Tòa án Nhật Bản bác kiến nghị đình chỉ hoạt động 2 lò phản ứng hạt nhân
Ngày 12/3, một tòa án Nhật Bản đã bác bỏ yêu cầu đình chỉ hoạt động đối với 2 lò phản ứng hạt nhân do công ty điện lực Kyushu vận hành.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Đông Bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các nguyên đơn bao gồm cả cư dân địa phương đã kiến nghị đình chỉ hoạt động đối với các lò phản ứng số 3 và 4 tại nhà máy điện hạt nhân Genkai ở tỉnh Saga, Tây Nam Nhật Bản, do lo ngại về an toàn. Trong một vụ kiện khác cũng tại tòa sơ thẩm tỉnh Saga, kiến nghị của các nguyên đơn trên yêu cầu thu hồi giấy phép do chính phủ cấp cho phép vận hành các lò phản ứng của nhà máy Genkai cũng bị các thẩm phán bác bỏ.
Phán quyết mới nhất trên được dư luận theo dõi sát sao sau một vụ kiện tương tự hồi tháng 12/2020. Khi đó, tòa sơ thẩm Osaka đã thu hồi giấy phép hoạt động của chính phủ đối với các lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy hạt nhân Oi thuộc công ty điện lực Kansai ở tỉnh Fukui.
Phán quyết mang tính bước ngoặt này là trường hợp đầu tiên tòa án Nhật Bản rút lại sự giấy phép hoạt động của chính phủ đối với cơ sở vận hành nhà máy điện hạt nhân theo các tiêu chuẩn an toàn được đưa ra vào năm 2013 sau thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima số 1 vào tháng 3/2011.
Điểm gây tranh cãi nhất trong các vụ kiện ở tỉnh Saga là liệu Cơ quan quản lý hạt nhân và công ty điện lực Kyushu có đánh giá thấp độ rung lắc tối đa mà một lò phản ứng có thể chống chịu trong một trận động đất, một yếu tố chính trong thiết kế chống động đất của lò phản ứng.
Video đang HOT
Năm 2009, lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Genkai trở thành lò phản ứng thương mại đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng nhiên liệu ôxít hỗn hợp plutonium-uranium, thường được gọi là nhiên liệu MOX, được tạo ra bằng plutonium và uranium chiết xuất từ quá trình tái chế nhiên liệu lò phản ứng đã qua sử dụng – một yếu tố chính của Chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân lâu đời của đất nước nghèo tài nguyên này.
Sau khi ngừng hoạt động tương tự như các lò phản ứng hạt nhân khác trên toàn quốc do hậu quả của cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, lò phản ứng Genkai số 3 và 4 đã hoạt động trở lại vào năm 2018. Trong khi đó, công ty điện lực Kyushu đã quyết định dừng hoạt động các lò phản ứng số 1 và số 2 đã cũ tại nhà máy điện ở cực Tây Bắc của đảo Kyushu, miền Tây Nam Nhật Bản.
Trận động đất cách đây một thập kỷ có độ lớn lên tới 9 đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản (Tohoku), khiến 19.729 người thiệt mạng và 2.559 người mất tích (tính đến tháng 10/2020). Thảm họa kép này là tác nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Mối đe dọa khủng khiếp với con người từ 1,2 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ ở Nhật Bản
Nước nhiễm phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chứa hàm lượng carbon phóng xạ lớn, có thể làm tổn thương ADN của người, nhóm hoạt động vì môi trường Greenpeace cảnh báo.
Nhật Bản đã bơm nước vào lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima và giờ đang loay hoay tìm cách xử lý số nước trên.
Theo CNN, nhóm hoạt động Geenpeace nói 1,23 triệu tấn nước ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản chứa một lượng lớn đồng vị phóng xạ carbon-14 và các hạt phóng xạ "nguy hiểm" khác.
Geenpeace cảnh báo hệ quả lâu dài đến con người và môi trường, nếu Nhật Bản quyết định xả nước nhiễm phóng xạ ra Thái Bình Dương.
Để làm mát lõi lò phản ứng hạt nhân bị hư hại ở nhà máy Fukushima Daiichi, Nhật Bản đã bơm hàng chục ngàn tấn nước mỗi năm. Lượng nước này sau đó được xả vào kho chứa.
9 năm sau thảm họa tồi tệ, kho chứa đã đạt đến giới hạn, trong khi chính phủ Nhật vẫn loay hoay chưa biết phải xử lý ra sao.
Giới chức Nhật ban đầu nói xả ra đại dương là giải pháp duy nhất. Nhưng động thái này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các nhà hoạt động môi trường và đại diện các công ty trong ngành khai thác thủy hải sản.
Hôm 23.10, Nhật Bản thông báo hoãn xả nước nhiễm phóng xạ ra biển. Bộ trưởng Công nghiệp Hiroshi Kajiyama nói giải quyết nước nhiễm xạ là một phần trong kế hoạch tháo dỡ nhà máy Fukushima Daiichi và lượng nước tích tụ ngày càng nhiều đang là sức ép lớn. "Nhưng chính quyền cũng cần lắng nghe những ý kiến quan ngại", ông Kajiyama nói về quyết định hoãn xả nước.
Theo Greenpeace, ngoài đồng vị phóng xạ tritium, nước nhiễm phóng xạ ở Fukushima Daiichi còn chứa đồng vị phóng xạ carbon-14, là "nguyên nhân chính gây ra nhiễm phóng xạ ở người và làm tổn thương ADN của con người".
Shaun Burnie, tác giả báo cáo, chuyên gia hạt nhân của Greenpeace ở Đức, nói với CNN rằng, có 63.6GBq hàm lượng carbon-14 trong kho chứa.
"Những chất phóng xạ này gây ô nhiễm suốt hàng ngàn năm, ảnh hưởng đến hệ gene của con người. Đó là lý do kế hoạch này phải bị hủy bỏ", ông Burnie nói.
Ryounosuke Takanori, phát ngôn viên Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị vận hành nhà máy, nói đơn vị sẽ tìm cách giảm nồng độ phóng xạ tritium và carbon-14 xuống mức thấp nhất có thể trước khi xả nước ra môi trường.
Các chuyên gia cho rằng, chính phủ Nhật cần đánh giá cụ thể nồng độ của carbon-14 trong bể chứa để đảm bảo rằng lượng nước nhiễm phóng xạ này sẽ không tạo ra thảm họa môi trường.
Nhiều học sinh Nhật Bản muốn chia sẻ trải nghiệm về thảm họa động đất, sóng thần Khoảng 90% học sinh trung học tại 6 ngôi trường ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đều bày tỏ mong muốn những trải nghiệm của mình sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân hồi tháng 3/2011 sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai với hy vọng họ có thể rút ra những bài học kinh nghiệm. Đây...