Những bí ẩn về tượng Nhân sư vĩ đại cạnh Kim tự tháp Giza của Ai Cập
Với chiều cao gần 20m tính từ mặt đất đến đỉnh đầu và dài hơn 72m tính từ chân trước đến đuôi, tượng Nhân sư Vĩ đại là một trong những công trình điêu khắc cao lớn và lâu đời nhất thế giới.
Bức tượng Nhân sư Vĩ đại nằm cạnh Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. (Nguồn: Vietnam )
Với thân sư tử và khuôn mặt của một vị hoàng đế, bức tượng Nhân sư Vĩ đại đã trở thành một biểu tượng của Ai Cập cổ đại, truyền cảm hứng cho các bản sao trên khắp thế giới, từ Las Vegas, Nevada, đến Lan Châu, Trung Quốc.
Trong hàng nghìn năm, bức tượng cao lớn này đã nằm dưới chân các Kim tự tháp Giza. Tuy nhiên, nó đã có một thời gian dài hàng trăm năm bị cát sa mạc nhấn chìm khiến hầu như bị lãng quên…
Câu đố về Nhân sư
Ở Hy Lạp cổ đại, Nhân sư là một con quái vật có hình dáng đầu phụ nữ, mình sư tử với đôi cánh chim và sẽ giết bất kỳ ai không thể trả lời câu đố của nó.
Tuy nhiên, theo quan niệm của người Ai Cập, Nhân sư là một sinh vật nhân từ, đã bảo vệ các vị Pharaoh và đất nước Ai Cập.
Không giống như quái vật Hy Lạp, tượng Nhân sư Vĩ đại có đầu người và không có cánh. Những hình dáng khác về Nhân sư xuất hiện vào các thời đại khác nhau của Ai Cập cổ đại, trong khi cơ thể sư tử vẫn giữ nguyên, phần đầu lại thay đổi như đầu cừu đực, chó rừng, chim ưng và cá sấu.
Ai đã xây dựng Nhân sư?
Hai trong số những bí ẩn lớn nhất xung quanh tượng Nhân sư Giza là thời điểm nó được xây dựng và bởi ai.
Các học giả đã nhất trí tượng Nhân sư được xây dựng cách đây khoảng 4.500 năm, vào thời Vương quốc Ai Cập cổ đại khi các kim tự tháp vĩ đại được xây dựng.
Các nhà khảo cổ tin rằng tượng Nhân sư Vĩ đại được xây dựng vào thời Vương quốc Ai Cập cổ đại (khoảng 2575-2150 trước Công nguyên) bởi Pharaoh thuộc triều đại thứ Tư Khafre.
Tượng Nhân sư và những ngôi mộ khổng lồ này chắc chắn được kết nối với nhau khi người bảo vệ khổng lồ dường như ngồi ngay giữa hai Kim tự tháp, mỗi cái được dựng lên bởi một Pharaoh khác nhau.
Video đang HOT
Khufu, người trị vì vào khoảng năm 2.500 Trước Công nguyên, đã xây dựng Kim tự tháp vĩ đại và con trai ông là Khafre đã xây dựng lăng mộ nhỏ hơn một chút cho riêng mình.
Cũng vĩ đại như các Kim tự tháp, thông tin về những Pharaoh này rất ít ỏi. Các nhà khảo cổ đã phải cố gắng lý giải bí ẩn về người đã xây dựng tượng Nhân sư.
Cho đến nay, không có thông tin rõ ràng về công lao của Khufu hoặc Khafre trong việc xây dựng Nhân sư.
Giả thuyết phổ biến nhất, được các nhà Ai Cập học như Mark Lehner và Zahi Hawass đưa ra, là Khafre đã xây dựng tượng Nhân sư như một phần trong các dự án đồ sộ, bao gồm cả nơi an nghỉ của ông và quần thể đền thờ xung quanh.
Những học giả này đã nghiên cứu các cấu trúc khác nhau trong quần thể khu nghĩa địa của các pharaoh và nhận thấy vị trí của tượng Nhân sư trong sơ đồ Kim tự tháp và các ngôi đền của Khafre là phù hợp hơn cả, cho thấy những công trình này đã được lên kế hoạch cẩn thận và logic.
Các nhà nghiên cứu tin rằng bản thân tượng Nhân sư được chạm khắc từ một khối đá vôi khổng lồ, có khả năng lộ ra khi các công nhân đang khai thác những tảng đá lớn để xây dựng các ngôi đền gần đó.
Ở Vương quốc Ai Cập cổ đại, Nhân sư được tôn thờ và được coi như một phần của nghĩa địa linh thiêng Giza.
Tái sinh từ cát
Tuy nhiên, theo thời gian, bức tượng đã bị lãng quên bởi cát sa mạc đã vùi lấp toàn bộ tượng chỉ còn phần đầu Nhân sư nhô lên.
