Tin giả liên quan Covid-19 gia tăng trên mạng xã hội
Tin giả gây hoang mang về Covid-19 nở rộ trên Facebook, YouTube và TikTok, trong đó có nhiều tin xuất phát từ người nổi tiếng, người nhận là bác sĩ.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua có dấu hiệu gia tăng.
Thống kê của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc bộ TT&TT, trong 6 tháng đầu năm, trung tâm nhận được hơn 1,1 nghìn lượt báo cáo tin giả. Sau quá trình xác minh, trung tâm này đã công bố dán nhãn 38 tin giả, tin sai sự thật. Nhiều nội dung trong số này liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam.
Thông tin như “hình ảnh xác chết do Covid-19 tại TP HCM” được xác định là tin giả. VAFC cho biết đây là hình ảnh được chụp tại bệnh viện Myawaddy – Myanmar. Thông tin “một người ở TP HCM tự thiêu vì phẫn uất với các chống dịch” cũng được xác định là tin sai sự thật. Người tự thiêu này được xác định là có chứng nhận khuyết tật thần kinh và đã được đưa đi cấp cứu.
Tin giả về nạn nhân Covid-19 tại TP HCM, nhưng thực chất là hình ảnh tại Myanmar.
Nhiều tin mạo danh cơ quan chức năng cũng được chia sẻ trên các mạng xã hội. Hồi tháng 5, nhiều người dùng Facebook lan truyền thông tin về “Chỉ đạo mới của UBND TP HCM” yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 22h đến 5h sáng. Mới đây, một đoạn tin nhắn được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore cho rằng “Covid-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người”. Các cơ quan này sau đó đã lên tiếng bác bỏ các thông tin trên. Trước đó, tin giả “Lời bác Đam! Nghe đi để biết sợ!”, “điều trực thăng phun thuốc diệt virus”… liên tục được chia sẻ trên các mạng xã hội, nhóm chat, thu hút hàng chục nghìn lượt bình luận và chia sẻ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung tâm tin giả Việt Nam cũng cảnh báo một số thủ đoạn tung tin trục lợi, như đăng tin không chính xác về các ca bệnh tại địa phương, sau đó kêu gọi từ thiện.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT, cho biết, tin giả xuất hiện nhiều nhất trên các mạng xã hội xuyên biên giới, như Facebook, YouTube và TikTok. Ông cũng nhấn mạnh tình trạng tin giả, tin gây kích động, xuất phát từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
“Rất nhiều người nổi tiếng, nghệ sĩ, bác sĩ tình nguyện vào tâm dịch để cứu trợ, hỗ trợ người bệnh. Nhưng bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ, người tự nhận là bác sĩ sử dụng mạng xã hội để tung tin sai sự thật, tin hoang mang, gây hiểu lầm, thậm chí kích động, chống đối các biện pháp chống dịch”, ông Do nói.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết mới đây Cục đã phối hợp cùng Sở TT&TT TP HCM xử phạt trường hợp một MC chia sẻ thông tin trên mạng xã hội với nội dung gây hoang mang về công tác hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP HCM. Tuy nhiên qua theo dõi, tình trạng này vẫn tái diễn ở một số nghệ sĩ và “người tự nhận là bác sĩ”.
“Thời gian tới, Cục sẽ phối hợp cùng các đơn vị xử lý nghiêm tình trạng này, đồng thời áp dụng các biện pháp để không xảy ra đại dịch tin giả trên không gian mạng”, ông Do nói.
Tin giả về vaccine và Covid-19 hoành hành khắp thế giới
Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, đã có khoảng 800 người thiệt mạng, 6.000 người trên toàn thế giới phải nhập viện vì tin theo các thông tin sai lệch liên quan đến Covid-19. Một năm sau đó, khi đại dịch dần được kiểm soát, thông tin không chính xác về vaccine phòng Covid-19 lại rộ lên, khiến tổ chức này phải thực hiện nhiều chiến dịch nhằm chống lại tin giả trên khắp thế giới.
Tại Mỹ, các thông tin thất thiệt về vaccine lan truyền trên Facebook khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden cáo buộc mạng xã hội này “đang giết người”. Còn tại Australia, 14 triệu tin giả về dịch bệnh đã xuất hiện trên Facebook trong 10 tháng của năm 2020, phần lớn đến liên quan đến cách phòng và chữa bệnh về Covid-19.
Facebook là nền tảng bị chỉ trích nhiều nhất vì tin giả. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg – người đứng đầu mạng xã hội này – cho rằng tin giả sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Nó giống tội phạm ngoài xã hội. Trong một phỏng vấn với The Verge, Mark Zuckerberg nói: “Chẳng ai có thể giải quyết triệt để tội phạm trong một thành phố”.
