Tìm thực phẩm bù đắp thịt heo
Đã tiêu hủy 3,3 triệu con heo do bệnh dịch tả heo châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tìm nguồn thực phẩm bù đắp cho nguồn thịt heo dự kiến thiếu hụt vào cuối năm
Theo số liệu được công bố tại hội nghị bàn về các giải pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 11-7, đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 5.422 xã, 513 huyện của 62 tỉnh, TP. Tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 3,3 triệu con. Đáng lưu ý, 106 xã thuộc 22 tỉnh, TP có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó dịch tái phát.
Trong khi đó, về công tác ứng phó với dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh vẫn còn nhiều vướng mắc như ngân sách dự phòng của một số địa phương không đáp ứng được công tác hỗ trợ tiêu hủy. Diễn biến dịch tả heo châu Phi chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện nay, an toàn sinh học vẫn là giải pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất. “Vũ khí” này không chỉ ứng phó với dịch tả heo châu Phi mà áp dụng trong nhiều loại dịch bệnh khác.
Phun thuốc phòng chống dịch tả heo châu Phi ở Thanh Hóa Ảnh: THANH TUẤN
Là địa phương có 176.000 con phải tiêu hủy trên tổng đàn 600.000, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, nhìn nhận bệnh dịch ở địa phương này đã có chiều hướng chậm lại, toàn tỉnh có 30 xã công bố hết dịch. Việc tái đàn cũng được địa phương này kiểm soát chặt chẽ khi không cho phép tái đàn và phát sinh chăn nuôi mới ở vùng dịch, đặc biệt là khu dân cư, trừ cơ sở chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học thì mới xem xét.
Cũng như nhiều địa phương khác, Hưng Yên đang gặp khó về kinh phí hỗ trợ tiêu hủy heo. Tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 180 tỉ đồng dự phòng nhưng thiệt hại do dịch đã gần 600 tỉ đồng. “Mặc dù Chính phủ hỗ trợ thêm 80 tỉ đồng nhưng vẫn không đủ, trong khi yêu cầu cấp bách là tạo sinh kế cho người dân sau dịch bệnh. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ” – ông Quang nói. Cùng chung tình trạng này, ông Đặng Duy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết địa phương đã tiêu hủy 36% tổng đàn, hiện đang “đau đầu” với kinh phí hỗ trợ.
Về giải pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định phải thực hiện an toàn sinh học. Theo ông, quy trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến mô hình trang trại, quy mô lớn. “Thực tiễn chứng minh rằng nếu thực hiện an toàn sinh học tốt, bệnh này không thể xâm nhập đàn heo. Số đàn heo bị dịch chủ yếu ở hộ nhỏ lẻ, những nơi rất khó triển khai an toàn sinh học, trong khi những nơi chăn nuôi quy mô lớn thì vẫn giữ nguyên được đàn” – ông Cường nói và cho biết một giải pháp đồng bộ khác là nghiên cứu vắc-xin.
Trước nguy cơ thiếu hụt thực phẩm dịp cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển những nhóm thực phẩm khác để có thể bù đắp nguy cơ thiếu thịt heo như gia cầm, thủy sản… Tuy nhiên, phát triển các nhóm thực phẩm này, cần phải đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi an toàn. Nếu phát triển mạnh mà xảy ra dịch bệnh thì sẽ rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo người lao động
Thịt heo mát MEATDeli trở lại thị trường phục vụ người tiêu dùng Hà Nội
Ngày 2/6/2019, nhà máy MNS Meat Hà Nam chính thức đưa thịt heo mát MEATDeli trở lại thị trường theo sự cho phép của Bộ NN & PTNN và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế...
Theo ước tính, thị trường thịt heo nội địa của Việt Nam có giá trị hơn 10 tỷ USD và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa. Đối mặt với "cơn bão" dịch tả heo châu Phi, ngành chăn nuôi và chế biến thịt đầy tiềm năng này liệu có vượt qua thử thách?
Giàu tiềm năng nhưng còn nhiều thách thức
Theo báo cáo của một công ty nghiên cứu thị trường, thị trường thịt heo nội địa của Việt Nam có giá trị khoảng 10,2 tỷ USD. Tại Việt Nam, thịt heo chiếm tỉ trọng cao nhất - gần 70% trong số các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày.
Ngành chăn nuôi và chế biến thịt heo đang gặp nhiều thử thách khi dịch tả heo châu Phi lan rộng trên quy mô cả nước, chỉ sau 4 tháng kể từ khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại Hưng Yên. Đến ngày 5/6/2019, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện tại 58/63 tỉnh thành, với hơn 2 triệu con heo bị tiêu hủy. Trong báo cáo quý II/2019, định chế tài chính tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm hàng đầu thế giới Rabobank dự báo sản lượng thịt heo Việt Nam năm 2019 có thể giảm ít nhất 10% do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Người tiêu dùng chọn thịt heo mát tại cửa hàng MEATDeli.