Bức tượng Nhân sư Vĩ đại đã bị bào mòn một phần do thời gian. (Nguồn: Flickr)
Vào cuối những năm 1790, khi quân đội của Hoàng đế Napoléon chiến đấu với quân đội Anh ở Ai Cập, vị hoàng đế Pháp đã lập tức say mê với lịch sử Ai Cập cổ đại và các di tích ở đây, bao gồm cả tượng Nhân sư.
Khi nhìn thấy bức tượng và các Kim tự tháp, Hoàng đế Napoléon đã thốt lên: “Hàng nghìn năm lịch sử đang coi thường chúng ta!”
Ai Cập cổ đại đã truyền cảm hứng cho những người theo Napoléon đến nỗi khi trở về Pháp, họ bắt tay vào việc tạo ra một bộ lưu trữ lịch sử đa dạng về Ai Cập cổ đại với các bản vẽ chi tiết về tất cả những điều họ đã chứng kiến tại đất nước này.
Sau đó, các cuộc khai quật Nhân sư bắt đầu được tiến hành nhưng tất cả những nỗ lực của các nhà khảo cổ đều không mấy thành công.
Đến tận năm 1817, nhà Ai Cập học người Italy, Giovanni Battista Caviglia mới bắt đầu có những thành tựu, qua đó vào cuối thế kỷ 19, người ta có thể nhìn thấy bộ ngực rộng và bàn chân đồ sộ của tượng Nhân sư.
Nhưng cuối cùng, chính sa mạc cát-”hung thủ” đã vùi chôn Nhân sư Ginza đã “chuộc lỗi” và đem bức tượng trở lại. Vào cuối những năm 1930, một trận bão cát đã cuốn toàn bộ cát đi và Nhân sư Cinza hoàn toàn lộ diện.
Sự xuất hiện trở lại sau hàng trăm năm bị chôn vùi dưới cát,khiến cho nhân loại bất ngờ và sửng sốt bởi kích thước khổng lồ của nó: cao gần 20m tính từ mặt đất đến đỉnh đầu và dài hơn 72m tính từ chân trước đến đuôi.
Đây chính là một trong những công trình điêu khắc cao lớn và lâu đời nhất thế giới với phần lớn tượng Nhân sư được chạm khắc trực tiếp từ một khối đá vôi khổng lồ.
Đầu của tượng Nhân sư mang một số biểu tượng của chế độ quân chủ Ai Cập cổ đại. Nhân sư mang chiếc mũ đội đầu bằng vải của các Pharaoh Ai Cập và được chạm khắc một con rắn hổ mang chúa ở trên trán.
Thời gian đã cướp đi chiếc mũi và bộ râu quý phái của tượng Nhân sư, nhưng những đặc điểm còn lại vẫn được xác định rõ ràng bất chấp thời gian xói mòn./.
Có phải Napoleon từng ngủ trong Đại kim tự tháp Giza hay không?
Trong số rất nhiều giai thoại hấp dẫn về Napoleon, có một câu chuyện kể rằng ông đã ở bên trong Đại kim tự tháp Giza.
Chuyến thám hiểm Ai Cập vĩ đại của Napoleon
Năm 1798, Napoleon dẫn đầu một cuộc viễn chinh quân sự quy mô lớn tới Ai Cập, được gọi là Chiến dịch Pháp tại Ai Cập và Syria. Chiến dịch này được thực hiện nhằm phá vỡ các tuyến đường thương mại của Anh và thiết lập ảnh hưởng của Pháp trong khu vực. Cùng với một nhóm các học giả, nhà khoa học và nghệ sĩ, Napoleon đã tìm cách làm sáng tỏ những bí ẩn của Ai Cập cổ đại và thu thập kiến thức về văn hóa, lịch sử và kho báu của nó.
Năm 1798, Napoleon đưa quân viễn chinh tới Ai Cập huyền bí (vốn là thuộc địa của đế quốc Anh lúc đó) nhằm mở rộng lãnh thổ phía Đông châu Phi. Cũng chính tại đây, phát hiện khảo cổ vĩ đại được tìm ra, giúp giải mã bảng chữ tượng hình (mà trước đó vẫn là câu đố hóc búa các nhà nghiên cứu khảo cổ): Đá Rosetta.
Trong chiến dịch Ai Cập của mình, quân đội của Napoléon đã "chạm trán" với những kỳ quan đầy cảm hứng của thế giới cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Giza. Những cấu trúc khổng lồ này được xây dựng làm lăng mộ cho các pharaoh, đã thu hút trí tưởng tượng của Napoléon và khơi dậy sự tò mò của ông về những bí mật mà chúng có thể nắm giữ. Chính trong thời gian này, câu chuyện về đêm của Napoleon bên trong Đại kim tự tháp Giza bắt đầu nổi lên.
Theo đó, vào đêm ngày 22 tháng 8 năm 1799, Napoleon đã mạo hiểm vào trung tâm của Đại kim tự tháp Giza. Cùng với một số người thân cận, ông được cho là đã dành vài giờ để khám phá các căn phòng mê cung và thậm chí ngủ bên trong cấu trúc vĩ đại này.
