Tổ hợp môn học lớp 10: Đồng hành để học sinh lựa chọn trúng
Năm học 2022- 2023, lần đầu tiên học sinh lớp 10 thực hiện lựa chọn tổ hợp môn theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 – một việc chưa có tiền lệ trước đây.
Đây là cơ hội rất lớn cho nhà trường, phụ huynh và học sinh (HS) được trao quyền lựa chọn, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân theo định hướng phát triển giáo dục cá nhân hóa người học.
Phụ huynh được giáo viên hướng dẫn nhập học cho con vào lớp 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội).
Yêu cầu đặt ra là các Sở GDĐT cần chỉ đạo sát sao, dựa trên cơ sở điều kiện thực tế nhưng cũng phát huy được yếu tố mới, tiên tiến của chương trình, đáp ứng cao nhất nhu cầu lựa chọn của HS. Các trường cũng cần tổ chức tư vấn, định hướng, giải thích kỹ các thắc mắc của phụ huynh trên quan điểm ưu tiên nguyện vọng của HS.
Trao quyền cho học sinh
Tại Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Thừa Thiên – Huế), nhà trường dự kiến tổ chức buổi gặp mặt cha mẹ học sinh và học sinh mới trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2022-2023 để lắng nghe nguyện vọng, thông tin và tư vấn định hướng việc lựa chọn tổ hợp của học sinh. Tuy nhiên, buổi gặp mặt đang tạm hoãn vì Bộ GDĐT điều chỉnh phương án dạy học môn Lịch sử. Ông Đặng Đức Tuệ – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ban đầu nhà trường xây dựng phương án có 5 tổ hợp môn lựa chọn, chuyên đề học tập ngoài 7 môn học bắt buộc với 5 định hướng rõ về khối thi đại học sau này gồm: A00, A01, B00, D01, D06, D03.
“Mỗi HS đăng ký 2 nguyện vọng (NV) về việc chọn tổ hợp môn. Mỗi tổ hợp môn phải có tối thiểu 40 – 45 HS đăng kí thì nhà trường mới tổ chức lớp học. Nếu số lượng HS đăng kí ít hơn 40 thì nhà trường không tổ chức lớp học tổ hợp đó và HS sẽ phải học NV2. Nếu số lượng HS đăng kí cho các tổ hợp vượt chỉ tiêu tối đa thì các em có điểm xét tuyển thấp hơn cũng phải chuyển sang NV2. Trong trường hợp số HS đăng ký nhiều hơn số lượng HS theo dự kiến thì ban tuyển sinh sẽ lấy điểm từ cao xuống đến khi đủ chỉ tiêu” – ông Tuệ thông tin.
Theo khảo sát, gần như phụ huynh đều hướng việc chọn các môn tự chọn dựa theo tổ hợp môn xét tuyển đại học. Tuy nhiên, do các tổ hợp được nhà trường cân đối sắp xếp theo số lượng giáo viên hiện có nên sẽ có những tổ hợp na ná giống nhau, phụ huynh và HS không dễ dàng lựa chọn. Đó là chưa kể sau khi đăng ký NV, HS chưa chắc đã được xếp lớp theo NV1, NV2 mà “rớt” xuống NV3 do đăng ký muộn hoặc điểm thi đỗ vào trường của thí sinh vừa sát điểm chuẩn thì cơ hội sẽ hạn chế hơn các HS điểm thi cao.
Tối 14/7, Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) đã tổ chức buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến kéo dài 2 giờ để thông tin tới phụ huynh và HS các thay đổi về tổ hợp môn học mới. Theo đó, Lịch sử sẽ là môn học bắt buộc với thời lượng 1,5 tiết/tuần và chỉ xuất hiện tại 1 trong 4 chuyên đề tự chọn 1 tiết/tuần, không có mặt trong tổ hợp môn học tự chọn 2 tiết/tuần. Trong khi đó, môn Địa lý xuất hiện ở 3 trong 4 tổ hợp môn học tự chọn. Theo lãnh đạo nhà trường, các tổ hợp này được xây dựng dựa trên khảo sát từ nguyện vọng của thí sinh cũng như nguồn lực giáo viên hiện có của trường.
Video đang HOT
Hỗ trợ tối đa các trường và học sinh
Theo ông Nguyễn Tân – Giám đốc sở GDĐT Thừa Thiên – Huế Nguyễn Tân, Sở đã tính toán đến việc xây dựng kế hoạch, bố trí, điều động giáo viên bảo đảm cân đối, hợp lý giữa các trường. Sẽ có lộ trình tuyển dụng, tránh trường hợp tinh giảm với những bộ môn thừa giáo viên mà lại tuyển ồ ạt những bộ môn thiếu sẽ dẫn đến thừa thiếu cục bộ.