Khan hiếm nguồn heo sạch là nguy cơ cho ngành chăn nuôi của Việt Nam khi không thể ngăn người tiêu dùng sử dụng thịt heo nhập khẩu từ châu Âu, Brazil... Hiện nay, thịt heo nhập khẩu chỉ mới chiếm 2% thị phần nhưng trong tương lai, thịt heo trong nước sẽ chịu nhiều sức ép hơn khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với hiệp định này, thuế nhập khẩu tiến về dần bằng 0 vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và năm thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh, dẫn đến giá thịt heo nhập khẩu sẽ rất cạnh tranh.
Xu hướng mua thịt heo từ các kênh bán lẻ hiện đại gia tăng
Theo khảo sát, 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen mua "thịt nóng" tại chợ, thay vì từ các kênh bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh thịt heo bị nhiễm dịch tả tràn lan, người Việt ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm và không ngại chi tiêu nhiều hơn để mua thịt an toàn.
Tại hệ thống các siêu thị CoopMart, Big C, VinMart, sức tiêu thụ thịt heo tại đây không bị ảnh hưởng mà còn tăng so với thời điểm trước khi có dịch tả heo châu Phi. Nhu cầu mua thịt heo sạch tăng cao kéo theo giá thịt tại các kênh bán lẻ hiện đại tăng từ 15% - 20% so với chợ truyền thống. Người tiêu dùng đang dần dịch chuyển sang các kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm, thay vì mua tại chợ như trước đây.
Thịt heo mát MEATDeli sản xuất theo công nghệ châu Âu trở lại thị trường
Ngày 2/6/2019, nhà máy MNS Meat Hà Nam chính thức đưa thịt heo mát MEATDeli trở lại thị trường theo sự cho phép của Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế. Trước đó, để chủ động phòng ngừa nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh, nhà máy đặt tại KCN Đồng Văn IV, huyện Kim Bảng đã chủ động tạm ngưng sản xuất ngay khi ổ dịch được phát hiện cách xa công ty 1,5km.
Người nội trợ lựa chọn thịt heo mát MEATDeli sản xuất theo công nghệ châu Âu.
Được sản xuất theo quy trình 3F (Feed - Farm - Food), thịt heo mát MEATDeli được kiểm soát nghiêm ngặt trong tất cả các khâu từ nông trại cho đến tay người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường đều đáp ứng 3 tuyến kiểm dịch:
- Tuyến kiểm dịch số 1: "Kiểm dịch lợn ngay tại trại, lợn khỏe mới được xuất trại", chỉ thu mua lợn khoẻ từ các trang trại đã được kiểm nghiệm âm tính với dịch tả lợn châu Phi và được cấp Giấy chứng nhận của Chi cục Thú y;
- Tuyến kiểm dịch số 2: "Kiểm dịch lợn trước khi nhập vào Nhà máy", phòng xét nghiệm với thiết bị châu Âu được lắp đặt và vận hành 24/24 giờ ngay tại Nhà máy Meat Hà Nam tiến hành rà soát và bảo đảm thêm 1 lần nữa không có lợn bệnh hoặc đang mang mầm bệnh đưa vào Nhà máy;
- Tuyến kiểm dịch số 3: "Kiểm dịch thịt lợn trước khi xuất từ Nhà máy", kiểm tra lần cuối chắc chắn thịt mát MEATDeli đưa ra thị trường không bị nhiễm mầm bệnh.
Toàn bộ quy trình sản xuất MEATDeli theo công nghệ thịt mát từ châu Âu và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Tổ hợp trang bị dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến do Marel - công ty hàng đầu thế giới về thiết bị mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Thịt được đóng gói bằng công nghệ Oxy - Fresh và được giữ ổn định từ 0 độ C đến 4 độ C từ nhà máy cho đến tay người tiêu dùng. Với công nghệ này, thịt mát MEATDeli lưu giữ tối đa chất dinh dưỡng, hương vị tươi ngon và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Với thịt mát, người mua có thể chế biến ngay mà không cần phải sơ chế hay rã đông như với thịt "nóng" hay thịt đông lạnh.
Gia đình người tiêu dùng mua thịt heo mát tại cửa hàng MEATDeli.
Với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng gắt gao, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thịt mát. MEATDeli quay lại thị trường là tín hiệu vui cho người tiêu dùng khi được đáp ứng nhu cầu mua thực phẩm sạch, và cũng là động thái tích cực giúp ổn định cung - cầu cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam.
Người mua có thể lựa chọn nhiều sản phẩm MEATDeli như lòng heo mát (tim, gan, cật), thịt vai, ba rọi, thịt xay, sườn sụn, xương ống, móng giò...
Theo giadinhvietnam
Dịch tả heo lan rộng, VN chi gần 24 triệu USD nhập thịt heo Tính đến 6-2019, tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con với trọng lượng gần 130.000 tấn, thiệt hại khoảng 3.600 tỉ đồng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi gần 24 triệu USD để nhập khẩu thịt heo, tăng hơn 670% lần so...