Tìm thấy loài tắc kè quý hiếm được cho đã tuyệt chủng vào những năm 1990 ở châu Phi
Các nhà khoa học vừa tìm thấy quần thể tắc kè quý hiếm thuộc loài động vật cực kỳ nguy cấp, được cho là đã tuyệt chủng vào những năm 1990 vì nạn phá rừng lớn.
Tắc kè hoa lùn Chapman, tên khoa học là Rhampholeon chapmanorum, thuộc loài cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa.
Chúng có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ở Malawi Hills, miền nam Malawi – một quốc gia ở đông nam Châu Phi.
Loài tắc kè hoa lùn Chapman là một trong những loài tắc kè hoa quý hiếm nhất thế giới. Chúng có kích thước cơ thể chỉ dài 5,5cm.
Tắc kè hoa lùn chủ yếu có màu nâu nhưng có thể chuyển sang màu xanh lam và xanh lá cây khá đẹp với những chấm nhỏ trên khắp cơ thể và đó có thể là một cách thức chúng giao tiếp với nhau.
Video đang HOT
Các loài tắc kè hoa khác có thể cuồng loạn, rít và cắn, nhưng tắc kè hoa lùn Chapman thì hiền lành và xinh đẹp.
Nguy cơ tuyệt chủng của tắc kè hoa cao hơn nhiều so với mức trung bình 15% đối với loài bò sát cùng loại, với 34% loài tắc kè hoa được xếp vào loại bị đe dọa và 18% loài gần bị đe dọa.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh các bức ảnh vệ tinh hiện đại của khu rừng Malawi Hills với những bức ảnh được chụp vào những năm 1980 và ước tính rằng khu rừng đã suy giảm 80%.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định những khu vực mà tắc kè hoa vẫn có thể sinh sống và khảo sát chúng bằng cách đi bộ dọc theo những con đường mòn trong rừng vào ban đêm.
Họ tìm thấy 17 con tắc kè hoa trưởng thành trên hai khoảnh rừng ở Malawi Hills, và 21 con tắc kè hoa trưởng thành và 11 con non trong một khu vực gần Mikundi. Theo nghiên cứu, nhiều tắc kè hoa có thể tồn tại trong các khoảnh rừng khác mà nhóm không thể khảo sát.
Để ngăn chặn loài tắc kè hoa khỏi tuyệt chủng, cần ngay lập tức dừng việc phá rừng và phục hồi môi trường sống cho chúng.
Bất ngờ chuột đá quý hiếm đã bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước xuất hiện ở Việt Nam
Chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm, bất ngờ xuất hiện ở rừng Trường Sơn.
Loài chuột này được đặt tên là chuột "Trường Sơn" bởi chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn. Phát hiện này đã bổ sung cho danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae).
Trước đó, năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ này ở khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô (Khăm Muộn, Lào) có hình dạng loài chuột và đặt tên là chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Khi các nhà khoa học so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomyidae và khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Loài chuột đá tìm được tại ở xã Thượng Hóa, tỉnh Quảng Bình các nhà khoa học nhận thấy loài chuột này giống với loài chuột đá Lào. Sau đó, các nhà khoa học đặt đã tên cho loài chuột này là "Chuột Trường Sơn"
Chuột đá có chiều dài khoảng 26cm, sở hữu chiếc đầu tương đối lớn, tai tròn và mũi hình củ lạc
Thức ăn yêu thích của chuột đá là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng
Đây cũng là loài chuột đặc biệt khác lạ so với loài chuột thông thường khi chỉ mang thai một con duy nhất.
Chính vì sự đặc biệt của loài chuột này, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đã xây dựng các biện pháp bảo tồn đồng thời tuyên truyền vận động người dân địa phương không săn bắt chuột Trường Sơn.
Tê giác Sumatra quý hiếm chào đời ở khu bảo tồn Indonesia Chính phủ Indonesia mới đây công bố một chú tê giác Sumatra - loài được xếp vào mức cực kỳ nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, đã chào đời trong một khu bảo tồn tại Indonesia vào tuần trước. Hiện chỉ còn chưa tới 80 con tê giác Sumatra trên toàn thế giới. Ảnh: CNN/NLD Thuộc loài nhỏ nhất và nhiều lông...