Tin tặc đang quét các máy chủ VMware dễ bị tấn công
Những máy chủ VMware vCenter kết nối internet nhưng chưa được vá bảo mật đang là mục tiêu của những tác nhân gây hại.
Các máy chủ VMware chưa được cập nhật đang bị quét lỗ hổng bởi tin tặc
Theo BleepingComputer , các tác nhân đe dọa đang tích cực quét tìm các máy chủ VMware vCenter có kết nối với internet chưa được vá lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) rất quan trọng đã ảnh hưởng đến tất cả hệ thống vCenter. Lỗ hổng này đã được VMware phát hiện và cung cấp bản vá bảo mật cách nay 10 ngày.
Hoạt động quét nói trên đang diễn ra đã được phát hiện bởi công ty tình báo mối đe dọa Bad Packets vào ngày hôm qua và được xác nhận hôm nay 5.6 bởi chuyên gia an ninh mạng Kevin Beaumont. Theo công cụ tìm kiếm Shodan dành cho các thiết bị kết nối internet, hàng nghìn máy chủ vCenter dễ bị tấn công hiện có thể truy cập được qua internet.
Những kẻ tấn công có thể khai thác từ xa lỗ hổng bảo mật trong các cuộc tấn công có độ phức tạp thấp không yêu cầu sự tương tác của người dùng. Sau khi khai thác thành công chúng sẽ chiếm toàn bộ mạng của tổ chức, biết được quản trị viên sử dụng máy chủ VMware vCenter để quản lý các giải pháp VMware được triển khai trên các môi trường doanh nghiệp.
VMware cũng cảnh báo khách hàng nên vá hệ thống của họ ngay lập tức để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
Nikkei: Chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng công nghệ ổn định
Hai trong những trung tâm sản xuất công nghệ quan trọng nhất châu Á đang tích cực khống chế làn sóng dịch Covid-19 mới.
Theo Nikkei , tình trạng dịch bệnh tại Việt Nam và Đài Loan phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu ảnh hưởng của sự thiếu chip chưa từng có.
Đài Loan là thị trường cung cấp chip quan trọng. Những con chip này được sử dụng trong nhiều thiết bị như xe hơi, smartphone, máy chủ, máy chơi game... Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng điện tử lớn, sản xuất hơn một nửa smartphone Samsung, bên cạnh tai nghe AirPods và một số sản phẩm của Apple.
Việc phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam và Đài Loan được đánh giá cao. Tuy nhiên chỉ trong một tháng, tình hình dịch tại 2 nước trở nên căng thẳng. Từ 14-26/5, Đài Loan ghi nhận gần 5.000 ca nhiễm trong nước, gấp 3 lần tổng số ca trước đó. Tại Việt Nam, tổng số ca nhiễm đã lên hơn 6.000, buộc một số nhà máy tạm thời đóng cửa.
Việt Nam giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đất nước sản xuất hàng công nghệ lớn, phục vụ nhiều công ty như Samsung, Apple, Sharp và LG. Hãng chip Intel của Mỹ cũng đặt dây chuyền lắp ráp, thử nghiệm chip tại Việt Nam. Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn của nhiều công ty lớn, bao gồm một số đối tác của Apple.
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam giúp các hãng công nghệ đảm bảo kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch thứ 4 từ 27/4 đã ảnh hưởng đến nhà máy sản xuất của ít nhất 10 thương hiệu nước ngoài.
Foxconn và Luxshare - 2 nhà cung ứng của Canon, Apple - là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 tại Việt Nam. 13 đối tác của Samsung, bao gồm Hosiden đã phải tạm dừng hoạt động nhà máy để phục vụ chống dịch.
Dịch bệnh khiến nhiều nhà máy sản xuất, cung ứng linh kiện công nghệ tạm đóng cửa.
Tình trạng nhiều nhà máy đóng cửa do dịch đã phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chịu sự thiếu chip, linh kiện chưa từng có.
Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử trong nền kinh tế, chính phủ Việt Nam muốn giữ chuỗi cung ứng hoạt động ổn định. Sau vài ngày tạm dừng nhà máy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra ưu tiên hướng dẫn, hỗ trợ 34 doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm rất ít, một số doanh nghiệp lớn nguy cơ lây nhiễm thấp, trung bình hoạt động trở lại như Apple, Samsung, Honda, Toyota và các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu.
Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Samsung nằm ở cả Bắc Giang và Bắc Ninh. Khi đến thăm nhà máy của Samsung tại Yên Phong (Bắc Ninh) ngày 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Samsung tiếp tục tuân thủ các quy định, giải pháp về phòng chống dịch để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Bảo vệ ngành chip là ưu tiên của Đài Loan
Trong khi Việt Nam muốn đảm bảo chuỗi cung ứng hàng điện tử, bảo vệ ngành chip được xem là ưu tiên hàng đầu với Đài Loan. Tuy khuyến khích người dân làm việc tại nhà, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua cho biết ngay cả khi chính phủ nâng mức báo động, cơ quan này cam kết chuỗi cung ứng quốc tế không bị gián đoạn.
"Đài Loan cung cấp chip bán dẫn, sản phẩm công nghệ và máy móc cho thế giới. Điều quan trọng là phải duy trì hoạt động sản xuất trong tình cảnh này. Các công ty cần phản ứng nhanh nếu một công nhân trong dây chuyền nhiễm virus", Wang chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 29/5.
TSMC và một số công ty tại Đài Loan đã ghi nhận các ca nhiễm virus.
Theo Nikkei , một số doanh nghiệp như Foxconn đang lên kế hoạch mua vaccine để duy trì hoạt động. Kế hoạch của các doanh nghiệp là mua vaccine từ nhà cung ứng nước ngoài và dùng 10% cho nhân viên, còn lại sẽ quyên góp cho chính phủ.
Kế hoạch mua vaccine được đưa ra sau khi một số công ty tại Đài Loan báo cáo trường hợp nhân viên dương tính như hãng chip TSMC, nhà cung ứng MacBook Quanta Computer và Compal Electronics - đơn vị sản xuất iPad, laptop Dell.
Advantech, công ty sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới và Lite-On Technology, cung cấp củ sạc cho Apple, Oppo cũng xác nhận một số nhân viên đã dương tính với Covid-19.
Những trường hợp đơn lẻ này chưa ảnh hưởng đến việc sản xuất, nhưng tình trạng ca nhiễm tăng vọt tại Đài Loan dấy lên những lo ngại về việc liệu các nhà máy lớn có thể tiếp tuc hoạt động bình thường hay không. Mối lo còn lớn hơn khi thế giới đang vật lộn với tình trạng thiếu chip và linh kiện công nghệ.
Người dùng nên cập nhật ngay iOS mới Vấn đề nghiêm trọng nhất trên iPhone sau khi nâng cấp phiên bản iOS 14.5.1 sẽ được khắc phục trong lần cập nhật này. Apple vừa tung ra iOS 14.6 dành cho iPhone, iPod Touch. Bên cạnh những tính năng mới, phiên bản này vá hàng loạt lỗ hổng bảo mật và sửa lỗi nghiêm trọng xuất hiện sau lần cập nhật trước....