Tìm thấy món ăn giúp cơ thể đào thải chất béo nhanh chóng
Nghiên cứu mới của Mỹ tìm ra những tác động kỳ diệu lên hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế bài tiết chất béo tự nhiên của cơ thể, nếu bạn siêng ăn quả bơ.
Bài công bố trên Journal of Nutrition cho biết họ đã nghiên cứu chi tiết về những gì xảy ra trong đường ruột của 163 tình nguyện viên trưởng thành từ 25 đến 43 tuổi bị thừa cân, béo phì nhưng không mắc bệnh mạn tính nào.
Thêm quả bơ vào phần ăn hằng ngày sẽ rất tốt cho quá trình chuyển hóa thông qua việc làm khỏe mạnh hệ vi sinh vật đường ruột – Ảnh minh họa từ Internet
Tiến sĩ Hannah Holscher từ Đại học Illinois ở Ubarna Champaign (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trên Sci-News rằng họ đã tìm thấy sự cải thiện ngoạn mục về độ khỏe mạnh của hệ vi sinh vật đường ruột cũng như cơ chế bài tiết chất béo qua phân ở những người thường xuyên ăn bơ.
Video đang HOT
Các tình nguyện viên được nhận 157 g bơ/ngày đối với nam giới và 140 g bơ/ ngày đối với phụ nữ, suốt 12 tuần lễ. Họ được kiểm tra lại sau mỗi 4 tuần, và so sánh kết quả với nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy những người ăn bơ hằng ngày có lượng vi khuẩn đường ruột dồi dào hơn giúp phân hủy tốt chất xơ và tạo ra các chất chuyển hóa có lợi. Họ cũng bài tiết chất béo nhiều hơn qua phân, có thể do sự giảm axit mật, là những phân tử có chức năng hấp thụ chất béo.
Nghiên cứu này giúp giải thích cặn kẽ hơn nhiều nghiên cứu dạng quan sát trước đó cho thấy quả bơ liên quan đến sự trao đổi chất lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch và cân nặng.
Lưu ý khi dùng gói bột nêm trong mì ăn liền
Theo các chuyên gia, không nên sử dụng hết gói bột nêm trong mì ăn liền.
Mì ăn liền (mì gói) là món ăn phổ biến trong mọi gia đình, do chúng rất tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên, thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều người có thói quen bỏ hết gói bột nêm trong gói mì để dùng một lần. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn mì ăn liền là do rất nhiều người có thói quen bỏ hết gói bột nêm khi nấu mì. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong gói bột nêm đi kèm mì ăn liền rất cao, nếu tiêu thụ nhiều có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp.
Em Nguyễn Thành Kiên (sinh viên) cho biết: "mì ăn liền là món ăn khoái khẩu của em, hầu như ngày nào em cũng ăn do em không có thời gian nấu ăn, giá mì ăn liền cũng rất rẻ, rất phù hợp với túi tiền của sinh viên. Em có thói quen là mỗi khi nấu mì là bỏ tất cả các gói bột nêm có trong gói mì, vì nghĩ chắc nhà sản xuất cũng đã tính toán lượng gia vị phù hợp".
Chia sẻ với PLO, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Việc sử dụng mì ăn liền thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do trong một số loại mì sử dụng dầu để chiên, từ đó hàm lượng chất béo tăng lên, không có lợi cho sức khỏe.
"Trong một gói mì ăn liền thường kèm theo gói bột nêm, các nhà sản xuất mì thường sẽ để riêng gói bột nêm này để người tiêu dùng bỏ vào tùy theo khẩu vị. Thông thường nhà sản xuất thường cho lượng muối trong gói bột nêm là dư thừa, vì vậy không nên cho hết gói này vào trong tô mì" - PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Chung, Trưởng Khoa khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết: "một số loại mì, trong gói bột nêm ngoài muối còn có chất ngọt nhân tạo, chính vì thế chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều mì ăn liền. Ngoài ra, bản thân sợi mì lúc chế biến một số loại cho phụ gia vào để tạo độ dai và dẻo của sợi mì, nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe".
Gói bột nêm trong mì ăn liền chứa nhiều muối
Để có kết luận về tác hại của việc ăn nhiều muối, nhóm khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Kiến thức, thái độ của người dân TP.HCM về muối, tần suất sử dụng mì ăn liền và lượng muối trong sản phẩm" trong năm 2017. Nhóm khảo sát gồm các BS Vũ Quỳnh Hoa, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phạm Ngọc Oanh, Tạ Thị Lan, Trần Quốc Cường và cộng sự đã thực hiện khảo sát trên 487 người hiện sinh sống ở TP.HCM.
BS Vũ Quỳnh Hoa cho biết : "Lượng muối trung bình trong mỗi gói bột nêm đi kèm mì ăn liền là 4,3 g, gần tương đương nhu cầu khuyến nghị lượng muối mỗi ngày của người trưởng thành (5 g). Thế nhưng khi sử dụng mì ăn liền, chỉ có gần 39% người dùng không sử dụng hết gói bột nêm đi kèm. Còn lại hơn 61% sử dụng hết gói bột nêm. Điều này chứng tỏ đa số người dùng có thói quen ăn mặn, ngoài ăn mì gói trong ngày còn phải ăn thực phẩm khác có chứa muối. Do vậy lượng muối dung nạp trong người quá cao là yếu tố gây ra nhiều bệnh lý"
TRẦN NGỌC
Chìa khóa sức khỏe rẻ đến không ngờ: Gần 80% chức năng miễn dịch của cơ thể tồn tại ở đây Rất nhiều người đã bỏ qua cơ chế quan trọng này, từ đó làm suy giảm hiệu quả miễn dịch, để lại gánh nặng sức khỏe, cơ thể chịu tổn thương. Trong những năm gần đây, người ta nghiên cứu ra rằng: Hệ tiêu hóa quyết định 80% tình trạng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển não bộ. Điển...