Liên quan đến việc HS chọn các môn, ông Tân cho rằng, khi HS được trao quyền lựa chọn, các em phải được tư vấn, định hướng của các trường THPT, phụ huynh HS để các em hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn tổ hợp, chứ không phải chọn học từng môn theo sở thích. Việc thay đổi lựa chọn, cũng tương tự như việc HS xin chuyển trường đến trường mới không có tổ hợp môn đã học ở trường cũ là một thực tế. Tuy nhiên, nếu học hết lớp 10 mà HS muốn đổi hẳn sang định hướng khác (chẳng hạn từ định hướng Khoa học Xã hội sang Khoa học Tự nhiên) là vô cùng khó khăn, vì khi đó HS phải học lại hầu hết các môn học lựa chọn ở lớp 10, mà trong khoảng thời gian hè khó có thể hoàn thành.
Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn tổ hợp, bà Văn Liên Na – Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Hà Nội) cho biết, nhà trường đang phải xây dựng lại kế hoạch dạy và học do thay đổi của môn Lịch sử. Điều này cũng có nghĩa học sinh sẽ có thêm thời gian để cân nhắc lựa chọn tổ hợp tự chọn phù hợp với năng lực cũng như mục tiêu định hướng sau bậc THPT. “Hy vọng Bộ GDĐT sớm có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai dạy môn Lịch sử bắt buộc thế nào từ năm học 2022 – 2023 để các trường lên kế hoạch cụ thể, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới” – bà Na kiến nghị.
Ông Hà Xuân Nhâm – Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GDĐT Hà Nội) cho biết, ông chia sẻ áp lực với các nhà trường và phụ huynh, HS khi lần đầu tiên thực hiện triển khai Chương trình GDPT 2018 ở lớp 10 với những khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy các trường đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tuy nhiên, khó khăn về cơ sở vật chất, về nhân sự dẫn tới thực tế chưa thể đáp ứng được một cách tối đa như mong muốn. “Việc quan trọng nhất hiện tại là tập trung học tốt những nội dung mà mình đã lựa chọn. Còn những mong muốn cụ thể, phụ huynh trao đổi với lãnh đạo nhà trường, Phòng Giáo dục Trung học cam kết sẽ đồng hành các nhà trường để tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt rất mong muốn các nhà trường đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh phát triển theo hướng cá nhân” – ông Nhâm bày tỏ.
Phụ huynh 'nháo nhào' đăng ký tổ hợp môn lớp 10 cho con
Sáng 13-7, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã tổ chức họp phụ huynh, học sinh lớp 10 công lập để tư vấn việc chọn lựa tổ hợp môn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
Tại trường THPT Hiệp Bình (TP Thủ Đức), sáng nay, ban giám hiệu trường đã có buổi sinh hoạt với toàn thể học sinh cũng như phụ huynh có con vừa trúng tuyển vào lớp 10 của trường.
Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Anh cho biết năm nay, trường có 14 lớp 10 với hơn 600 học sinh, tăng hai lớp so với các khóa tuyển sinh trước nên trường cũng gặp thêm một số khó khăn.
Phụ huynh lắng nghe ban giám hiệu nhà trường trao đổi về tổ hợp môn lớp 10. Ảnh: PHẠM ANH
Về việc tổ chức môn học, cũng như các trường khác, trường sẽ có 8 môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, lịch sử, tiếng Anh, quốc phòng an ninh, giáo dục địa phương, giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Về các môn lựa chọn theo tổ hợp, vì quy định của Bộ GD&ĐT sẽ có ba nhóm tổ hợp môn, nếu để tự học sinh chọn theo ý thích sẽ có đến 108 tổ hợp, trường không thể có đủ điều kiện để đáp ứng việc dạy học nên chỉ triển khai một số nhóm tổ hợp để học sinh chọn.
Phụ huynh bày tỏ thắc mắc với ban tư vấn của trường THPT sau buổi họp. Ảnh: PHẠM ANH
Đồng thời, theo bà Ngọc Anh, do trường hiện không có giáo viên có đủ điều kiện chuyên môn cho hai môn âm nhạc và mỹ thuật nên tạm thời năm học này, trường không triển khai hai môn này. Thay vào đó, trường sẽ dạy cho học sinh các môn như Công nghệ, Tin học.
Trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này, Phó hiệu trưởng Võ Thị Bình Minh, cho biết căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của trường, trường đưa ra 7 nhóm tổ hợp. Trong đó 4 nhóm ở tổ hợp thiên về khoa học tự nhiên với 10 lớp và ba tổ hợp khoa học xã hội với bốn lớp.
Học sinh, phụ huynh sẽ đăng ký học theo cả hai hình thức là online (google form) qua quét mã QR và bản giấy nộp cho trường. Học sinh sẽ căn cứ vào năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp để chọn các tổ hợp môn với ba nguyện vọng, theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 3. Những phụ huynh đăng ký sớm nhất sẽ được ưu tiên xếp lớp theo tổ hợp ở nguyện vọng một, sau đó nếu quá số lượng sẽ chuyển sang nguyện vọng 2 và 3. Ngay sau khi lãnh đạo trường thông tin việc đăng ký môn học, nhiều học sinh, phụ huynh nháo nhào "chạy" đi quét mã QR để đăng ký tổ hợp môn cho con.
"Số lớp theo tổ hợp ít, nhưng trường nhận xếp lớp theo thời gian đăng ký, ai đăng ký sớm được xếp trước, ai làm sau sẽ bị chuyển sang nguyện vọng khác. Làm như vậy thiệt thòi cho những em có học lực tốt theo những môn ở nguyện vọng 1 nhưng vì đăng ký muộn hoặc do nghẽn mạng nên sẽ bị xếp lớp khác là vô lý. Trong khi việc đăng ký này cần cân nhắc kỹ, thời gian của phụ huynh cũng hạn chế vì phải đi làm, phụ thuộc đường truyền mạng nữa...", Chị VTL bày tỏ.
Về vấn đề này, đại diện nhà trường cho rằng trường đã tổ chức các tổ hợp môn theo xu hướng lựa chọn của học sinh. Trong đó, các tổ hợp môn ở khối tự nhiên hoặc trong khối xã hội có số môn học tự chọn gần giống nhau nên học sinh nếu bị chuyển sang nguyện vọng khác cũng không có thay đổi lắm. Hơn nữa, hiện trường đang triển khai cho đăng ký trước, sau đó, tùy tình hình thực tế theo số đăng ký sẽ xếp lớp phù hợp nguyện vọng các em hơn.
Ban giám hiệu trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức tư vấn cho phụ huynh học sinh.
Tương tự, sáng nay trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cũng tổ chức tư vấn cho học sinh và phụ huynh trong việc chọn lựa các tổ hợp môn cho chương trình lớp 10 sắp tới. Việc tư vấn được chia làm 4 ca trong đó sáng 2 ca và chiều 2 ca. Sau khi được ban giám hiệu tư vấn tại hội trường, phụ huynh sẽ chia thành tốp nhỏ về các phòng riêng được các giáo viên cũng như học sinh của trường tư vấn thêm về việc chọn tổ hợp cũng như định hướng ngành trong tương lai.
Phụ huynh theo dõi các tổ hợp môn nhà trường đưa ra để chọn lựa cho con mình. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết đây là năm học trường BTX có số lượng học sinh vào lớp 10 khá đông. Trường có 10 lớp thường với 708 học sinh.
Ngoài 8 môn bắt buộc, học sinh sẽ phải lựa chọn một trong các tổ hợp môn để học tại trường.
Nhà trường tổ chức 6 nhóm tổ hợp môn để học sinh chọn lựa. Cụ thể nhóm khối A (Toán - Vật lý - Hóa học) dự kiến 3 lớp, nhóm khối A1 (Toán - Vật lý - tiếng Anh) dự kiến 4 lớp, nhóm khối A2 (Toán - Hóa học- tiếng Anh), dự kiến mở 1 lớp, nhóm khối B (Toán - Hóa học - Sinh học) dự kiến 3 lớp, nhóm khối D (Toán - Ngữ văn - tiếng Anh) dự kiến mở 3 lớp, nhóm khối C (Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý) dự kiến 1 lớp. Bên cạnh 3 môn trong các nhóm khối các em chọn, học sinh sẽ lựa chọn thêm một số môn học khác.
Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cho biết lớp học chỉ được mở nếu có số lượng học sinh đăng ký trên 30 học sinh.
"Việc lựa chọn môn của các em phải như nào để sau này khi chọn ngành nghề cho nó phù hợp. Do đó, phụ huynh và học sinh cần phải cân nhắc thật kỹ vấn đề này. Bản thân các em phải biết mình có năng lực về cái gì, nếu có khả năng về tự nhiên nên chọn tổ hợp nào trong khi đó thiên về xã hội thì nên chọn sao, tránh có sự thay đổi ", bà Dung nhắn nhủ.
Sau khi được tư vấn, nhiều phụ huynh hoang mang vì họ không biết chọn lựa tổ hợp nào cho con, hơn nữa thời gian từ đây đến hết ngày hết hạn đăng ký quá ít để gia đình đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, có phụ huynh lo lắng nếu đăng ký theo các tổ hợp của chương trình môn, có những môn không đăng ký thì các con sẽ không phải học. Tuy nhiên theo tổ hợp thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn Lý, Hóa, Sinh nhưng trong các tổ hợp lựa chọn có nhóm có Lý, Hóa không có Sinh, có nhóm có Sinh không có Hóa vậy điều này có ảnh hưởng đến các con...
Chương trình mới lớp 10: Học sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) có những chia sẻ đáng chú ý xung quanh tổ hợp môn học lựa chọn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 năm học 2022-2023. GD&TĐ - Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) có những chia sẻ...