Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 27/8
Không quân Mỹ sẽ điều thêm “sát thủ” MQ-9 Reaper tới Biển Đông; Trung Quốc cử 6 người gác hải đăng tới Trường Sa… là tin tức Biển Đông ngày 27/8.
Không quân Mỹ sẽ điều thêm “sát thủ” MQ-9 Reaper tới Biển Đông
Máy bay MQ-9 Reaper. (Ảnh: USAF)
Vietnam dẫn nguồn báo chí Mỹ ngày 25/8 cho biết bắt đầu từ tháng 5/2019, Không quân Mỹ (USAF) sẽ tiếp nhận 30 máy bay không người lái do tập đoàn General Atomics phát triển, trong đó một số sẽ làm nhiệm vụ giám sát Biển Đông.
Bất chấp việc Trung Quốc cố gắng vô hiệu hóa các chuyến bay do thám này bằng cách gây nhiễu kết nối vệ tinh, từ năm 2015, Mỹ đã tăng cường số lượng các chuyến bay không người lái (UAV) trên Biển Đông.
Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch tăng 50% số lượng chuyến bay không người lái hàng ngày vào giữa năm 2019.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, 30 chiếc UAV Reaper mới có tổng trị giá 370,9 triệu USD.
Tính đến thời điểm tháng 9/2015, USAF đã vận hành phi đội 93 chiếc Reaper và số máy bay MQ-9 Reaper mới này sẽ thay thế cho những chiếc MQ-1 Predator, vũ khí chính của USAF trong các phi vụ không kích bằng UAV, vào năm 2019.
General Atomics cho biết, so với phiên bản MQ-1 Predator, máy bay MQ-9 lớn hơn và nhiều tính năng hơn, có thể tấn công các mục tiêu cơ động hay hoạt động như một máy bay do thám, đồng thời có thể theo dõi tên lửa của đối phương.
MQ-9 được trang bị bom GBU-12 điều khiển bằng laser, tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire II, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và bom thông minh GBU-38 JDAM.
Video đang HOT
Máy bay này có thể bay liên tục 14 giờ đồng hồ trong điều kiện mang tối đa bom hoặc tên lửa.
Trung Quốc bị tố lấy cát Philippines để xây đảo phi pháp ở Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters.
VnExpress dẫn lời Rappler cho biết Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay kêu gọi thượng viện điều tra khả năng Trung Quốc đang sử dụng cát đen lấy từ nước này để xây phi pháp các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Philippines Richard Gordon trong phiên họp thượng viện ngày 24/8, có sự tham dự của Ngoại trưởng Perfecto Yasay, muốn xác nhận thông tin “gần như cả một quả núi” đang bị khai thác ở tỉnh Zambales. Ông gọi đây là “hành động cướp đất”.
“Có bằng chứng cho thấy cát đen được khai thác từ lãnh thổ của chúng ta và sử dụng cho hoạt động cải tạo”, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa, Rappler dẫn lời Ngoại trưởng Yasay phát biểu. Thông tin này dựa vào những phát hiện từ cộng đồng tình báo, cơ quan an ninh Philippines và Lực lượng Đặc nhiệm biển Tây Philippines. Tây Philippines là cách Philippines gọi Biển Đông.
Manila Standard hồi đầu tháng đưa tin hoạt động khai thác đất đá của Trung Quốc tại các ngọn núi ở Santa Cruz, Zambales, đang ở mức báo động. Người dân địa phương biết về hoạt động trái phép này nhưng giữ im lặng. Cựu tỉnh trưởng Zimbales Hermogenes Ebdane được cho là người đã cấp phép khai thác cho Trung Quốc.
Tân tỉnh trưởng Zambales Amor Delosa cho biết những người Trung Quốc giả làm thợ mỏ mỗi tháng chuyển đi hơn 450 tấn đất đá. Số đất đá này sau đó đổ xuống bãi cạn Scarborough.
Ông Yasay xác nhận có âm mưu sử dụng cát đen Philippines để cải tạo bãi cạn Scarborough, khu vực Manila và Bắc Kinh có tranh chấp.
“Hoạt động cải tạo Scarborough chưa từng xảy ra trên thực tế. Có âm mưu điều tàu chở cát đen cùng thiết bị để cải tạo Scarborough nhưng phía Mỹ đã ngăn chặn”, ông nói.
