngôi trường làng nơi mảnh đất Hương Toàn (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) bình yên ấy.
Mười mấy năm đứng trên bục giảng tôi đã được nếm trải bao buồn vui của nghề. Có những nỗi buồn từng làm lòng mình se sắt lại… Đó là khi thấy học trò làm sai mà cứng đầu cố cãi. Đó là sự bất lực, xót xa khi có em nghỉ học giữa chừng. Là giọt nước mắt lăn dài khi các em cứ mãi vi phạm nề nếp trường lớp…
Nhưng hơn hết thảy, mật ngọt mà lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma” đem đến cho tôi lại chẳng khác nào cơn gió mát lành thổi bay tất cả mệt nhọc, buồn phiền, áp lực.
Giây phút đứng trên bục giảng cháy hết mình làm sao nói hết hạnh phúc lâng lâng. Say mê truyền đạt kiến thức, nhen nhóm ước mơ, hi vọng cho lũ trẻ quê nghèo khó. Và niềm sung sướng cứ lan tỏa trong tâm hồn khi bắt gặp đôi mắt đen tròn, khuôn mặt đáng yêu đang chăm chú nghe giảng của các em.
Hạnh phúc nhất là khoảnh khắc chứng kiến bọn trẻ thay đổi từng ngày. Từ cô bé lười trở nên chăm ngoan, từ cậu bé nghịch ngợm bắt đầu lễ phép. Trò biết thương bạn, biết quý thầy, biết ơn cha mẹ… Món quà tri ân chúng tôi chờ mong chỉ có thế, đơn giản và dung dị mà sóng sánh yêu thương!
Nghề dạy học cũng giúp tôi cảm thấy mình thật giàu có! Vật chất không dư dả mà đời sống tinh thần ngập tràn niềm vui. Đó là khi bắt gặp những cô cậu học trò cũ trên đường tấp nập. Nhận ra nhau giữa đám đông, cất lên tiếng gọi ấm áp và vẫy tay chào mừng rỡ. Ba tiếng “dạ thưa cô” sao nghe lòng ấm áp đến lạ, dù cơn gió thu phơ phất hay giá rét mùa đông tràn về.
Video đang HOT
Sau lũ, học sinh miền Trung "khát" sách giáo khoa
Dù đã đi học trở lại sau khi nước rút nhưng tại nhiều trường học ở miền Trung, học sinh phải "học chay" vì không có sách giáo khoa.
Đợt lũ lịch sử vừa qua đã nhấn chìm nhiều trường học, gây hư hại hàng trăm ngàn bộ sách giáo khoa, vở bài tập của học sinh khiến việc trở lại trường của học sinh vùng lũ thêm gian nan, vất vả.
2-3 học sinh dùng chung một quyển sách giáo khoa
Mặc dù học sinh đã đi học trở lại hơn một tuần nay nhưng nhiều học sinh ở trường tiểu học số 2 Hương Toàn (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) vẫn chưa có sách để học. Hơn 200 em học sinh của trường phải chấp nhận cảnh "học chay" vì không mua được sách giáo khoa mới.
Học sinh vùng lũ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đang thiếu sách giáo khoa. Ảnh: AN
Em Trần Viết Dũng (học sinh lớp 2) cho biết: "Nhà em bị nước ngập sâu hơn 1,5 mét nên toàn bộ sách vở, áo quần đều bị ướt hết. Mấy hôm rồi nắng lên, em phải mang sách ra phơi khô để dùng lại".
Chị Lan (phụ huynh em Dũng) cũng cho hay, nhiều ngày nay đã đến các hiệu sách để mua sách giáo khoa mới cho con nhưng không có. Hỏi thêm nhiều thông tin từ bạn bè trên mạng xã hội nhưng chị Lan cũng không gom đủ một bộ sách giáo khoa lớp 2 mới cho con.
Theo thống kê sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế thì đợt mưa lũ vừa qua đã gây hư hỏng 15.071 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12. Trong đó, thiếu nhiều nhất là sách giáo khoa lớp 7 (1.749 bộ), sách giáo khoa lớp 1 (1.410 bộ), sách giáo khoa lớp 4 (1.271 bộ)....