Trong chuyến viễn chinh này, vốn hiếu kỳ với những bí ẩn của Ai Cập huyền bí, Napoleon đã kết hợp viễn chinh và nghiên cứu khảo cổ khi tập trung nhiều nhà nghiên cứu, học giả và lập ra Học viện nghiên cứu Ai Cập.
Tuyên bố gây tranh cãi
Trong khi câu chuyện về đêm của Napoleon trong Đại kim tự tháp Giza đã ăn sâu vào đầu của nhiều người thì tính xác thực của nó vẫn là chủ đề tranh luận giữa các nhà sử học và học giả.
Một số người cho rằng câu chuyện là một sự bịa đặt hoặc tô điểm được tạo ra để nâng cao hình ảnh của Napoleon và gắn ông với các pharaoh của Ai Cập. Những người khác cho rằng có đủ bằng chứng để hỗ trợ cho câu chuyện này.
Một trong những bằng chứng quan trọng thường được trích dẫn ủng hộ câu chuyện là lời kể của Dominique Vivant Denon, một nghệ sĩ đi cùng đoàn thám hiểm của Napoleon. Hồi ký của Denon mô tả một đêm bên trong Đại kim tự tháp Giza, đề cập đến sự hiện diện của Napoleon và một số tùy tùng thân cận của ông. Tuy nhiên, những người hoài nghi cho rằng lời kể của Denon có thể đã bị ảnh hưởng bởi mong muốn đề cao sự vĩ đại của Napoleon.
Bất chấp sự hoài nghi, những lời khai và hồ sơ khác vào thời điểm đó đều cung cấp thêm bằng chứng cho tính xác thực của câu chuyện này. Một trong những lời kể như vậy là của đại tá Segur, người đã phục vụ trong quân đội của Napoleon và đã xác nhận tính xác thực của câu chuyện. Tuy nhiên, do bằng chứng hạn chế, các chi tiết cụ thể về đêm được cho là của Napoleon bên trong Đại kim tự tháp Giza vẫn còn là một bí ẩn.
Khi tới Đại kim tự tháp Giza, Napoleon đã quyết định qua đêm một mình tại một căn phòng bên trong Kim tự tháp Giza có tên là "Phòng vua" (King's Chamber) để trải nghiệm cảm giác huyền bí mà ông thường được nghe kể. Ngày hôm sau, người ta thấy mặt ông trắng bệch, thất thần, khi được hỏi ông chỉ lắc đầu mà không muốn nói nhớ lại bất cứ điều gì trong đêm đó. Nghiên cứu về nơi nằm ngủ ở căn phòng này, nó vốn là một tảng đá granit (tảng đá linh hồn) dường như có thể phát ra một điện trường có thể gây sốc nhẹ.
Bất kể tính chính xác về mặt lịch sử của câu chuyện, đêm được cho là của Napoleon ở Đại kim tự tháp Giza đã có tác động lâu dài đến văn hóa đại chúng và nhận thức về các kỳ quan cổ đại của Ai Cập. Câu chuyện thể hiện sự say mê và ngưỡng mộ của mọi người đối với các kim tự tháp và sức hấp dẫn bí ẩn của chúng. Nó cũng làm nổi bật tính biểu tượng gắn liền với các cấu trúc, đại diện cho quyền lực, sự chinh phục và mối liên hệ với quá khứ xa xôi.
Hành động ngủ bên trong Đại kim tự tháp Giza của Napoleon đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một số người coi đó là sự khẳng định táo bạo về quyền thống trị và một cuộc chinh phục mang tính biểu tượng đối với thế giới cổ đại của một nhà lãnh đạo quân sự hiện đại. Những người khác coi đó là biểu hiện lãng mạn hóa mong muốn của Napoleon được kết nối với sự hùng vĩ của các nền văn minh cổ đại và để lại dấu ấn của ông trong lịch sử.
Câu chuyện về đêm của Napoleon trong kim tự tháp vẫn tiếp tục thu hút trí tưởng tượng và thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa những người đam mê lịch sử. Dù là sự thật hay hư cấu, câu chuyện này mang đến cái nhìn thoáng qua về niềm đam mê của con người với những kỳ quan cổ đại và mong muốn kết nối với quá khứ.
Nhân vật còn nhiều bí ẩn trong số những điều đã được giải đáp về các triều đại Pharaoh Là những người đứng đầu của nền văn minh Ai Cập cổ đại trong khoảng thời gian kéo dài hàng nghìn năm, các vị vua Pharaoh cùng những người đẹp của mình luôn là đề tài được nhiều chuyên gia muốn khám phá. Trong số đó, nữ hoàng Neferneferuaten Nefertiti vẫn được coi là nhân vật còn nhiều bí ẩn nhất đối với...