Ông biện hộ rằng “không phải cứ có tội phạm xuất hiện thì sở cảnh sát thất bại. Thay vào đó, thứ mọi người mong đợi ở sở cảnh sát là sự liêm chính, khả năng ngăn chặn những điều tồi tệ có thể xảy ra và giữ chúng ở mức tối thiểu, cũng như luôn thúc đẩy mọi thứ theo hướng tích cực”. Tính tích cực mà Mark Zuckerberg ám chỉ là “đã có hơn hai tỷ người đã xem các thông tin chính thống về Covid-19 và vaccine trên Facebook, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên Internet”.
Facebook tiếp tục đáp trả chỉ trích "giết người" của Tổng thống Mỹ
Facebook kiên quyết không nhận trách nhiệm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích các nền tảng mạng xã hội "giết người" bằng tin giả.
Hôm 16/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cáo buộc Facebook và các nền tảng khác đang "giết người" khi cho phép thông tin sai sự thật về vắc xin Covid-19 lan tràn trên mạng. "Đại dịch duy nhất chúng ta đang hứng chịu diễn ra ở những người không tiêm vắc xin", ông phát biểu trước báo chí.
Ngay sau đó, Facebook cho rằng, những chỉ trích của chính phủ Mỹ không dựa trên sự thật. Trên blog đăng hôm 17/7, Phó Chủ tịch Facebook Guy Rosen sử dụng các khảo sát khách hàng và những việc công ty đang làm để bào chữa. Trong số này, bao gồm dữ liệu cho thấy 85% người Mỹ đã hoặc muốn tiêm vắc xin và nỗ lực của Facebook đã giảm tỉ lệ lưỡng lự đối với tiêm vắc xin xuống 50%.
Ông Rosen viết: "Tại thời điểm các ca Covid-19 gia tăng tại Mỹ, chính quyền ông Biden lựa chọn đổ lỗi cho một vài các công ty mạng xã hội. Facebook không phải nguyên nhân không đạt mục tiêu tiêm chủng trước ngày 4/7".
Trước đó, Facebook từng nói đã xóa hàng triệu bài viết từ Facebook và Instagram do vi phạm chính sách, đồng thời trừng trị những tài khoản tái phạm. Theo Nhà Trắng, chính phủ "rõ ràng" không tin đây là phản ứng hiệu quả trước "một vấn đề sống chết".
Để nêu chi tiết hành động của Facebook, ông Rosen cho biết, hơn 18 triệu tin giả Covid-19 đã bị xóa bỏ từ đầu mùa dịch. Công ty cũng dán nhãn và giảm tỷ lệ tiếp cận của hơn 167 triệu nội dung được đối tác xác minh là sai sự thật. Tuy vậy, những người anti vắc xin vẫn lên mạng xã hội để tuyên truyền thông tin không có kiểm chứng, không mang tính khoa học lên các hội nhóm Facebook, Instagram. Thuật toán của Facebook, vốn "thưởng" những nội dung nhận được nhiều tương tác, càng khuếch đại những thông tin này. Chúng vô cùng đa dạng, từ sự độc hại của vắc xin cho đến rủi ro vô sinh.
Những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội với số lượt theo dõi khủng đã có nguyên 1 năm gieo rắc sự nghi ngờ về vắc xin Covid-19 trước khi Facebook mạnh tay hơn. Họ khai thác sự bối rối của công chúng và thông điệp không giống nhau từ các chính phủ, tổ chức y tế trên thế giới về khẩu trang, tác dụng phụ của vắc xin... Lập trường chính thức của Facebook từng là không xóa các bài viết trừ khi chúng gây tác hại trước mắt.
Cho tới nay, mới có 55% người Mỹ tiêm một mũi vắc xin, tốc độ đang chậm lại bất chấp các nỗ lực từ Nhà Trắng. Trong khi đó, một số nước như Mỹ và Canada lại tăng tốc độ tiêm vắc xin. Dựa vào đây, ông Rosen lập luận: "Chúng tôi triển khai công cụ tương tự tại Anh và Canada, nơi có tỉ lệ sử dụng Facebook tương đương Mỹ, và các nước đó đã đạt tỷ lệ hơn 70% dân số tiêm vắc xin. Tất cả những điều này gợi ý có nhiều nguyên nhân hơn là Facebook dẫn tới kết quả tại Mỹ".
Ngược lại với Facebook, Twitter lựa chọn cách phản hồi mềm mỏng hơn. Mạng xã hội viết: "Khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm phần việc của mình để nâng cao các thông tin y tế được kiểm chứng".
Dự thảo: Tài khoản Facebook, YouTube phải đăng ký mới được livestream Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các trang, tài khoản mạng xã hội phải làm các thủ tục đăng ký mới được tiến hành livestream tạo doanh thu. Đề xuất này nằm trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của bộ Thông tin...