Tương tự, tại vùng "rốn lũ" huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nhiều trường học cũng lâm vào tình cảnh thiếu thốn sách giáo khoa nghiêm trọng.
Em Nguyễn Viết Nam (học sinh trường tiểu học Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho hay, mưa lũ vừa qua đã làm hư hỏng toàn bộ sách giáo khoa lớp 3.
Mặc dù gia đình đã nhờ hỏi mua nhiều nơi nhưng vẫn còn thiếu nhiều quyển sách giáo khoa quan trọng như: Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội...
"Khi đến lớp, em phải học nhờ sách của bạn ngồi kế bên. Nhiều bạn trong lớp cũng không có sách nên phải phơi lại sách đã bị ướt để dùng lại", Nam nói.
Theo sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, hiện các trường học trên địa bàn cần hơn 60.000 bộ sách giáo khoa mới để học sinh đi học trở lại.
Tại nhiều điểm trường lẻ trên địa bàn, học sinh vẫn chưa thể quay trở lại lớp do trường bị hư hỏng, đường sá sạt lở... không thể tiếp cận.
Gian nan tìm sách cho học trò
Cô Nguyễn Thị Huy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Trà cho biết, địa phương này là một trong những nơi bị ngập sâu trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua tại Huế.
Nhiều trường học ở miền Trung bị hư hỏng nặng nề do mưa lũ. Ảnh: AN
Nhiều trường học đã bị nhấn chìm trong lũ, hàng trăm ngàn cuốn sách giáo khoa của học sinh bị hư hỏng.
"Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là thiếu sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ. Bởi mưa lũ đã làm hỏng nhiều sách vở, đồ dùng học tập của các em".
Cũng theo cô Huy, hiện nay thị trường sách giáo khoa gần như đã cạn kiệt nguồn, do các nhà xuất bản chỉ in ấn một lượng vừa đủ vào đầu năm học. Do đó, các hiệu sách trên địa bàn và cả khu vực miền Trung đều rất khan hiếm sách giáo khoa.
"Giải pháp trước mắt tại các trường học hiện nay là tận dụng nắng ráo để phơi sách còn dùng được. Một số nơi thì phải chấp nhận việc 2-3 em học sinh dùng chung một tập sách.
Lượng sách ở các thư viện trường cũng rất khan hiếm, chỉ có một vài bộ nên không thể đáp ứng nhu cầu của các em".
Cô Huy cũng chia sẻ thêm, hiện nhiều nơi đang vận động quyên góp sách cho học sinh vùng lũ nhưng khi nhà trường tiếp nhận cũng phải sàng lọc, lựa chọn lại rất vất vả.
Trong đó, có nhiều bộ sách giáo khoa không còn dùng được nữa vì qua mỗi năm học, nhà xuất bản lại chỉnh lý một lần khiến các dữ liệu bị chênh.
Khó khăn nhất là mua sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 bởi mỗi trường sử dụng một bộ sách khác nhau, có trường thì chọn bộ Cánh diều, trường thì chọn Kết nối tri thức...
Theo bà Nguyễn Tâm Nhân, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Thừa Thiên Huế thì ngành đã có thông báo tiếp nhận sách giáo khoa từ lớp 2 đến 12 để phân về cho học sinh vùng lũ.
Ngoài việc kêu gọi các nhà xuất bản cung cấp đủ sách giáo khoa cho các em có thể đi học thì ngành giáo dục cũng vận động sự hỗ trợ, giúp đỡ của các mạnh thường quân.
Người thầy cần làm gì để được kính trọng, yêu thương? Làm giáo dục, có 4 điều sau đây mà người thầy luôn luôn học tập, trau dồi để học trò yêu thương và kính trọng. Giáo viên luôn trau dồi để có những bài giảng tốt nhất cho học trò - NAM PHƯƠNG Làm thầy là phải có kiến thức Kiến thức sư phạm, kiến thức giáo dục học và chuyên môn là...