Tóc phản ánh sức khoẻ con người
Tóc, ngoài nhiệm vụ trang điểm cho gương mặt, bảo vệ sọ não còn báo động tình hình sức khỏe rất chính xác.
Đổi màu
“Thân hình” tóc bạc màu theo thời gian là chuyện bình thường như kiếp người sinh-lão-bệnh-tử mà thôi. Tuy nhiên, nếu đang tuổi thanh niên, không dùng thuốc, không có bệnh… mà bạc màu, cần trả lời một số câu hỏi sau để tự tìm nguyên nhân:
- Có căng thẳng không?
- Gia đình có người bạc tóc sớm không?
- Có nhuộm, gội, uốn, ép, sấy nhiều quá không?
- Có thiếu sinh tố không?
Video đang HOT
Tùy vào nguyên nhân mà cách giữ lại màu cho tóc có khác nhau. Cụ thể, với nguyên nhân lo âu, “xì trét” thì tìm cách thư giãn; nếu làm đẹp quá mức thì cần “hãm” tốc độ để tóc hồi sinh. Riêng trường hợp di truyền thì chỉ có một cách duy nhất: nhuộm.
Ảnh minh họa
Đoản thọ
Tuổi đời của tóc không dài như đời người, vì thế chuyện tóc chết mỗi ngày khoảng 100 sợi là điều bình thường và sẽ có “hậu duệ” thay thế ngay. Nhìn chung, mái tóc, độ dài và độ dày không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu tóc đua nhau rụng, da đầu lộ dần thì cần xem xét xem có dùng thuốc để trị bệnh ung thư, parkinson… hay không. Các loại thuốc này làm tóc chết như rạ. Song khi bệnh ổn định, tóc sẽ mau chóng mọc trở lại. Tóc cũng có “rễ” nuôi dưỡng, vì vậy những chấn thương (phỏng, mất da đầu…) làm hư hỏng phần gốc rễ, tóc sẽ nói lời vĩnh biệt. Thai phụ sau khi sinh một thời gian sẽ phát hiện tóc rụng nhiều, tuy nhiên, chỉ cần bồi bổ đủ chất dinh dưỡng là tóc mọc lại, đẹp hơn, mượt mà hơn. Những bất ổn trong đời sống – gia đình như: ly hôn, mất việc, tai nạn… cũng bức tử tóc. Nếu rơi vào trường hợp trên, cần tìm đến thiền, yoga… để quân bình cơ thể.
“Khô héo”, đứt đoạn
Ít ai ngờ, yêu thú cưng (chó, mèo), dùng chung nón, lược… cũng khiến tóc bị rụng do bị nấm (microsporum, trichophyton) tấn công. Không chỉ tóc mà da đầu còn xuất hiện mảng viêm, vảy trắng, tóc bị gãy, chân tóc bị nấm bao vây như nhúng trong bột. Cần dùng các loại thuốc trừ nấm. Các loại dầu gội trị gàu được sản xuất và quảng cáo nhiều vì đây là bệnh khá phổ biến của tóc. Gàu xuất hiện khi thời tiết thay đổi, ít tắm rửa cho tóc, hoặc để tóc ẩm, tạo môi trường thuận lợi để nấm (pityrosporum ovale) phát triển. Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng – BV Da liễu TP.HCM, khi đã biết nấm gây bệnh cho tóc thì việc điều trị sẽ dễ hơn.
“Thân gầy”
Tóc không rụng nhưng khi nắm tóc lại hoặc cột lên thấy tóc không còn dày như xưa. Đây có thể là dấu hiệu của suy giáp. Xác định bệnh và cần điều trị khi có kèm theo: tăng cân, luôn cảm thấy lạnh, mau mệt…
“Tuyệt tử tuyệt tôn”
Tóc rụng đi luôn có tóc con thay thế, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến tóc ra đi vĩnh viễn. Do tóc liên quan chặt chẽ đến sự “hưng thịnh” của cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố, khi tuổi cao, nội tiết tố giảm, tóc cũng không mọc lại. Ở các ông, rõ nhất là hiện tượng hói vùng đỉnh đầu, vùng trước trán – da đầu bóng nhẵn không còn chút dấu vết nào của chân tóc. Để trồng lại tóc, các viện thẩm mỹ có phương pháp cấy tóc, họ dùng dụng cụ bứng tóc cả gốc lẫn rễ từ các vùng gáy, tai, đưa lên đỉnh đầu, nhưng do “chấn thương” và khó sống ở vùng đất mới nên số tóc mọc lại cũng loe hoe không đáng kể. Máy kích thích mọc tóc cũng được sử dụng nhưng kết quả không như ý.
Theo Sức khỏe đời sống
Một tác dụng tuyệt vời của ớt chuông
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy: ăn nhiều ớt chuông có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.
Parkinson hiện là căn bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người ở Mỹ, vốn là một rối loạn vận động thường rất khó chẩn đoán và ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.
Nguyên nhân thực sự vẫn chưa rõ, nhưng bệnh này thường phát triển khi các tế bào thần kinh có trách nhiệm sản xuất dopamine, một loại hormone giúp điều chỉnh sự chuyển động trong cơ thể, gặp sự cố và chết. Các triệu chứng bao gồm run, di chuyển chậm, cứng cơ bắp, và mất ổn định. Bệnh này còn đáng sợ ở chỗ hiện nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị dứt điểm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy: ăn nhiều ớt chuông có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington, Seattle đã yêu cầu 490 người tham gia mới được chẩn đoán mắc bệnh và 644 người tham gia khác không bị bệnh chia sẻ thói quen ăn uống và sử dụng thuốc lá của họ. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, những người tiêu thụ càng nhiều những thực phẩm như ớt chuông, cà chua, nước ép cà chua và khoai tây thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng thấp. Ớt chuông dường như cho thấy hiệu quả đặc biệt nhất, khi mà ăn từ 2-4 lần/ tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển căn bệnh này tới 30%.
Nhưng tại sao lại tập trung vào những loại thực vật này? Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chất nicotine trong thuốc lá - có nguồn gốc từ cùng một họ thực vật với ớt chuông - có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên hút thuốc lá lại gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác. May mắn thay, loại nicotine ăn được dường như vẫn có hiệu quả ngăn chặn bệnh mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Một chú ý khác là, trong nghiên cứu trên, nguy cơ giảm đi kèm việc sử dụng những thực phẩm này chủ yếu xảy ra ở những người nam giới và phụ nữ chưa từng hút thuốc hoặc chỉ hút trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một tín hiệu đáng mừng với các bệnh nhân Parkinson và những người đang có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Tác hại nghiêm trọng từ loại quả đang đồn đoán chữa được ung thư Việc sử dụng trái cây mãng cầu xiêm có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson . Gần đây, trên các trang mạng rộ lên thông tin mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng chữa được bệnh ung thư . Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây...