Tình tiết ngoài vụ án con chặt xác cha (Kỳ 2)
Bị cáo Nghiêm Viết Thành như được sinh ra lần thứ 2
Nghe tòa tuyên án, Nghiêm Viết Thành như được sinh ra lần thứ hai, hắn mừng mừng, tủi tủi, cổ họng ứa nghẹn. Còn về phần bà Nguyên, cái cảm giác thật khó tả khi con được tha tội chết.
Bà chẳng biết nói gì hơn nữa, chỉ biết nói rằng: “Cảm ơn lòng vị tha của xã hội và cảm ơn chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước…”.
Nỗi lòng người mẹ
Tòa sơ thẩm tuyên án tử hình đối với “nghịch tử” hạ sát cha, bà Nghiêm Thị Nguyên (SN 1963, vợ của nạn nhân và cũng là mẹ của hung thủ) chết lặng. Cả đời bà lam lũ bên xứ người, cũng chỉ với mong muốn vun trồng, bồi đắp cho gia đình hạnh phúc, đủ đầy. Gánh nặng áo cơm khiến bà quên mất phần trách nhiệm quan trọng trong việc nuôi nấng, dạy bảo, bồi đắp tinh thần cho con. Nhưng giờ tất cả đã hết… Bà cố chạy theo, mong được cầm tay con một lần, rồi lại ngất lịm. Thương cảm cho nỗi lòng của bà, nhiều người dân đã dìu bà vào phía cánh gà nhà văn hóa, bởi bà không còn đủ sức để đứng vững trước một loạt thảm họa giáng xuống gia đình. Nỗi đau xé lòng, khi chồng bị chết thảm, con trai duy nhất thì đang chuẩn bị đối mặt với cái chết, nhưng bà Nguyên đã cố gượng dậy, đưa đơn xin giảm nhẹ hình phạt đối với Nghiêm Viết Thành.
Bà Nguyên thở phào khi con được tha tội chết
Theo trình bầy của bà Nguyên: “Do hoàn cảnh gia đình, nên tôi và ông Nghiêm Viết Yên (chồng tôi) đã đi lao động tại cộng hòa Séc từ khi cháu Thành còn rất nhỏ, khiến cháu phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm của cả mẹ và cha. Khi Thành được 15 tuổi, ông Yên về nước để chăm sóc hai đứa con và trông nom gia đình. Do cha con xa cách nhiều năm và một phần do cách sống của ông Yên chưa được gương mẫu. Trong cuộc sống hàng ngày cách dậy bảo con rất hà khắc, chưa đúng mực, lấy chửi mắng, đánh đập là phương pháp duy nhất để dạy bảo con, nên đã làm cho Thành ức chế cao độ.
Bên cạnh đó, Thành đang ở lứa tuổi “nhạy cảm”, chuẩn bị bước sang tuổi làm “người lớn”, vì vậy tâm sinh lý phát triển “thất thường” và không nhận thức được hậu quả của hành vi trong khi phạm tội. Trong khi đó, về bên họ nội của gia đình tôi chỉ còn một mình Thành là con trai duy nhất. Gia đình, dòng tộc cũng đã có đơn xin giảm hình phạt cho Thành về tội “Giết người”. Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị tòa xem xét vì bản thân tôi là bị hại và cũng là mẹ đẻ của bị cáo. Tôi quá đau khổ và có lẽ không thể sống nổi khi cả chồng và con trai phải chết một cách thảm khốc”.
Video đang HOT
Áp dụng tính nhân đạo của pháp luật
Sau khi nhận được đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Nghiêm Viết Thành của đại diện bên bị hại và nhận được đơn kháng cáo của bị cáo, TAND Tối cao đã mở phiên phúc thẩm. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, trình bầy của bị cáo và những người tham gia tố tụng, HĐXX xét thấy, do xa cách nhiều năm nên tình cha con của ông Yên và Nghiêm Viết Thành không được sâu sắc gắn bó. Bản thân Thành lại ham chơi game, lười học nên ông Yên chửi bới, mắng con, thậm chí đánh Thành vì những lỗi rất nhỏ nhặt như không tắt đèn trước khi đi ngủ. Trong gia đình, giữa Thành và ông Yên luôn căng thẳng.
Bài liên quan: Tình tiết ngoài vụ án con chặt xác cha (Kỳ 2)
Tình tiết ngoài vụ án con chặt xác cha (Kỳ 1)
Ông Yên luôn dạy bảo bằng cách thức nói nhiều và dùng lời lẽ coi thường, sỉ vả Thành. Nhưng để chống đối cha, Thành đã lấy game làm nơi trút bỏ tất cả những bức bách của tuổi mới lớn. Kết quả học tập sa sút của Thành là do một phần thiếu trách nhiệm của cả cha và mẹ trong việc giáo dục con cái. Vợ chồng ông Yên đã vì cuộc sống mưu sinh mà buông lỏng sự dạy bảo con từ khi chúng còn quá nhỏ, để cho bị cáo sống tự do, không nề nếp từ gốc.
Bên cạnh đó, sau nhiều năm xa quê hương, tết năm 2008, bà Nguyên về nước phát hiện chồng có quan hệ ngoại tình và đã xảy ra xô xát. Chứng kiến cảnh cha đánh mẹ, Thành càng căm uất, không tôn trọng cha. Bị ông Yên đánh chửi, khiến bị cáo đã nhiều lần muốn nhảy lầu tự tử nhưng được mọi người can ngăn kịp thời. Từ những mâu thuẫn ấy, đến 22g30 ngày 6-5-2009, Thành đi chơi game về thì lại bị ông Yên chửi tục. Biện minh lý do về muộn, sau đó Thành đi về phòng ngủ. Tuy nhiên, ông Yên vẫn chửi, khiến Thành bực tức và dùng dao để trên bàn hạ sát cha đẻ của mình. Nhằm che dấu hành vi, bị cáo đã chặt xác cha thành năm mảnh vứt xuống sông phi tang. Suy nghĩ và hành vi của bị cáo là quá non nớt, thể hiện sự không hiểu biết, nhưng lại lo sợ về hậu quả mình gây ra nên đã có hành vi làm tăng trách nhiệm hình sự. Bị cáo phạm tội khi mới 18 tuổi 16 ngày, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, sát hại chính cha đẻ của mình hết sức tàn ác.
Ở trường, học bạ của Thành các năm học đều có học lực kém, nhưng không có dấu hiệu thể hiện là học sinh cá biệt, trong học bạ đều nhận xét là học sinh ngoan, lễ phép với thầy cô giáo. Thế nhưng, với cha đẻ, Thành thực hiện hành vi mất hết nhân tính, điều đó cho thấy sự ức chế tâm lý ở độ đuổi của bị cáo đã vượt ngưỡng chịu đựng. Điều đó cho thấy, bị hại là cha của bị cáo cũng mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con.
Xét theo kháng cáo bà Nguyên và chị gái bị cáo cũng là đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm hình phạt về tội giết người cho Thành với lý do trong gia đình chồng, cha đã chết, nay bị cáo bị kết án tử hình, đó là cái chết trong hoàn cảnh đau thương, gia đình chỉ còn hai người phụ nữ, sẽ không thể sống nổi khi thảm họa sụp xuống mà họ là người phải gánh chịu nặng nề về tinh thần. Chính vì vậy, mà HĐXX thấy có sơ sở để áp dụng tính nhân đạo của pháp luật, giảm hình phạt về tội giết người cho bị cáo và xét thấy, tội cướp tài sản mà tòa sơ thẩm tuyên là có căn cứ.
Với những chứng cứ và viện dẫn trên, HĐXX tòa phúc thẩm đã tuyên giảm từ tử hình xuống chung thân đối với bị cáo Nghiêm Viết Thành (SN 1991, trú tại 312 đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, TP Hải Dương) về tội giết người và 4 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng mức hình phạt đối với bị cáo là chung thân.
Nghe tòa tuyên án, Thành như được sinh ra lần thứ 2, hắn mừng mừng, tủi tủi, cổ họng ứa nghẹn. Còn về phần bà Nguyên, bà chẳng biết nói câu gì hơn nữa, chỉ biết nói rằng: “Cảm ơn lòng vị tha của xã hội và cảm ơn chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước…”
Theo Pháp luật xã hội
Tình tiết ngoài vụ án con chặt xác cha
Nghiêm Viết Thành đang được dẫn giải lên xe về trại giam.
Hung thủ của vụ án con trai sát hại cha đẻ ở phường Bình Hàn, TP Hải Dương, bị đưa ra xét xử sơ thẩm và nhận mức án tử hình cho hành vi tội ác của mình. Vụ án còn nhiều tình tiết mới chưa được tiết lộ...
7g sáng 9-5-2009, một người đàn ông đi múc nước cạnh cầu Cong phát hiện chiếc bao tải đang trôi trước mặt lộ ra nội tạng của một thi thể người. Hốt hoảng, anh này vứt vội xô nước, chạy lên bờ tri hô. Hàng nghìn người hiếu kỳ chạy đến vây kín đoạn cầu. Nhận được tin báo, Phòng CSĐTTP về TTXH (CA tỉnh Hải Dương) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành tìm kiếm và trục vớt các phần thi thể. Đến 13g cùng ngày, phần thi thể cuối cùng được đưa lên bờ. Qua khám nghiệm, thi thể của nạn nhân bị chặt làm bốn phần. Trên người nạn nhân có nhiều hình xăm trổ, một bên bả vai xăm chữ: "thuyền và biển"; phía bả vai còn lại xăm số: "1958"...
Thông tin truy tìm tung tích nạn nhân được CA tỉnh Hải Dương phát đi khắp nơi. Đến sáng hôm sau 10-5, danh tính nạn nhân được xác định, đó là ông Nghiêm Viết Yên (SN 1958, trú tại 312 đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, TP Hải Dương). Tiến hành khám nghiệm nơi ở của nạn nhân cho thấy: Đây là ngôi nhà ba tầng với hai mặt phố. Tầng 1 cho thuê làm quán bán cà phê. Tại tầng 2 và cầu thang lên tầng 3 có nhiều vệt máu. Trên sân thượng còn nguyên chiếc chăn chứa nhiều vết máu (mặc dù đêm hôm trước mưa rất to nhưng máu vẫn còn loang lổ). Qua những dấu vết để lại tại ngôi nhà, CQĐT xác định, nơi đây chính là địa điểm hung thủ ra tay giết nạn nhân rồi chặt xác cho vào bao tải và mang ra đoạn sông (thuộc khu vực cầu Cong) phi tang.
Quá trình điều tra, lần theo dấu vết để lại hiện trường và tâm lý không bình thường của đứa con trai duy nhất của ông Yên CQĐT xác định, hung thủ gây ra cái chết cho ông Yên chính là Nghiêm Viết Thành (SN 1991, là học sinh một trường THPT trên địa bàn TP Hải Dương). Sau ba ngày tích cực điều tra, truy tìm hướng hung thủ chạy trốn, đến 16g ngày 12-5, các trinh sát CA tỉnh Hải Dương đã tóm được hung thủ khi hắn đang ẩn náu ở nhà nghỉ Anh Tuấn (thuộc phường Cửa Bắc, TP Nam Định).
Sau hơn sáu tháng, hung thủ đã bị TAND tỉnh Hải Dương đưa ra xét xử lưu động tại nhà Văn hóa TP. Vì căm phẫn trước hành vi tàn ác của kẻ "nghịch tử", hàng nghìn người dân TP Hải Dương đã đến chứng kiến. Nhưng khi nghe lời khai của bị cáo và những nhân chứng liên quan, ai cũng thấy nghẹn ngào, day dứt.
Ngấu nghiến trò chơi "Chiến Quốc" đánh, giết nhau
Khi Thành mới lọt lòng, bố Thành là ông Nghiêm Viết Yên (SN 1958) đã lên đường sang CH Séc xuất khẩu lao động. Thành lên 5 tuổi, mẹ Thành cũng để con ở nhà cho ông bà nội ngoại chăm bẵm, theo gót chồng sang phương trời Tây làm kinh tế. Tuổi thơ bé của Thành lớn lên như cây dại, không một tiếng yêu thương, dỗ dành, chăm bẵm của cả cha và mẹ. Cuộc sống vật chất tuy đầy đủ nhưng tâm hồn Thành thiếu hụt hoàn toàn tình thương yêu của bậc sinh thành. Thành sống tự do, không định hướng và lao vào game như thiêu thân. Khi nghe ông bà báo tin về tình hình học tập sa sút của con trai, nguyên nhân là do Thành mê những trò chơi "chết người", ông Yên quyết định trở về nước trước vợ. Gặp con sau 13 năm, hai cha con có một khoảng cách rất lớn.
Không hài lòng về những biểu hiện của đứa con trai ham game, lười học, nhưng ông Yên không khuyên bảo mà thường xuyên lớn tiếng xúc phạm, mạt sát. Thành bỏ ngoài tai tất cả những lời cha nói với mình. Cậu ta chỉ có một giao tiếp duy nhất với cha là xin tiền. Còn người cha, giao tiếp với con hầu như chỉ bằng những câu chửi mắng, nạt nộ. Cứ thế, cuộc sống của gia đình nhỏ thầm lặng trôi đi. Người con chỉ biết vùi mình vào thú game bạo lực. Còn người cha cũng vì thế mà để đứa con trai duy nhất "rơi tự do".
Nhiều khi bị cha đánh đập, lại biết rõ cha mình đang có quan hệ bất chính với người đàn bà khác và nhiều lần đưa hẳn "bồ" về nhà... Tất cả điều đó khiến Thành không còn tôn trọng với người sinh thành. Nhiều lần quẫn bách, khi bị cha mắng chửi, Thành đã định nhảy lầu tự tử để kết thúc cuộc đời, nhưng không thành. Những lúc buồn, ngoài game, Thành thường nhắn tin, chia sẻ với người chị gái lúc đó đang học đại học ở Hải Phòng.
Sinh nhật lần thứ 18, Thành lại đắm mình trong thú chơi game thường ngày. Trò chơi Chiến Quốc là trò Thành thích nhất. Những trận đánh, giết nhau thời Trung cổ, Thành ngấu nghiến để thoả mãn sự trống trải trong lòng. Nhiều khi, cậu ta không phân biệt được đâu là thế giới thực, đâu là thế giới ảo...
Bà Nghiêm Thị Nguyên, mẹ của hung thủ ngất lên, ngất xuống...
Người mẹ mải mê làm kinh tế
Khoảng 22g30 ngày 6-5-2009, Thành đi chơi điện tử về. Ông Yên lại lên tiếng mắng chửi Thành. Định đi về phòng mình nhưng thấy cha vẫn không ngừng chửi, cơn cáu giận trong lòng Thành bùng lên. Đi ngang qua cầu thang, thấy con dao inox bản to, Thành cầm dao xông đến chém ông Yên nhiếu nhát vào đầu, vào mặt. Thấy cha đã chết, Thành bình tĩnh cầm dao vào buồng tắm rửa tay, rửa dao rồi lên phòng, không mảy may sợ hãi. Nằm một lúc, sợ bị người khác phát hiện sự việc, Thành nảy sinh ý định đem phi tang và mở két sắt lấy tiền tiêu xài. Xong xuôi, Thành về nhà châm thuốc hút. Hôm sau tỉnh dậy, Thành mang 8 triệu đồng lấy được trong két sắt đi trả nợ và nạp thẻ game. Mọi sinh hoạt của Thành vẫn diễn ra bình thường. Kể cả khi người dân phố xúm đông quanh khúc sông, nơi phát hiện thi thể của người đàn ông xấu số, Thành vẫn tỏ ra bình tĩnh. Chỉ lúc nhận được điện thoại của người thân, biết sự việc bị bại lộ, Thành mới bỏ trốn.
Với những tội ác tày đình đã gây nên, Nghiêm Viết Thành bị TAND tỉnh Hải Dương tuyên phạt án tử hình về tội "Giết người", 4 năm tù về tội "Cướp tài sản".
Sau khi nghe toà tuyên án, bà Nghiêm Thị Nguyên, vợ của nạn nhân, mẹ của hung thủ ngất lên, ngất xuống. Cả đời bà đi lao động xuất khẩu, cũng chỉ với mong muốn vun trồng, bồi đắp cho gia đình hạnh phúc, đủ đầy. Gánh nặng áo cơm khiến bà quên mất phần trách nhiệm quan trọng trong việc nuôi nấng, dạy bảo, bồi đắp tinh thần cho con trai. Ngày ấy bà đã sụp đổ...
Theo Pháp luật & Xã hội
Nước mắt người mẹ trong vụ con giết cha Mẹ của bị cáo Phan Minh Mẫn thắp hương trước bàn thờ chồng. "Phải chi nó cãi lại ba nó, phải chi nó nói với tôi rằng nó hận ba nó, tôi biết thì đã can ngăn chắc đã không có ngày hôm nay" - câu nói ngẹn ngào dừng lại nửa chừng của nguời mẹ "nghịch tử giết cha". Kể từ sau...