Trung Quốc xây phi pháp nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ vùng biển. Ngày 12/7, Tòa Trọng tài thường trực PCA đã bác bỏ “quyền lịch sử” với yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Trung Quốc cử 6 người gác hải đăng tới Trường Sa
VnExpress dẫn nguồn đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho biết 6 người gác hải đăng hôm 23/8 đi từ thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, làm nhiệm vụ dẫn đường, hỗ trợ tàu qua lại. Đây là nhóm người gác hải đăng đầu tiên Trung Quốc đưa trái phép đến quần đảo của Việt Nam.
Trung Quốc xây dựng phi pháp 4 ngọn hải đăng trên các đá Châu Viên, Gạc Ma, Subi và Chữ Thập, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngọn thứ 5 trên đá Vành Khăn đang gần hoàn tất và sắp đi vào hoạt động.
Hải đăng cao trong khoảng 50 – 55 m, được trang bị các đèn xoay lớn, có thể chiếu sáng xa 22 hải lý. Đài truyền hình Trung Quốc ngang nhiên cho rằng các công trình nhằm giúp nước này thực hiện cái gọi là “trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và ngang nhiên xây dựng trái phép các cơ sở, công trình trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động xây dựng của nước khác trên hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Theo Người Đưa Tin
'Hải quân các nước ASEAN phải đoàn kết, không để chia rẽ'
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam cho rằng, cần phải tiếp tục duy trì và phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin để tạo ra được mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN...
Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN thể hiện sự đoàn kết
"Cần phải tiếp tục duy trì và phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin để tạo ra được mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN; không bị chia rẽ bởi các nhân tố khác vì mục đích riêng", Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên TƯ Đảng, Tư lệnh Hải quân VN đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN 10 (ANCM-10) tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 22-25.8.
Tàu 381 thuộc Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân lên đường tham gia diễn tập an ninh hàng hải và chống khủng bố trong khuôn khổ ADMM
Với chủ đề "Tăng cường khả năng phối hợp hoạt động", Tư lệnh Hải quân các nước đã thảo luận một số nội dung cùng quan tâm như: Phương thức triển khai nhóm quân đội thường trực ASEAN để hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ; thoả thuận tuần tra 3 bên INDOMALPHI tại eo biển Malacca; chương trình chuyển đổi sang hạm đội của Hải quân Malaysia; kinh nghiệm của Hải quân Malaysia đối phó với các mối đe dọa của tổ chức Nhà nước hồi giáo tự xưng; các hoạt động trong khuôn khổ ANCM trong tương lai; chương trình huấn luyện học viên ASEAN thực hành trên biển; diễn tập chia sẻ thông tin hàng hải ASEAN năm 2017...
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân VN (người đầu tiên, bên trái ở hàng ghế đầu) cùng các đại biểu tham dự hội nghị
Tại hội nghị, tham luận của Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam được đánh giá cao bởi nhấn mạnh đến việc "cần tăng cường hơn nữa khả năng phối hợp với nhau để đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh, an toàn hàng hải, hàng không đang nổi lên" Cụ thể bằng các biện pháp như: Xây dựng lòng tin để tạo ra mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN, không bị chia rẽ bởi các nhân tố khác vì mục đích riêng...
Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN trao đổi trong khuôn khổ hội nghị
Tư lệnh Hải quân VN đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Hải quân các nước ASEAN trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động đa phương như: diễn tập KOMODO 2016; duyệt binh tàu Hải quân quốc tế; hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước Tây Thái Bình Dương lần thứ 15; diễn tập An ninh hàng hải và Chống khủng bố trong khuôn khổ ADMM do Hải quân Singapore và Hải quân Brunei đồng tổ chức...
"Thời gian tới, Hải quân VN sẽ tích cực ủng hộ các hoạt động do Hải quân các nước ASEAN tổ chức", Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam khẳng định.
Theo Thanh Niên
Đại sứ Việt Nam nói về khả năng Philippines và Trung Quốc 'đi đêm' ở Biển Đông Bên lề Hội nghị Ngoại giao 29, sáng 23.8, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương phân tích về tình hình Philippines sau khi có Tổng thống mới và những động thái sắp tới ở Biển Đông. Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương Khả năng Philippines đàm phán với Trung Quốc là rất có thể xảy ra Ông...